Giỏ hàng

Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Phụ Nữ Có Thai Mắc Covid-19?

 

 

Hiện nay số ca mắc Covid vẫn tiếp tục tăng, trong đó có nhiều phụ nữ mang thai

1. Dấu hiệu phụ nữ mang thai mắc Covid

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 kéo dài như hiện nay, nỗi lo về dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến thai kỳ, có thể là những điều mà phụ nữ mang thai quan tâm nhất. 

Các dấu hiệu chứng tỏ phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 về cơ bản không có sự khác biệt so với những bệnh nhân không mang thai.

Thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là từ 5-7 ngày. Các dấu hiệu khởi phát bệnh bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sốt, kèm cảm giác gai lạnh

  • Ho khan hoặc ho có đờm

  • Mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, nhức mỏi toàn thân

  • Nghẹt mũi, sổ mũi

  • Có thể gặp triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc vào các thời điểm khác nhau trong quá trình nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, còn khá nhiều trường hợp phụ nữ mang thai mắc Covid không có triệu chứng. Vì thế để khẳng định bản thân có bị Covid hay không, bà bầu cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 như test nhanh kháng nguyên, kháng thể, test pcr…

2. Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Khi phụ nữ mang thai mắc Covid, nhiều người trở nên lo lắng vì các nguy cơ mà Covid có thể gây ra đối với sức khỏe người mẹ và thai nhi trong bụng.

Vậy Covid-19 có thể gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi?

2.1. Ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Theo các nghiên cứu thống kê thì phụ nữ mang thai bị Covid-19 có nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hơn những người mang bầu không nhiễm bệnh.

Các biến chứng có thể gặp trên thai nhi bao gồm; sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển hoặc thai chết lưu… Nguy cơ này càng tăng cao khi tuổi thai càng nhỏ, đặc biệt là phụ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non

2.2. Nguy cơ ảnh hưởng đến bà bầu

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, Covid-19 thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bà bầu.

Theo PGS.TS Trần Danh Cường Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, phụ nữ mang thai dễ gặp biến chứng nặng khi nhiễm Covid-19, nguyên nhân là vì:

  • Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm đáng kể.

  • Khi mang bầu, tử cung của phụ nữ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao do đó làm giảm dung tích phổi, gây cản trở quá trình hô hấp của bà bầu.

  • Khi mang thai, người mẹ sẽ có hiện tượng bị phù do cơ thể giữ nước. Điều này dẫn đến phù niêm mạc đường hô hấp trên, khiến nó dễ dàng bị tổn thương.

  • Ngoài ra bản thân người phụ nữ mang thai còn dễ gặp tính trạng biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tim mạch… 

Các yếu tố kể trên là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ gặp biến chứng nặng khi mắc Covid-19.

Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ bắt buộc phải can thiệp thở máy, ECMO… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bà bầu và thai nhi. 

3. Bà bầu mắc Covid khi nào nên nhập viện

Bà bầu cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C 

  • Thở nhanh, nhịp thở nông, số nhịp thở nhiều hơn 20 lần/phút.

  • Chỉ số SpO2 thấp hơn 95%, có cơn đau thắt ngực.

  • Môi và các đầu ngón chân tay tím tái

  • Da mặt xanh xao, chân tay lạnh.

  • Người bệnh ngủ li bì, khó đánh thức.

4. Phụ nữ có thai mắc Covid điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và sức khỏe của thai phụ nhiễm Covid-19 mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:

4.1. Điều trị Covid cho bà bầu tại nhà

Bà bầu nhiễm Covid được chỉ định điều trị tại nhà khi không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, sức khỏe thai phụ bình thường và không có bệnh nền kèm theo.

Trong quá trình điều trị Covid-19, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng, có thể đọc sách, nghe nhạc để thư giãn

Khi cách ly và điều trị tại nhà, mẹ bầu cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang và thay khẩu trang ít nhất 2 lần/ngày.

  • Rửa tay thường xuyên và khử khuẩn các vật dụng, bề mặt trong phòng như tay nắm cửa, mặt bàn, bồn cầu…

  • Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, nhất là khi có dấu hiệu sốt. Sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể từ 37-38 độ, sốt vừa là 38-39 độ. sốt cao khi 39-40 độ và sốt quá cao khi thân nhiệt cao trên 40 độ C.

  • Một số loại thuốc mà mẹ bầu có thể uống để hạ sốt bao gồm: Paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên không dùng ibuprofen cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Lưu ý mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng thuốc trước khi dùng.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, mẹ bầu có thể uống oresol để bù nước, bù điện giải, nhất là khi bị sốt hoặc tiêu chảy.

  • Chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua bữa ăn hàng ngày.

  • Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng trong thời gian điều trị bệnh, có thể ưu tiên các bài tập hít thở dành cho F0, giúp cải thiện và phòng ngừa triệu chứng khó thở, hụt hơi.

  • Nên thường xuyên theo dõi huyết áp và đường huyết của bà bầu trong quá trình điều trị Covid để phòng ngừa biến chứng nặng có thể xảy ra.

4.2. Điều trị Covid-19 tại bệnh viện bà bầu cần chuẩn bị gì?

Khi phát hiện các dấu hiệu trở nặng, bà bầu cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị, mẹ bầu nên chuẩn bị các vật dụng sau đây:

  • Khẩu trang y tế: Đây là vật dụng không thể thiếu, vì thế cần chuẩn bị đủ dùng ít nhất trong 10 ngày.

  • Kính chắn giọt bắn để giúp hạn chế sự lây nhiễm chéo

  • Nước rửa tay khô hoặc cồn sát khuẩn

  • Quần áo gọn nhẹ, đủ dùng trong 10-14 ngày

  • Đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt…

  • Tiền mặt đủ dùng và giấy tờ tùy thân.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, mẹ bầu sẽ được cấp thuốc điều trị hàng ngày. Vì thế hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ, đồng thời chủ động thông báo với cán bộ, nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Những trường hợp phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có triệu chứng nặng cần được điều tri tại các cơ sở y tế chuyên khoa

5. Phụ nữ mang thai và thai nhi có thể gặp biến chứng hậu Covid nào?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Sim, phụ trách Trung tâm Can thiệp Bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đã khẳng định việc điều trị khỏi Covid cho phụ nữ mang thai vẫn chưa phải là kết thúc.

Sau khi âm tính với Covid-19 các bà bầu vẫn có nguy cơ gặp các di chứng hậu Covid như tổn thương phổi, biến chứng tim mạch, hệ thần kinh…

Đặc biệt các di chứng này còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi, sau khi chào đời các bé có thể gặp nguy cơ khó thở, sốt nhẹ, tiểu cầu giảm, rối loạn nhịp tim, chức năng gan, thận bị ảnh hưởng…

6. Cách chăm sóc bà bầu nhiễm Covid-19

Khi phụ nữ mang thai mắc Covid-19, trong thời gian điều trị cần tuân thủ nguyên tắc sau đây: Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ; chăm sóc sức khỏe về cả thể chất và tinh thần. Có thể duy trì các sở thích lành mạnh của bản thân như đọc sách, nghe nhạc…

  • Ăn uống đầy đủ chất, chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt bà bầu nên bổ sung sắt và canxi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên không nên tăng cường quá mức các chất dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều đường và tinh bột. 

  • Bà bầu bị Covid nên uống từ 2,5 lít nước/ngày, nên ưu tiên uống nước ấm và uống từng ngụm nhỏ. Có thể thêm 1 đến 2 lát gừng, sả vào nước uống hàng ngày. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều gừng sả trong 1 ngày.

  • Cố gắng thư giãn, ngủ đủ giấc, suy nghĩ tích cực. Nếu bà bầu bị mất ngủ có thể sử dụng các loại thảo dược như tâm sen để dễ ngủ hơn.

  • Duy trì các thói quen, sở thích tích cực như nghe nhạc nhẹ nhàng, xem một bộ phim hoặc đọc cuốn sách mà mình yêu thích.

7. Một số thắc mắc khi bà bầu mắc Covid

Khi bà bầu mắc Covid-19, đa phần mọi người đều cảm thấy hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi phụ nữ mang thai nhiễm Covid:

7.1. Bà bầu mắc Covid, con sinh ra có được uống sữa mẹ không?

Nguy cơ lây truyền Covid-19 qua sữa mẹ là rất thấp, vì thế mẹ nhiễm Covid vẫn có thể cho con uống sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ không nên cho con bú trực tiếp mà hãy vắt sữa rồi nhờ người nhà cho trẻ ăn, để hạn chế sự tiếp xúc.

Ngoài ra sản phụ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa và trước khi chạm tay vào các bộ phận của máy hút sữa.

Nếu mẹ nhiễm Covid lựa chọn cho con bú trực tiếp, phải đeo khẩu trang và rửa tay trước mỗi lần cho con ăn. Đồng thời mẹ cần hạn chế nói chuyện, ho hoặc hắt hơi trong khi cho con ti sữa.

Virus Sars-CoV-2 không lây qua đường sữa mẹ, nên mẹ bị Covid vẫn có thể cho trẻ uống sữa mẹ

7.2. Thai phụ nhiễm Covid có lây sang con được không?

Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus Sars-CoV-2 không có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Vì đây là loại virus lây truyền qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu. Vì thế các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm rằng em bé trong bụng không bị nhiễm Covid từ mẹ.

7.3. Thai nhi có tự sản sinh kháng thể nếu mẹ mắc Covid

Khi phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19, cơ thể sẽ tự sản sinh các kháng thể chống lại virus Corona và tồn tại trong máu của người mẹ. Các kháng thể này có thể truyền cho trẻ qua nhau thai hoặc truyền qua sữa mẹ khi cho con bú.

Vì thế sau khi bà bầu nhiễm Covid, thai nhi trong bụng có thể tiếp nhận kháng thể chống lại Covid một cách thụ động. Tuy nhiên trẻ sinh ra vẫn có khả năng nhiễm bệnh nếu như có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết khi phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19. Nếu bạn hoặc có người thân mang thai bị nhiễm virus hãy chủ động liên hệ với bác sĩ sản khoa để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.

Một số sản phẩm cần thiết cho bà bầu, góp phần hỗ trợ đẩy lùi Covid và nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi bao gồm:
BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu

CALCI VITA - BDF 10Ml - Ống Uống Bổ Sung Calci Cho Người Lớn

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

 

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo