Mách Bạn Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao, bắt đầu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý đúng cách, hầu hết thai phụ sẽ sinh con khỏe mạnh mà không gặp bất kỳ biến chứng nào. Để đạt được mục tiêu này, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn xác nhất, giúp bạn kiểm soát đường huyết về ngưỡng mục tiêu.
I. 8 Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
1. Chọn carbohydrate (carbs) lành mạnh hơn
Tất cả các loại carbohydrate đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy bạn cần biết thực phẩm nào chứa nhiều carbohydrate để tính toán khẩu phần ăn hợp lý.
Khi ăn uống, loại và lượng carbs tạo ra sự khác biệt đối với lượng đường trong máu. Trong đó, số lượng carbs tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Vì vậy, để giảm ảnh hưởng của carbs lên chỉ số đường huyết, cần giảm kích thước khẩu phần carbs trong chế độ ăn.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường thai kỳ nên áp dụng các mẹo sau đây để chuyển đổi dần sang chế độ ăn carbs lành mạnh hơn:
Thay cơm gạo trắng thành cơm gạo lứt.
Thay bánh mì trắng bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh bột mì nguyên cám, bánh mì đen, bánh mì hạt lanh hoặc hạt bí ngô.
Thay bánh chapati và bánh roti làm bằng bột mì trắng bằng bánh mì làm từ bột mì nguyên cám.
Thay khoai tây chiên và khoai tây nghiền thành mì ống nguyên hạt, khoai tây nướng hoặc khoai lang.
Một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate lành mạnh khác là:
Hoa quả
Rau
Các loại đậu như đậu gà, đậu xanh và đậu lăng
Sữa chế biến như sữa chua không đường. Nếu bạn đang sử dụng sữa không qua chế biến, cần kiểm tra xem loại sữa này có chứa đường, có được bổ sung vitamin và khoáng chất hay không.
2. Cắt giảm lượng đường
Cắt giảm đường trong chế độ ăn là một điều khá khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu ăn kiêng. Vì vậy, người bệnh không cần loại bỏ đường hoàn toàn mà nên khởi đầu từ những thay đổi nhỏ sau đây:
Đổi đồ uống có đường, nước tăng lực và nước ép trái cây thành nước lọc, sữa tách béo hoặc nước trà.
Sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo (có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo) thay vì sử dụng đường truyền thống.
Ăn ít thức ăn có đường như bánh ngọt, socola, kem và bánh quy.
Nhận biết các tên khác của đường trên nhãn thực phẩm. Đó là sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, mật ong, đường nghịch chuyển, siro… Bạn nên đọc kỹ hàm lượng các thành phần này để tránh chọn phải thực phẩm chứa quá nhiều đường.
3. Tối ưu kích thước khẩu phần ăn hàng ngày
Người bệnh tiểu đường thai kỳ cần áp dụng những khuyến nghị về kích thước khẩu phần carbohydrate ở trên. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Đồng thời, nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về hành trình tăng cân phù hợp với riêng bạn. Kích thước khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp cân nặng của bạn được kiểm soát chặt chẽ trong mỗi giai đoạn của thai kỳ.
4. Thay đổi lựa chọn cho bữa ăn phụ
Nếu bạn cần ăn bữa phụ khi bị tiểu đường thai kỳ, hãy đổi bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên giòn và sô cô la thành:
Sữa chua không đường hoặc ít đường
Các loại hạt không ướp muối
Trái cây và rau
Đây là những nhóm thực phẩm lành mạnh, an toàn cho người tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là được ăn bao nhiêu tùy thích. Vì vậy, bạn cũng cần quan sát kích thước khẩu phần bữa phụ này để tránh ăn quá nhiều, ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số đường huyết.
5. Hiểu về chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo mức độ ảnh hưởng của thực phẩm có chứa carbs đến lượng đường trong máu sau khi ăn. Một số thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường nhanh chóng nên có chỉ số GI cao. Ngược lại, một số khác mất nhiều thời gian hơn để tác động đến lượng đường trong máu nên được xếp vào nhóm có GI thấp.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên ăn những loại tinh bột có chỉ số GI thấp hơn với phân lượng vừa đủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ nhãn thực phẩm và đưa ra lựa chọn lành mạnh.
6. Quản lý cân nặng
Nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, thai phụ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe và bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp để thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hay đạt mục tiêu giảm cân. Vì vậy, quản lý cân nặng trong thời kỳ mang thai đồng nghĩa với việc xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để tránh tăng cân quá nhiều. Điều này giúp đường huyết nằm ở phạm vi an toàn, giảm thiểu các ảnh hưởng của tiểu đường lên sức khỏe của mẹ và bé.
