Giỏ hàng

Giải Mã Cây Mật Nhân Chữa Bệnh Tiểu Đường

Cây mật nhân hay còn có nhiều tên gọi khác như: cây bá bệnh, cây bách bệnh, hậu phác, antoung sar,…. Đúng với tên gọi của nó, loại thảo dược này có thể chữa được nhiều bệnh, nổi tiếng trong số đó là công dụng chữa bệnh tiểu đường. Thực hư cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường ra sao, cách sử dụng như thế nào cho đúng? Tất cả sẽ được giải mã qua bài viết dưới đây.

1. Cây mật nhân là gì?

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Cây mật nhân là loại cây thân gỗ, thân nhỡ, có nhiều cành nhỏ, toàn cây có lông. Rễ cây lớn, cứng, có mùi thơm. Lá thuộc loại lá kép lông chim, có dạng hình trứng dài, dày và nhẵn, cuống màu đỏ nâu, mọc nhiều ở phần ngọn. Hoa cũng có màu đỏ nâu, cánh hoa mềm, nhỏ, bao phủ đầy lông. Quả hình trứng chứa một hạt, còn non có màu xanh, chín chuyển thành màu đỏ sẫm.

Cây mật nhân được phát hiện đầu tiên ở Malaysia và Indonesia, sau đó tìm thấy thêm ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam. Cây thích hợp sống ở những vùng đồi núi có độ cao dưới 1000 mét, các khu vực trung du. 

Các thành phần có trong cây mật nhân đó là: Eurycomalacton, 2-6 dimethoxybenzoquinon, alkaloid, beta sitosterol,….

2. Tác dụng của cây mật nhân trên bệnh tiểu đường

Cây mật nhân có tác dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là do:

Nó làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ ruột vào máu, giúp đường huyết trong máu không bị tăng cao, nhất là sau mỗi bữa ăn.

Kích thích tế bào beta đảo tụy, từ đó làm tăng quá trình sản xuất insulin.

Tăng mức độ nhạy cảm của insulin, đồng thời làm tăng hoạt tính insulin trong cơ thể.

Tùy thuộc vào cơ địa, mức độ hấp thu của mỗi người mà cây mật nhân đem đến các tác dụng hạ đường huyết khác nhau. Loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả, tuy nhiên không có khả năng thay thế các thuốc chữa bệnh.

3. Cách dùng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường

Thông thường, rễ hoặc thân cây mật nhân được dùng để chữa bệnh tiểu đường. Vậy sử dụng chúng như thế nào cho đúng? Dưới đây giới thiệu cho bạn 2 cách dùng cây mật nhân chữa tiểu đường phổ biến nhất.

1. Sắc nước uống

Chuẩn bị rễ và thân cây mật nhân rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô. Bảo quản ở nơi khô ráo để dùng dần.

Mỗi ngày, lấy khoảng 20g mật nhân khô rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước sạch.

Để nguội, có thể uống thay thế nước lọc hằng ngày.

2. Ngâm rượu

Chuẩn bị 500g rễ mật nhân, 1 lít rượu trắng, 1 bình đựng.

Rửa sạch rễ mật nhân, thái lát mỏng, cho vào bình.

Đổ rượu vào bình cho ngập rễ mật nhân, ngâm trong khoảng vài tuần, sau đó có thể sử dụng được.

Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày, 15ml/lần.

4. Lưu ý khi dùng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường

Để quá trình sử dụng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Không sử dụng cây mật nhân cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

Cây mật nhân có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc tây y, một số trường hợp gây ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng cây mật nhân, bạn nên tham khảo ý kiến có bác sĩ.

Theo dõi đường huyết thường xuyên trong quá trình sử dụng cây mật nhân. Khi sử dụng được 1 tuần mà bệnh không có tiến triển, bạn không nên sử dụng cây mật nhân nữa.

Kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác dành cho người bệnh tiểu đường như: bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế ăn tinh bột và đồ uống có cồn, luyện tập thể dục thường xuyên, luôn giữ tinh thần được lạc quan và thoải mái.

5. Ưu nhược điểm của cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường

Ưu điểm

Cây mật nhân có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bệnh nhân điều trị đái tháo đường. 

Bên cạnh đó, cây mật nhân còn nhiều công dụng khác trong quá trình điều trị các bệnh như: rối loạn tiêu hóa, tăng cường sinh lý nam giới, bảo vệ và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

Nhược điểm

Một số điểm hạn chế khi sử dụng cây mật nhân chữa tiểu đường đó là:

Việc tìm kiếm nguyên liệu đảm bảo chất lượng gặp nhiều khó khăn.

Quá trình chế biến mất thời gian, thời gian sử dụng ngắn, dễ nhiễm vi sinh vật làm ảnh hưởng đến chất lượng khi sử dụng.

Dịch chiết cây mật nhân có vị đắng, khó uống.

6. Kết luận 

Mọi người có thể sử dụng cây mật nhân để chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hiệu quả của loại dược liệu này mang lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người, nguồn gốc, chất lượng của loại thảo dược đem đi chế biến.

Ngày nay, cùng xu hướng chung của thế giới là tìm kiếm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, ít hóa chất, giảm gánh nặng cho cơ thể, viên tiểu đường Hebamic ra đời có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Là sản phẩm có nguồn gốc từ 100% cây thìa canh – đây được coi là “thần dược” trong việc điều trị đái tháo đường. Loại thảo dược này được trồng trên vùng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, thu hái đúng thời điểm và đúng bộ phận có hàm lượng hoạt chất cao nhất. Hebamic chứa 400mg cao khô cành và lá thìa canh chuẩn hóa, chứa 25% acid gymnemic. Toàn bộ quá trình trồng trọt, thu hái, sản xuất khép kín, tuân thủ theo những tiêu chuẩn khắt khe.

Cách sử dụng viên tiểu đường Hebamic: uống 1-2 viên mỗi ngày trước khi ăn.

Giá tham khảo: 285.000VNĐ/hộp 60 viên nang cứng.

Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1800 888 677.

Xem thêm:

CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT

9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ

 

Sản phẩm đã xem

Zalo