Giỏ hàng

Hướng Dẫn Cách Dùng Máy Đo Nồng Độ Oxy Máu Đơn Giản

Máy đo nồng độ oxy máu là một thiết bị cần thiết trong mùa dịch Covid-19

1. Máy đo oxy máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu đặc trưng bởi chỉ số SpO2 là lượng oxy lưu thông trong máu.  Hay nói cách khác chỉ số SpO2 là tỷ lệ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Các tế bào hồng cầu tiếp nhận oxy từ phổi và vận chuyển tới từng mô, tế bào trong cơ thể.

1.1. Ý nghĩa chỉ số oxy máu

Chỉ số nồng độ oxy máu (SpO2) là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và là một trong những dấu hiệu sinh tồn của con người, cùng với các chỉ số khác (mạch - huyết áp - nhịp tim - thân nhiệt).

Thang chỉ số Spo2 tiêu chuẩn cho cơ thể: 

  • Khi chỉ số SpO2 đạt từ 97 – 99%: Nồng độ oxy trong máu tốt.

  • Chỉ số SpO2 từ 94 – 96%: Nồng độ oxy trong máu ở mức trung bình, cần hỗ trợ thở thêm oxy.

  • Chỉ số SpO2 từ 90% – 93%: Nồng độ oxy trong máu ở mức thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị.

  • Chỉ số  SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu của suy hô hấp rất nặng.

  • Chỉ số SpO2 dưới 90%: Bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn cấp.

1.2. Máy đo oxy máu là gì?

Máy đo oxy máu (hay máy đo SpO2) là thiết bị đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim, giúp người dùng kịp thời phát hiện ra nồng độ bất thường của cơ thể và đưa ra cách xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe.

Máy đo nồng độ oxy giúp theo dõi mức độ bão hoà oxy trong máu động mạch một cách nhanh chóng mà không cần bất kỳ phương tiện xâm lấn nào.

Máy đo nồng độ oxy máu cho biết lượng oxy có trong tế bào hồng cầu

2. Hướng dẫn sử dụng máy đo oxy máu

Để kết quả kiểm tra nồng độ oxy máu được chính xác nhất, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Trước khi đo, bạn cần kiểm tra tổng quát tình trạng máy: Pin máy (nếu hết pin thì phải sạc hoặc thay pin mới), máy bật nên có hoạt động bình thường hay không.

  • Bước 2: Người dùng nên xoa ấm hai bàn tay trước khi kẹp thiết bị đo nồng độ oxy máu, để có kết quả chính xác hơn.

  • Bước 3: Mở máy đo ra, kẹp đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa vào khe máy, sao cho ngón tay chạm đến điểm cuối cùng của máy.

  • Bước 4: Khởi động máy bằng cách nhấn nút nguồn ở trên màn hình. Trong khi đo cần ngồi im không được cử động tay. Kết quả đo sẽ hiện lên màn hình sau vài giây.

  • Bước 5: Sau khi đo xong chỉ cần rút ngón tay ra và máy sẽ tự động tắt.

Trong một số trường hợp bạn cần lưu lại kết quả đo để chờ chỉ định của bác sĩ.

Khi thực hiện đo ngón tay phải chạm đến điểm cuối cùng của máy.

3. Cách đọc các chỉ số trên máy đo oxy

Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình điện tử, dưới dạng số và kí hiệu. Trong đó:

  • Nồng độ oxy trong máu:Hiển thị dưới dạng số ở vị trí có ghi chữ “SpO2”. Đơn vị đo là tỷ lệ phần trăm (%), phạm vi đo trong khoảng từ 0 - 100% và giá trị bình thường trong khoảng 98 - 100%.

  • Chỉ số mạch đập: Hiển thị dưới dạng số bên cạnh ký hiệu hình trái tim hoặc chữ PR. Đơn vị đo của mạch nhịp là số lần mạch đập trong một phút (lần/phút), phạm vi đo của chỉ số này trong khoảng 0 - 254 lần/phút. Giá trị bình thường của người lớn lúc nghỉ ngơi  nằm trong khoảng 60 - 100 lần/phút  

Các chỉ số hiện trên màn hình máy đo SpO2

4. Lưu ý khi sử dụng máy đo oxy

Máy đo SpO2 là một thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi, sử dụng dễ dàng, tuy nhiên người dùng cần lưu ý một số điểm sau đây khi sử dụng máy.

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo

  • Người dùng bị lạnh hoặc huyết áp thấp, vì thế các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân nên xoa ấm bàn tay trước khi đo.

  • Đo trong môi trường có ánh sáng trực tiếp, người bệnh nên thực hiện trong phòng yên tĩnh, thông thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

  • Người dùng có sơn  móng tay hoặc dùng móng giả.

  • Người bệnh cử động tay trong quá trình đo

4.2. Một số lưu ý khi sử dụng máy đo oxy máu

  • Mỗi loại máy đo SpO2 đều có một khoảng sai số nhất định, trong khoảng cho phép. Sai số của thiết bị đo thường dao động trong khoảng ± 2%.

  • Người bệnh gặp bất thường về nồng độ hemoglobin trong máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đo.

  • Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt hoặc đang sử dụng các thuốc gây tình trạng co thắt mạch máu nghiêm trọng, đang bị thiếu máu hoặc gặp tình trạng giảm tưới máu tới mô do choáng.

  • Người bệnh nên được ngồi nghỉ, thư giãn trong 5 phút trước khi đo.

4.3. Dấu hiệu khi nồng độ oxy trong máu giảm 

Nếu nồng độ oxy trong máu suy giảm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Màu sắc da trở nên xanh xao, nhợt nhạt

  • Khó thở, thở nhanh, thở khò khè kèm ho nhiều

  • Nhịp tim có thể thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn bình thường.

  • Trí nhớ giảm sút, hay quên, nhầm lẫn

Khi phát hiện các dấu hiệu này, kèm theo kết quả đo chỉ số SpO2 dưới 98% bạn cần thông báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn cách xử trí phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách sử dụng máy đo SpO2. Trong mùa dịch Covid-19 như hiện nay, bạn nên cân nhắc bổ sung một chiếc máy đo nồng độ oxy, nhằm kịp thời phát hiện tình trạng bất thường của bản thân hoặc người thân trong gia đình.

>>> XEM THÊM:  Máy đo nồng độ oxy máu SP02- X09

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo