Giỏ hàng

Cách Dùng Máy Đo Huyết Áp Cơ Liệu Có Khó Như Bạn Nghĩ?

Không phải ai cũng có thể nắm rõ được cách dùng máy đo huyết áp cơ 

1. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ tại nhà

Máy đo huyết áp cơ là loại thiết bị theo dõi huyết áp có từ khá lâu, với giá thành rẻ, độ bền cao và cho kết quả chính xác hơn các loại máy đo huyết áp điện tử. Vì thế, đây là loại máy đo huyết áp được các cơ sở y tế ưa chuộng sử dụng.

Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp cơ để kiểm tra huyết áp tại nhà, nhưng cần phải nắm rõ các bước tiến hành sau:

1.1. Chuẩn bị trước khi đo huyết áp:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo cần thiết: ống nghe và bộ dụng cụ của máy đo huyết áp cơ.

  • Người cần đo huyết áp nằm ở thẳng, thả lỏng, hai tay duỗi thẳng theo thân người hoặc đo ở tư thế ngồi, người cần đo ngồi ngay ngắn trên ghế có tựa lưng, tay đo huyết áp để lên bàn cao hơn ngực.

1.2.  Các bước tiến hành đo huyết áp:

  • Người cần đo huyết áp, vén tay áo lên cao để lộ vùng bắp tay cần đo.

  • Đặt phần loa của ống nghe lên động mạch cánh tay, sau đó quấn vòng bít lên trên, sao cho mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay khoảng 2,5 – 5 cm. Chú ý quấn vòng bít vừa phải, không nên quấn quá chặt.

  • Bóp quả bóp cao su liên tục để đưa hơi vào vòng bít, tạo ra áp lực tác động lên động mạch cánh tay. Cho đến khi không còn nghe thấy tiếng mạch đập nữa thì bơm thêm 20-30mmHg.

  • Mở van xả hơi, sao cho tốc độ hơi chậm rãi, từ từ đồng thời chú ý lắng nghe tiếng mạch đập.

  • Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng, số chỉ trên đồng hồ đo chính là chỉ số huyết áp tâm thu. Tiếng mạch đập sẽ to dần và rõ hơn trong suốt quá trình xả hơi. Khi tiếng đập nhỏ dần và mất hoàn toàn, bạn cần nhanh chóng quan sát đồng hồ, số chỉ trên đồng hồ lúc này là huyết áp tâm trương.

  • Ghi là chỉ số huyết áp vừa đo được để thuận tiện cho quá trình theo dõi sức khỏe huyết áp.

Bảng đối chiếu kết quả chỉ số huyết áp đo được với các mức độ tăng huyết áp

Cách sử dụng máy huyết áp cơ học khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn hoặc nếu không cần phải tập luyện nhiều lần theo các bước trên.

2. Những lưu ý khi đo huyết áp

Vì máy đo huyết áp cơ là thiết bị đo huyết áp khá phức tạp đối với người chưa có kinh nghiệm, nhưng nếu thực hiện đúng quy trình sẽ có kết quả chính xác với độ tin cậy cao.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp cơ, để kết quả đo luôn chính xác.

2.1. Những lưu ý trước khi đo

  • Nên đo huyết áp vào các khoảng thời gian cố định trong ngày, có thể là buổi sáng sau khi ngủ dậy 30 phút, trước khi ăn sáng hoặc buổi chiều sau bữa ăn nhẹ.

  • Trước khi tiến hành đo, người cần kiểm tra huyết áp nên thư giãn và nghỉ ngơi ít nhất 5 phút.

  • Không đo huyết áp cho người vừa vận động, đang nóng giận hoặc người vừa uống rượu bia, các chất kích thích.

  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, không mặc quần áo bó, có phần ống tay áo chật.

  • Đối với người mắc bệnh tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch… nên kiểm tra huyết áp thế đứng từ 3-6 tháng/lần, để tránh nguy cơ bị hạ huyết áp thế đứng.

2.2. Lưu ý trong khi đo huyết áp

Trong khi đo huyết áp, bạn cần lưu ý các điều sau để kết quả đo luôn chính xác:

  • Trong khi đo, vòng bít luôn để ngang tim

  • Nếu đo huyết áp ở tư thế ngồi, bạn cần ngồi thẳng trên ghế có tựa lưng, hai chân đặt song song trên mặt đất, không ngồi vắt chéo chân hoặc ngồi cong lưng.

  • Đo ở tư thế nằm, bạn nên nằm thẳng, thả lỏng, tay đặt thoải mái, có thể để dọc theo cơ thể.

  • Trong khi đo bạn cần thả lỏng cơ thể, không nói chuyện, cười đùa hoặc xúc động mạnh

Các tư thế đúng khi đo huyết áp mà bạn cần lưu ý

2.3. Lưu ý sau khi đo huyết áp 

  • Kết quả huyết áp đo được, bạn nên ghi lại vào một cuốn sổ để tiện cho quá trình theo dõi sau này, cũng như để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.

  • Nếu cần phải đo lại lần hai, người cần đo phải được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút. 

  • Nếu kết quả huyết áp giữa 2 lần đo chênh hơn 10 mHg, cần để người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, sau đó đo lại. Kết quả huyết áp là giá trị trung bình của 3 lần đo.

3. Hướng dẫn cách bảo quản máy đo huyết áp cơ học

Mặc dù máy đo huyết áp có độ chính xác và độ bền cao, nhưng 2 yếu tố này còn phụ thuộc vào cách sử dụng và bảo quản máy. Để đảm bảo được tuổi thọ và độ chính xác của máy đo huyết áp cơ, bạn cần thực hiện các hướng dẫn sau đây:

  • Sử dụng máy đúng theo quy trình hướng dẫn trên hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo kết quả đo luôn chính xác.

  • Vệ sinh định kỳ các bộ phận của máy, dùng khăn mềm lau khô để tránh bụi bẩn bám vào các chi tiết bên trong máy.

  • Hiệu chỉnh đồng hồ đo định kỳ bằng cách chỉnh kim đồng hồ chỉ đúng số 0 để hạn chế sai số.

Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp - Cần theo dõi và kiểm tra huyết áp thường xuyên

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách dùng máy đo huyết áp cơ. Mặc dù, máy đo huyết áp cơ sử dụng hơi phức tạp nhưng nếu biết cách sử dụng thì đây là một thiết bị đo huyết áp tuyệt vời, với giá thành rẻ, độ chính xác cao hơn máy đo huyết áp điện tử và có tuổi thọ lâu dài. 

Hy vọng bài viết này đã đem lại các thông tin hữu ích cho bạn, nhất là người còn băn khoăn khi sử dụng máy đo huyết áp cơ.

>>> Xem thêm:

* Huyết Áp Kế 500-C3 ALPK2

Huyết Áp Kế 500V- ALPK2

Huyết Áp Điện Tử K2-1701 ALPK2

Máy Đo Huyết Áp Đeo Bắp Tay K2-1802-ALPK2

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo