Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Ăn Bắp (Ngô) Là Lợi Hay Hại? Ăn Sao Cho Đúng?

Bắp (ngô) là thực phẩm khá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày, bắp thường được dùng làm bữa sáng, bữa phụ hoặc nguyên liệu nấu ăn cho bữa chính. Với người bệnh tiểu đường, do phải kiểm soát chế độ ăn rất nghiêm ngặt nên việc ăn bắp lại trở thành mối băn khoăn. Vậy bệnh tiểu đường có ăn bắp được không? - Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải qua bài viết sau đây.

I. Hàm lượng dinh dưỡng và lợi ích của bắp (ngô) 

Bắp là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Bắp chứa hàm lượng carbohydrate ở mức trung bình. Một bắp ngô trừ bỏ lõi thì còn khoảng 100-102 gam bắp. Theo nghiên cứu khoa học, cứ 100 gam bắp lại chứa khoảng 17 gam carbohydrate. Lượng carbohydrate này được tạo thành từ khoảng 2 gam chất xơ và 6.26 gam đường. So với các loại thực phẩm khác. giá trị carbohydrate của ngô ở mức trung bình. Nó giúp cung cấp nguồn carbohydrate lành mạnh ngay lập tức để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. 

Hàm lượng chất xơ của bắp khá cao, có lợi cho việc cân bằng lượng đường trong máu. Cụ thể, chất xơ giúp kiểm soát giải phóng đường trực tiếp vào máu, giữ cho đường huyết ở mức ổn định, không bị tăng cao đột ngột. 

Một trong những ưu điểm tốt nhất của bắp là có rất ít chất béo. 100 gam bắp chỉ có khoảng 1.35 gam chất béo. Hàm lượng chất béo là yếu tố quan trọng khi lựa chọn thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường. Do có ít chất béo, bắp có lợi cho sức khỏe tim mạch của người bệnh tiểu đường. 

Ngoài các thành phần trên, bắp còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Một số cái tên nổi bật là: 

  • Protein: 3.27g/ 100g bắp 

  • Magie: 37 mg/100g bắp

  • Kali: 270mg/ 100g bắp 

  • Các khoáng chất khác: mangan, phospho, kẽm, đồng, sắt, cholin, natri, selen, canxi 

  • Các vitamin: A, C, folate, B1, B2, B3, B5, B6, K, E 

Giá trị calo tổng thể trong 100g bắp là 86. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng giá trị này để tính toán khẩu phần ăn hàng ngày hợp lý nhất. 

Dựa trên những thành phần dinh dưỡng đa dạng trên, có thể thấy những lợi ích to lớn khi ăn bắp hàng ngày: 

  • Bắp giàu chất xơ nên cho quá trình trao đổi chất diễn ra lành mạnh và hiệu quả. Chất xơ cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và rối loạn khác trên hệ tiêu hóa. 

  • Bắp có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì nó là nguồn cung cấp sắt, vitamin B12 và axit folic dồi dào.

  • Bắp có nhiều bioflavonoid và carotenoid giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.

  • Bắp có axit béo omega-3 có vai trò duy trì sức khỏe tim mạch. Đây là thành phần được biết đến với tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

  • Bắp bổ sung nhiều vitamin A, đem lại lợi ích to lớn trong phòng ngừa và hỗ trợ xử lý các bệnh về mắt. 

  • Ngoài ra, bắp cũng được nghiên cứu về tác dụng cải thiện lưu thông máu đến da và da đầu. Nhờ vậy, nó giúp tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa lão hóa da sớm

II. Bệnh tiểu đường ắp bắp (ngô) được không? 

Theo các nghiên cứu khoa học, bắp là thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường nhờ có chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) thấp.

Chỉ số đường huyết là thước đo lượng đường trong một loại thực phẩm cụ thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào. Dựa trên giá trị này, người ta có thể dự đoán rằng cơ thể bệnh nhân tiểu đường sẽ có phản ứng như thế nào khi ăn uống loại thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 100 và chia làm 3 mốc: 

  • Chỉ số đường huyết thấp (an toàn cho bệnh nhân tiểu đường): từ 0 đến 55. 

  • Chỉ số đường huyết trung bình (an toàn khi dùng với số lượng vừa phải): từ 55 đến 69

  • Chỉ số đường huyết cao (không an toàn cho bệnh nhân tiểu đường): từ 70 trở lên

Chỉ số đường huyết của bắp là 52 - ngưỡng an toàn để người bệnh tiểu đường yên tâm lựa chọn. Con số này cho thấy bắp không gây bất kỳ tác động nào làm tăng đột biến lượng đường trong máu. 

Cùng với chỉ số đường huyết GI, người bệnh tiểu đường cũng quan tâm nhiều đến tải lượng đường huyết GL. Tải lượng đường huyết tập trung đánh giá ảnh hưởng của một khẩu phần thức ăn cụ thể tới cơ thể của người bệnh. Do đó, nó được coi là cách đánh giá chính xác hơn vì có tính đến lượng thực phẩm người bệnh sử dụng. 

Giống với chỉ số đường huyết, tải lượng đường huyết cũng được đo trên thang điểm và phân chia thành 3 cấp độ. 

Công thức tính tải trọng đường huyết: GL = (Carb(g) x GI) /100

 Ba cấp độ đánh giá tải trọng đường huyết: 

  • Tải lượng đường huyết thấp (an toàn cho bệnh nhân tiểu đường): từ 0 đến 10 

  • Tải lượng đường huyết trung bình (an toàn khi dùng với số lượng vừa phải): từ 11 đến 19

  • Tải lượng đường huyết cao (không an toàn cho bệnh nhân tiểu đường): từ 20 trở lên 

Tải lượng đường huyết của bắp là 15, nằm trong ngưỡng trung bình. Con số này cho người bệnh tiểu đường biết rằng bắp là thực phẩm an toàn nhưng nên ăn với số lượng vừa phải. Đây là điều cần thiết để ngăn ngừa bất kỳ rủi ro nào đối với chỉ số đường huyết của người bệnh. 

III. Cách ăn bắp (ngô) tốt nhất cho sức khỏe người bệnh tiểu đường 

Khẩu phần tiêu chuẩn của bắp cho người bệnh tiểu đường là ½ chén. Nó tương đương với số hạt bắp trên một bắp ngô nhỏ. Khẩu phần này chứa khoảng 72 calo và 15 gam carbohydrate.

Cách tốt nhất để ăn bắp là luộc, hấp hoặc nướng. Các kiểu chế biến này giúp giữ nguyên dinh dưỡng, hương vị của bắp. 

Để tăng thêm hương vị cho bắp, có thể trộn thêm một thìa cà phê dầu ô liu và một lượng muối vừa phải. Ngoài ra, có thể dùng bắp như một thành phần của món salad, súp và món hầm. 

IV. Những điều cần lưu ý thêm để kiểm soát đường huyết hiệu quả

Chế độ ăn đóng một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bên cạnh việc tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau để kiểm soát đường huyết hiệu quả nhất: 

  • Tuân thủ dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. 

  • Kết hợp điều trị các bệnh lý nền mắc kèm (nếu có).

  • Luyện tập thể chất để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai.

  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn. 

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên là giải pháp mới được ngày càng nhiều người áp dụng hiện nay. Nhờ thành phần chính là chiết xuất thảo dược, các sản phẩm này cho hiệu quả cao, đồng thời an toàn, lành tính, giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc và hóa chất. Viên thìa canh Hebamic là một trong những cái tên nổi bật của dòng sản phẩm này. Đáp ứng tiêu chí 3 chuẩn, viên thìa canh Hebamic có những ưu điểm vượt trội: 

  • Chuẩn dược liệu: Dược liệu thìa canh được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bộ phận sử dụng là cành và lá - nơi có hàm lượng hoạt chất cao nhất của cây thìa canh.  

  • Chuẩn hàm lượng: Hàm lượng thìa canh trong mỗi viên Hebamic là 400mg, Đây là hàm lượng chuẩn theo các nghiên cứu khoa học quốc tế, giúp đảm bảo tác dụng tối ưu của thìa canh. 

  • Chuẩn hoạt chất: Hoạt chất acid gymnemic có tác dụng chính và được duy trì ở ngưỡng 25% trong mọi viên Hebamic. Nhờ đó, tác dụng kiểm soát đường huyết của Hebamic ổn định trong từng lô sản phẩm, không phụ thuộc vào chất lượng dược liệu. 

Viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo 285.000đ/ hộp 60 viên. Chỉ cần 2 viên mỗi ngày, mức đường huyết của người bệnh được kiểm soát ổn định, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh nguy hiểm. 

Bắp (ngô) là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cho bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể yêu tâm thêm bắp vào chế độ ăn hàng ngày, nhưng nên lưu ý ăn với lượng vừa phải. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800 888 677.

Xem thêm:

4 LỢI ÍCH KHÔNG THỂ BỎ QUA CỦA QUẢ BƠ VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 

Sản phẩm đã xem

Zalo