Giỏ hàng

Cây Nha Đam Chữa Bệnh Tiểu Đường Hiệu Quả Như Nào? Nên Thử Hay Không?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa liên biểu hiện không dung nạp glucose, tăng đường máu, kháng insulin...kèm theo nhiều biến chứng nguy hại. Do đó, điều cần thiết là cần tìm ra phương pháp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bên cạnh các thuốc điều trị thông thường. Khi đó các nhà khoa học đã phát hiện ra cây nha đam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả mặc dù hoạt tính này còn nhiều tranh cãi. Vậy thực hư tác dụng chống tiểu đường của cây nha đam như thế nào và có nên dùng để chữa bệnh hay không? 

I. Giới thiệu về cây nha đam

Cây nha đam (hay lô hội) là cây thân thảo, sống lâu năm. Là có màu xanh lục, hình mũi mác, mọng nước và có răng cưa. Cây thuốc này chịu được khô hạn, nên phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới như Ai Cập, Ấn Độ, Hy lạp, Nhật Bản, Trung Quốc…Hàng thế kỷ qua, con người đã biết dùng cây nha đam trong làm đẹp, bảo vệ da trước tác động của môi trường. Ngày nay ứng dụng phổ biến nhất của cây nha đam là làm mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe y tế. 

Cây nha đam có chứa tới 75 thành phần có hoạt tính, bao gồm Aloe-emodin, Aloetic-Acid, Anthranol...cùng nhiều các vitamin, khoáng chất. Hàng ngàn nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm được tiến hành và cho thấy cây nha đam có tác dụng:

  • Tổng hợp collagen, nhanh phục hồi vết thương

  • Bảo vệ da trước tác hại bức xạ

  • Dưỡng ẩm, chống lão hóa

  • Chống viêm

  • Tác dụng nhuận tràng

  • Kháng khuẩn, virus và kháng u

  • Cải thiện bệnh lý tiểu đường

II. Cây nha đam có tác dụng chữa tiểu đường không? 

Các bằng chứng cho thấy cây nha đam chữa bệnh tiểu đường thông qua tác dụng giảm glucose máu, giảm HbA1c và giảm hình thành và tiến triển những biến chứng nguy hiểm. 

  • Giảm đường huyết, giảm HbA1c: Các hoạt chất polysaccharide, anthraquinon và lectin có tác dụng giảm glucose máu, cải thiện đáng kể nồng độ HbA1c, củng cố hoạt động của tuyến tụy tiết insulin nhờ đó mà hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường. 

  • Giảm lipid máu, bảo vệ tim mạch: Người bệnh tiểu đường thường rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol và triglycerid, tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch. Cây nha đam có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa nên phòng tránh tổn thương tim mạch do tiểu đường. 

  • Giảm sưng viêm, nhanh lành vết thương: Cây nha đam có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt, giúp nhanh lành vết thương ở người bệnh tiểu đường. 

Kết quả từ các thực nghiệm tiền lâm sàng trên chuột cho thấy dịch chiết lá nha đam giúp giảm mạnh đường huyết lúc đói, cải thiện rõ rệt nồng độ HbA1c. Một thử nghiệm khác được tiến hành trên chuột cho kết quả cây nha đam làm giảm triệu chứng bệnh gan, giảm tổn thương oxy hóa ở vỏ não do biến chứng bệnh tiểu đường.

Dữ liệu tổng hợp từ tám thử nghiệm lâm sàng với 470 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường đã chứng minh ích lợi của cây nha đam trong hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cây nha đam được sử dụng dưới dạng lá nghiền thô, nước ép lá nha đam hoặc chiết xuất nha đam. Nhóm dùng cây nha đam chữa bệnh tiểu đường được so sánh với nhóm đối chứng (dùng giả dược hoặc không điều trị). Kết quả thu được từ các thử nghiệm này là cây nha đam dưới nhiều dạng dùng giúp giảm đường huyết, giảm HbA1c và ngăn chặn tiểu đường tiến triển. 

Nghiên cứu có đối chứng trên 72 đối tượng mắc bệnh tiểu đường cho thấy mức độ đường huyết lúc đói giảm đáng kể vào tuần thứ 4 sau dùng nha đam và nồng độ HbA1c thấp hơn thấy rõ ở tuần thứ 8. Mặt khác, nhóm bệnh nhân dùng nha đam hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có mức cholesterol toàn phần và LDL-C giảm mạnh cùng với cải thiện mức HDL-C chỉ sau 8 tuần. Bằng chứng này chỉ ra rằng, cây nha đam có tác dụng chống tiểu đường và ngăn chặn biến chứng tiểu đường tiềm năng.

III. Cách dùng cây nha đam chữa bệnh tiểu đường

Cây nha đam mang đến nhiều ích lợi đối với sức khỏe, đặc biệt giúp bạn kiểm soát tiểu đường dễ dàng hơn. Tuy nhiên sử dụng cây nha đam như thế nào để hiệu quả chữa bệnh tiểu đường là tốt nhất, hãy tham khảo 4 bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1: Nha đam lấy phần thịt, bỏ vỏ trộn cùng nghệ, dùng buổi trưa và tối,  trước bữa ăn khoảng 1 giờ để hiệu quả nhất.

Bài thuốc 2: Gọt sạch phần gai và vỏ nha đam, lấy phần thịt đun sôi sau đó rửa sạch nhiều lần với nước. Cho phần thịt qua xử lý vào máy xay sinh tố, xay với 1 muỗng canh nước lấy nước uống. Dùng 3 lần/ngày, trước ăn khoảng 15 phút.

Bài thuốc 3: Lấy ruột nha đam, đun sôi với nước rồi để nguội. Phần thịt nha đam nấu chín và nước đun chia làm 3 lần, dùng trong ngày. 

Bài thuốc 4: Lá nha đam gọt vỏ, ăn sống, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 lá.

Các bài thuốc với cây nha đam giúp ổn định đường máu

IV. Ưu nhược điểm của cây nha đam chữa bệnh tiểu đường

Ưu điểm

  • Nhiều nghiên cứu chứng minh dùng cây nha đam chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả ổn định đường huyết tốt, ngăn chặn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa do tiểu đường. 

  • Ngoài tác dụng trên bệnh tiểu đường, cây nha đam có nhiều ích lợi khác đối với sức khỏe như chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, diệt virus...

  • Cây nha đam phổ biến, dễ tìm và các bài thuốc với cây nha đam đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm

  • Mặc dù các báo cáo về tác dụng hạ đường huyết của cây nha đam được báo cáo trong nhiều năm tuy nhiên cho đến nay những bằng chứng trên người còn hạn chế.

  • Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc dùng cây nha đam để xử lý việc tăng đường huyết có thể tiềm ẩn những nguy cơ tiêu chảy, hạ kali máu và suy thận. Đặc biệt với đối tượng người tiểu đường, biến chứng mạch máu nhỏ do bệnh có thể gây tổn thương ở mắt, thận, các chi. Do đó khi dùng thêm nha đam có thể làm trầm trọng hơn các biến chứng kể trên. 

  • Cây nha đam có thể gây ra tương tác thuốc khi dùng kết hợp với các thuốc đang điều trị tiểu đường. Cụ thể, dùng cây nha đam có thể làm giảm nhu cầu liều của metformin, gây tăng tác dụng phụ hạ đường huyết do điều trị. Do đó cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi dùng kết hợp các phương pháp chữa bệnh tiểu đường.

V. Kết luận

Các bằng chứng khoa học bước đầu đã chứng minh được tác dụng của cây nha đam chữa bệnh tiểu đường tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu đáng tin cậy hơn về hiệu quả và mức độ an toàn trên người bệnh. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cây nha đam trong trị bệnh và đánh giá kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ khi dùng phương pháp này chữa tiểu đường. 

Một lựa chọn khác bạn có thể cân nhắc đó là dây thìa canh, vị thuốc được coi là ‘thần dược” trong hỗ trợ điều trị tiểu đường. Tổ hợp acid gymnemic trong dây thìa canh được công nhận là hoạt chất chống tiểu đường mạnh mẽ thông qua khả năng điều chỉnh glucose máu, giảm kháng insulin tuyến tụy, cải thiện bệnh lý và phòng ngừa biến chứng. Đó chính là lý do mà viên uống Hebamic, chuẩn hóa tới 25% tổ hợp acid gymnemic ra đời mang đến giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi bệnh tật cho bệnh nhân tiểu đường. 

Bệnh nhân tiểu đường được chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi tìm ra phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy liên hệ 1800.888.677 để gặp chuyên gia tư vấn hoặc đặt câu hỏi tại đây. 

Xem thêm: 

CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

CHỮA TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC: 7 BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN, DỄ DÀNG ÁP DỤNG TẠI NHÀ




 

Sản phẩm đã xem

Zalo