Sau khi sinh con, bạn cũng cần tiếp tục lối sống lành mạnh để duy trì cân nặng phù hợp. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ ở các lần mang thai sau này hoặc khi bước sang tuổi tiền mãn kinh.
7. Ăn nhiều cá hơn
Cố gắng ăn cá thường xuyên vì nó tốt cho bạn và sự phát triển của thai nhi. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng là nên ăn ít nhất hai lần một tuần. Trong đó, nên bao gồm ít nhất một phần cá béo như cá thu, cá mòi, cá hồi hoặc cá trích. Cá béo cung cấp nhiều vitamin A và D, rất giàu omega-3 nên đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy vậy, không nên ăn quá 280g loại các này mỗi tuần vì nó cũng chứa một hàm lượng nhỏ chất độc tố.
Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập và cá cờ xanh. Cá ngừ cũng chứa hàm lượng thủy ngân tương đối cao, nên cũng cần được ăn trong giới hạn nhất định.
II. Thực đơn mẫu cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Một số món ăn bổ dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ:
1. Bữa ăn sáng
Một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt với sữa tách bơ một phần
2 lát bánh mì nướng nguyên hạt với sốt ít béo không bão hòa
Sữa chua và trái cây ít béo, ít đường.
2. Bữa trưa
Sandwich salad trứng, pho mát; cá hoặc gà. Bánh được làm bằng bánh mì nguyên hạt hoặc bột mì nguyên cám.
Một bát nhỏ salad mì ống với nhiều rau
Súp chứa nhiều rau và đậu với một cuộn bánh ngũ cốc nguyên hạt.
3. Bữa tối
Ức gà xào ớt chuông
Cơm thập cẩm gà, bí và rau mùi
Cơm gạo lứt với đậu phụ kho tương và canh mướp đắng nhồi thịt
Bún gạo lứt, canh cá rô và bông cải xanh luộc
III. Lưu ý đi kèm để điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả nhất
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường thai kỳ cũng cần lưu ý về chế độ luyện tập. Kết hợp được 2 yếu tố này sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho người tiểu đường thai kỳ là:
Đi bộ
Đạp xe
Bơi lội
Yoga và Pilates
Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường thai kỳ nên dành ra khoảng 30-60 phút để rèn luyện thể chất. Khi tập luyện, cần hít thở đều đặn, tránh nín thở vì có thể gây căng cứng sàn chậu, ảnh hưởng đến việc sinh nở về sau.
Nếu chế độ ăn uống và luyện tập không giúp người bệnh tiểu đường thai kỳ đưa đường huyết về ngưỡng mục tiêu, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc uống/ tiêm phù hợp để hạ đường huyết. Để tránh phải dùng thuốc, hạn chế tác dụng phụ của hóa chất, người bệnh nên tham khảo sử dụng các biện pháp hạ đường huyết tự nhiên ngay từ sớm.
Một trong những cách hạ đường huyết an toàn được áp dụng lâu đời nhất và có nhiều bằng chứng khoa học nhất là sử dụng dây thìa canh. Viên uống tiểu đường Hebamic với thành phần chính là dây thìa canh sẽ là lựa chọn tối ưu cho người tiểu đường thai kỳ nhờ những đặc tính vượt trội:
Nguồn gốc từ tự nhiên: Dược liệu thìa canh chuẩn được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Bộ phận được dùng là cành và lá - nơi có chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất.
Hàm lượng thìa canh chuẩn 400mg, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác có mặt trên thị trường. 400mg cũng là số liệu thực tế được dùng để đo lường thử nghiệm trong các nghiên cứu khoa học quốc tế. Ở hàm lượng này, viên thìa canh Hebamic đảm bảo được tác dụng hạ đường huyết ổn định; đồng thời ngăn ngừa tối đa biến chứng bệnh tiểu đường.
Nồng độ acid gymnemic đạt chuẩn 25%. Đây là hoạt chất có tác dụng chính trong việc hạ đường huyết; được đồng nhất trong từng đơn vị sản phẩm.
Viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo là 285.000đ/ lọ 60 viên. Khi sử dụng Hebamic phối hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý như bài viết trên, người bệnh có thể dễ dàng đưa chỉ số đường huyết về mức lý tưởng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677
Xem thêm:
4 DẤU HIỆU TIỂU ĐƯỜNG 3 THÁNG CUỐI VÀ 5 ĐIỀU MẸ CẦN LÀM NGAY