Giỏ hàng

4 Dấu Hiệu Tiểu Đường 3 Tháng Cuối Và 5 Điều Mẹ Cần Làm Ngay

Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chỉ xuất hiện khi mang thai. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, căn bệnh này mắc phải ở khoảng 6-9% phụ nữ có thai. Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện trong 3 tháng cuối, nên việc nhận biết sớm các biểu hiện tiểu đường thai kỳ sẽ giúp kiểm soát và điều trị hiệu quả hơn.  

4 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường khó phát hiện qua các dấu hiệu lâm sàng. Thực tế, hầu hết thai phụ bị tiểu đường không tự nhận biết được bản thân đang mắc bệnh. Họ chỉ có thể biết được tình trạng của mình khi đi khám định kỳ và nhận được kết quả chỉ số đường huyết cao. Nguyên nhân là vì những thay đổi bệnh lý của tiểu đường thai kỳ rất giống với những triệu chứng phổ biến ở tất cả phụ nữ mang thai. Vì vậy, chúng rất dễ bị bỏ sót, dẫn đến phát hiện bệnh khi quá muộn. 

Ở trong 3 tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu chính của tiểu đường thai kỳ là:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường: Nhu cầu uống nước của thai phụ tăng lên, ngay cả khi không ăn, uống đồ mặn, ngọt. Đặc biệt, nếu vận động nhiều hay ở trong điều kiện thời tiết nóng bức, bạn có thể thèm uống nước liên tục. 

  • Mệt mỏi, uể oải: Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi mới bắt đầu vận động nhẹ nhàng. Nguyên nhân là vì đường trong máu không được vận chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng cho các hoạt động sống. Tình trạng này dễ bị bỏ qua vì nhầm lẫn với việc mệt mỏi bình thường khi mang thai. 

  • Khô miệng: Khô miệng đi kèm với hiện tượng khát nước. Bạn có thể muốn uống nhiều nước hơn để thoát khỏi cảm giác khô rát này. Cả hai đều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Đi tiểu đường xuyên với số lượng lớn: Phân biệt với hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhưng thường là tiểu ít của thời kỳ đầu mang thai. 

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối lên mẹ và bé

Khi được điều trị đúng cách, dưới sự giám sát định kỳ của bác sĩ, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát và không gây nguy hại cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu lưu thông ở ngưỡng quá cao sẽ gây nhiều biến chứng khó lường. 

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có nguy sơ sinh em bé ở trọng lượng quá lớn, còn gọi là bệnh Macrosomia. Tình trạng này khiến việc sinh nở khó khăn hơn, nhiều trường hợp phải bắt buộc chỉ định sinh mổ để không gây chấn thương cho mẹ và bé. Đồng thời, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật và thai lưu do thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. 

Bệnh tiểu đường không được điều trị tốt cũng có thể dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn cho em bé sau khi sinh. Phổ biến nhất là vàng da, khó thở, suy hô hấp và lượng đường trong máu thấp. Nếu bị suy hô hấp, em bé sẽ phải thở máy đến khi chức năng hô hấp ổn định bình thường. Sau này lớn lên, em bé sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những tác động tiêu cực trên sẽ không xảy ra ở các bà mẹ tuân thủ hướng dẫn điều trị và kiểm soát tốt đường huyết. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu phần dưới để nắm được bí kíp xử trí tiểu đường thai kỳ hiệu quả. 

5 điều mẹ cần làm để điều trị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bảo vệ bạn và thai nhi trong suốt thai kỳ mà còn giúp bạn hình thành thói quen ăn uống tốt hơn cho cuộc sống. 

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là: 

  • Bổ sung nhiều trái cây và rau quả, protein nạc và những loại carbohydrates phức tạp (chứa từ 3 gốc đường trở lên). 

  • Hạn chế chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (có trong bơ, dầu dừa, phô mai, thịt chế biến sẵn…).

  • Giảm thiểu tối đa đường trong chế độ ăn: cắt giảm bánh kẹo, đồ ngọt… 

  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo như ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, thịt gia cầm, các loại đậu và cá. 

Rèn luyện thể chất 

Thai phụ nên duy trì luyện tập thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày. Những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ là đi bộ, đạp xe và yoga. Chỉ khoảng 15 phút đi bộ sẽ giúp cơ thể đốt cháy một lượng đáng kể glucose trong máu. Nhờ vậy, chỉ số đường huyết sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.  

Đo đường huyết hàng ngày và đi khám định kỳ 

Người bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên trang bị máy đo đường huyết tại nhà để ghi lại chỉ số đường huyết trước các bữa ăn và sau ăn khoảng 1 tiếng. Các thông số này sẽ cho phép bác sĩ điều trị đánh giá chính xác tình trạng cơ thể bạn, từ đó có thể tư vấn điều chỉnh phác đồ phù hợp.  

Dùng sản phẩm bổ trợ để hạ đường huyết 

Các sản phẩm bổ trợ đường huyết thường có nguồn gốc từ tự nhiên, đảm bảo an toàn nhưng vẫn cho công dụng hạ đường huyết hiệu quả. Đồng thời, nó giúp giảm bớt gánh nặng của việc ăn kiêng và luyện tập khắt khe. Hiện nay, dây thìa canh là dược liệu tự nhiên được sử dụng nhiều hơn cả nhờ hiệu quả đã được kiểm chứng qua cả thực tế sử dụng và nghiên cứu khoa học. Bạn đọc nên tham khảo viên uống tiểu đường Hebamic với nhiều ưu điểm: 

  • Thành phần dược liệu chuẩn: Cây thìa canh được trồng, thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn, không hóa chất bảo vệ thực vật. 

  • Hàm lượng thìa canh lớn: Mỗi viên tiểu đường chứa 400mg cao khô cành và lá thìa canh. Đây là số liệu tương đương với hàm lượng chuẩn trong các thử nghiệm lâm sàng quốc tế, cao gấp 3 lần các sản phẩm khác ngoài thị trường. 

  • Hoạt chất được ổn định rõ ràng: Thành phần có tác dụng hạ đường huyết của cây thìa canh là acid gymnemic. Trong mỗi viên tiểu đường Hebamic chứa 25% hoạt chất này, giúp đảm bảo tác dụng đồng nhất ở mỗi lần sử dụng. 

Viên tiểu đường Hebamic có giá tham khảo là 285.000đ/ hộp 60 viên.

Dùng thuốc điều trị 

Thuốc điều trị tiểu đường chỉ được áp dụng khi các biện pháp trên không đủ để kiểm soát đường huyết. Giải pháp thường dùng nhất là insulin theo đường tiêm dưới da. Ngoài ra, các tổ chức y tế gần đây đã phê duyệt các thuốc nhóm sulfonylureas để dùng theo đường uống. Tuy nhiên, thai phụ cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn. 

Bài viết chỉ ra những dấu hiệu chính giúp nhận biết tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Thai phụ nên đi khám tầm soát tiểu đường trong khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ để được phát hiện bệnh sớm nhất. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo