Giỏ hàng

Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Điều Mẹ Cần Biết

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những loại xét nghiệm thường quy được thực hiện cho phụ nữ có thai. Trong giai đoạn này, thai phụ dễ gặp phải những biến đổi sinh lý bất thường, gây nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé trong khi mang thai và sau sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên trang bị những kiến thức cơ bản về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có bước chuẩn bị phù hợp nhất cho bản thân mình. 

Tại sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nó xảy ra khi cơ thể thai phụ không thể sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng glucose (đường) trong máu ở mức vừa đủ. Tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như: 

  • Em bé phát triển quá lớn gây khó sinh; dễ bị sinh non hoặc bác sĩ buộc phải chỉ định mổ trước ngày dự sinh. 

  • Thai phụ có thể bị cao huyết áp và tiền sản giật. Đây là biến chứng sản khoa nghiêm trọng có thể khiến người bệnh đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. 

  • Em bé có thể bị hạ đường huyết khi chào đời, sau này sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.

Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bài kiểm tra bắt buộc với phụ nữ có thai để phát hiện bệnh sớm và có hướng xử trí phù hợp, tránh rủi ro không mong muốn cho mẹ và bé. 

Khi nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tầm soát tiểu đường từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ đối với tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định làm kiểm tra sớm hơn. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:

  • Trên 35 tuổi

  • Béo phì (được định nghĩa là chỉ số BMI trước khi mang thai lớn hơn 30)

  • Dân tộc thổ dân, châu Phi, châu Á, gốc Tây Ban Nha hoặc Nam Á

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh gai đen (acanthosis nigricans)

  • Sử dụng corticosteroid trong thời kỳ mang thai 

  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước 

  • Đã từng sinh em bé với cân nặng khi chào đời trên 4kg. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở Việt Nam có 3 loại chính là: 

Xét nghiệm chỉ số HbA1c

HbA1c là một xét nghiệm máu đơn giản. Thai phụ sẽ được làm xét nghiệm chỉ số HbA1c ở lần xét nghiệm máu trước sinh đầu tiên. Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ được ăn uống bình thường và có thể ra về ngay sau khi tiến hành xét nghiệm xong. 

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 4–6 tuần qua. Nó đo lường phần trăm hemoglobin - một loại protein trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và được bao phủ bởi đường (glycated). Mức HbA1c cao có nghĩa là có nhiều đường lưu thông trong cơ thể, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trong thai kỳ.

Nếu xét nghiệm HbA1c cho kết quả mắc bệnh tiểu đường, thai phụ sẽ được khuyến nghị làm xét nghiệm này một lần nữa vào 3 tháng sau sinh để kiểm tra xem lượng đường trong máu đã trở lại bình thường hay chưa.

Xét nghiệm dung nạp đường (glucose) 

Nếu thai phụ không có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống ở tuần thai 24 đến 28. Thử nghiệm này đo lường khả năng dung nạp đường của cơ thể thai phụ. Thai phụ có thể làm xét nghiệm này tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trong xét nghiệm dung nạp đường, thai phụ sẽ được yêu cầu uống một lượng đồ uống chứa khoảng 50g đường. Sau 1 giờ, điều dưỡng tiến hành lấy máu để kiểm tra lượng đường huyết. 

Nếu lượng đường trong máu  đạt giá trị 140mg / dL (7,8 mmol / L) hoặc hơn, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và cần làm thêm xét nghiệm đường huyết lúc đói để xác định. Nếu lượng đường trong máu cho kết quả vượt quá 200 mg / dL (11,14 mmol / L), thai phụ gần như chắc chắn đã bị tiểu đường thai kỳ. 

Xét nghiệm đường huyết lúc đói 

Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c hoặc xét nghiệm dung nạp đường cao, thai phụ sẽ cần làm thêm xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm này sẽ xác nhận chắc chắn bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Thử nghiệm này được thực hiện khi bụng đói, vì vậy thường được tiến hành vào buổi sáng. Thai phụ không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm. 

Các bước tiến hành của xét nghiệm đường huyết lúc đói: 

  • Thai phụ được yêu cầu uống một cốc nước có chứa khoảng 75g đường 

  • Sau 1 tiếng và 2 tiếng, thai phụ sẽ được lấy máu để kiểm tra chỉ số đường huyết. 

Nếu kết quả chỉ số đường huyết sau 2 giờ lớn hơn 153 mg / dL (8,5 mmol / L), thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu? Giá bao nhiêu

Hiện nay, bạn có thể đi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở các bệnh viện lớn trên toàn quốc. 

Bảng giá tham khảo cho dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: 

  • Xét nghiệm chỉ số HbA1c: 150.000đ

  • Xét nghiệm dung nạp đường (glucose): 80.000đ 

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 250.000đ 

Những điều cần làm khi bị tiểu đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, người bệnh cần áp dụng một số điều chỉnh trong lối sống để kiểm soát đường huyết về ngưỡng mục tiêu. Những điều thai phụ cần làm bao gồm: 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Thai phụ cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập được chế độ ăn lành mạnh. Nó cần đảm bảo được 2 yếu tố: Giải quyết được bệnh tiểu đường, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

Tổng lượng calo cần bổ sung hàng ngày sẽ phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng hiện có của thai phụ. Với phụ nữ có cân nặng trung bình, lượng calo cần mỗi ngày là khoảng 2.200 đến 2.500 calo. Nếu thừa cân, con số này có thể giảm xuống còn 1800 calo. 

Một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ: 

  • Nên có 10-20% lượng calo từ các nguồn protein như thịt, pho mát, trứng, hải sản và các loại đậu

  • Nên ít hơn 30% lượng calo từ chất béo

  • Nên ít hơn 10% calo chất béo từ chất béo bão hòa

  • 40% calo còn lại từ carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, trái cây và rau xanh. 

Tập thể dục nhiều hơn

Rèn luyện thể chất là yêu cầu bắt buộc khi bị tiểu đường thai kỳ. Luyện tập 15-30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, nhờ vậy tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. 

Một số bài tập phù hợp cho thai phụ là đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên 

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, người bệnh cần đi khám định kỳ hoặc tốt nhất là tự trang bị máy đo đường huyết tại nhà. Việc tự đo chỉ số đường huyết trước và sau các bữa ăn sẽ giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển bệnh tốt hơn. 

Dùng thuốc kiểm soát đường huyết 

Nếu chế độ ăn uống và luyện tập không đủ để kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc hạ đường huyết đường tiêm/ uống cho người bệnh. Do phụ nữ có thai là đối tượng khá nhạy cảm nên cần dùng thuốc thận trong theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Dùng sản phẩm hạ đường huyết nguồn gốc tự nhiên 

Để giảm đường huyết an toàn mà không phải dùng thuốc, các biện pháp từ thiên nhiên như dây thìa canh là lựa chọn đáng cân nhắc. Hiệu quả của dây thìa canh đã được chứng minh qua thực tế sử dụng từ cách đây hàng trăm năm và qua kiểm chứng khoa học hiện đại. 

Viên tiểu đường Hebamic với thành phần chính là cao khô cành và lá thìa canh chính là giải pháp hạ đường huyết hữu ích với những người đang mắc tiểu đường thai kỳ. So với các sản phẩm khác trên thị trường, Hebamic có nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Chuẩn dược liệu: Được sản xuất từ cây thìa canh nổi tiếng với tác dụng hạ đường huyết. Dược liệu được trồng tại vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO không tạp nhiễm, không hóa chất, không thuốc trừ sâu. 

  • Chuẩn hàm lượng: Lượng dược liệu có trong sản phẩm được định chuẩn là 400mg - hàm lượng theo đúng các nghiên cứu y khoa quốc tế. Hàm lượng này cao gấp 3 lần so với các sản phẩm khác ngoài thị trường, giúp khẳng định chất lượng ưu việt của Hebamic. 

  • Chuẩn hoạt chất: Acid Gymnemic - thành phần chính quyết định hiệu quả được chiết tách và đo lường chuẩn với nồng độ 25% trong từng đơn vị sản phẩm, giúp ổn định chất lượng sản phẩm. 

Chỉ cần sử dụng 2 viên tiểu đường Hebamic mỗi ngày, đường huyết sẽ được duy trì ổn định. Không chỉ vậy, Hebamic còn được chứng minh hiệu quả tuyệt vời trong việc làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. 

Bài viết cung cấp những thông tin cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Trong thời gian mang thai, bạn nên định kỳ đi khám và thực hiện xét nghiệm này để được chắc chắn cả mẹ và bé đều đang phát triển khỏe mạnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

Xem thêm:

3 BIỂU HIỆN TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ MẸ CẦN BIẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

 

Sản phẩm đã xem

Zalo