Giỏ hàng

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không? Chữa Trị Như Nào Hiệu Quả?

Những người mắc tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến khó lường hơn. Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị kết hợp đông tây y để giúp bệnh nhân giảm các biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn trăn trở: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Cách chữa trị như thế nào mới hiệu quả? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính liên quan tới rối loạn chuyển hóa glucose. Người bị tiểu đường có nồng độ glucose trong máu cao do không thể vận chuyển vào tế bào. 

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường là do sự thiếu hụt insulin hoặc hiện tượng kháng insulin. Hormon này có bản chất là protein tham gia vào quá trình hấp thu đường để tạo năng lượng cho cơ thể.

Hiện nay, các loại bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào đặc điểm của bệnh, gồm có:

  • Tiểu đường tuýp 1.

  • Tiểu đường tuýp 2.

  • Tiểu đường thứ phát (tiểu đường thai kỳ).

Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, bạn nên chủ động đi khám và làm các xét nghiệm đường huyết khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Đói và mệt mỏi.

  • Khát nước, khô miệng và ngứa da.

  • Đi tiểu nhiều.

  • Sụt cân bất thường.

  • Vết thương, vết loét lâu lành, dễ nhiễm trùng, nhiễm nấm.

  • Thị lực giảm sút. 

II. Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không” vẫn chưa có đáp án chính xác. Việc chữa khỏi tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và những phương pháp điều trị được áp dụng cho từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng chữa khỏi bệnh.

Cơ hội chữa trị tiểu đường bằng Tây y như cấy ghép tụy, phương pháp tế bào gốc hay cấy ghép tế bào beta đảo tụy đang có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, hiện tại bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn do nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

1. Đái tháo đường tuýp 1

Với tiểu đường tuýp 1, đảo tụy là nơi sản xuất insulin đã bị phá hủy không thể tự khôi phục lại. Do đó, nó không còn có khả năng tiết insulin để ổn định đường huyết. Việc chữa khỏi phụ thuộc nhiều vào khả năng cấy ghép. Tuy vậy, cơ hội cũng không cao vì nguồn tạng khan hiếm cùng với phương pháp ghép tạng đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn.

2. Đái tháo đường tuýp 2

Còn với bệnh đái tháo đường tuýp 2 có hy vọng chữa khỏi nếu như phát hiện ở giai đoạn đầu (tiền tiểu đường). Vì giai đoạn này bệnh nhân chỉ gặp hiện tượng kháng insulin có thể điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện.

Ngược lại, nếu để tới giai đoạn muộn thì rất khó chữa trị, nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường cao hơn. Nguyên nhân là do tuyến tụy khi đó đã bị suy kiệt, không thể sản xuất ra nhiều insulin. Tình trạng này kết hợp với hiện tượng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa glucose, lipid, protein sẽ khiến bệnh nhân rất khó kiểm soát đường huyết. 

III. 4 biện pháp chữa bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt

Mặc dù bệnh tiểu đường chưa được chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có thể duy trì đường huyết ổn định bằng lối sống lành mạnh, khoa học kết hợp với các thuốc điều trị. Dưới đây là những lời khuyên dành cho người bị tiểu đường trong quá trình chữa bệnh:

1. Ăn uống

Thay vì phải băn khoăn bệnh tiểu đường có chữa được không hay chữa như thế nào cho hiệu quả, người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống hàng ngày để tránh làm tăng đường huyết.

Trong khi xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần đảm bảo:

  • Bổ sung nhiều chất xơ hòa tan từ rau xanh như súp lơ, rau cải, rau ngót,...

  • Ăn trái cây ít đường, nhiều vitamin như cam, bưởi, quýt.

  • Ăn thực phẩm ít tinh bột như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, hạt ngũ cốc, các loại đậu,...

  • Cung cấp chất đạm: chuyển sang ăn thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, …

  • Sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu,...

  • Uống đủ nước, có thể kết hợp các loại trà thảo mộc giúp thanh lọc cơ thể và thư giãn tinh thần.

Bên cạnh đó, người bị tiểu đường cần kiêng một số loại thực phẩm, đồ uống có nguy cơ gây tăng cân, tăng đường huyết như:

  • Ngũ cốc tinh chế: cơm trắng, bún, phở, khoai tây, bánh mì,...

  • Các loại kẹo, bánh ngọt, kem, bơ, sữa có đường, hoa quả sấy,...

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt mỡ,...

  • Không sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga, thuốc lá, chất kích thích...

Cách ăn uống cũng quyết định phương pháp này có hiệu quả hay không. Người bệnh nên chia nhỏ ra nhiều bữa, ăn đúng giờ. Sau khi ăn, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, không nên nằm một chỗ sẽ không tốt cho tiêu hóa.

2. Luyện tập

Bệnh tiểu đường gây ra triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng tinh thần. Vì vậy, người bệnh có xu hướng không thích vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài. Hơn nữa, đa số người mắc tiểu đường có thể trạng béo nên cơ thể thường nặng nề, khó di chuyển.

Tuy nhiên, nếu không thường xuyên vận động, máu sẽ lưu thông kém khiến người bệnh có nguy cơ mắc biến chứng tim mạch. Việc tăng cường luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như: 

  • Tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin giúp tăng sử dụng insulin. Từ đó, cơ thể sẽ kiểm soát đường huyết tốt hơn.

  • Vận động cũng giúp cơ bắp hoạt động nhiều, kích thích hấp thụ đường và giảm cân nặng.

Để việc luyện tập thể thao đem lại kết quả, người bệnh cần thực hiện một số gợi ý sau đây:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng bài tập đơn giản: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe, bơi,...

  • Tăng cường sử dụng cơ bắp bằng các bài vận động mức độ trung bình đến nặng như nâng tạ, chống đẩy,...

  • Bệnh nhân nên kết hợp linh hoạt các bài tập tùy theo sở thích. Đồng thời, bạn nên duy trì thói quen hàng ngày, đúng giờ, kết hợp với nghỉ ngơi sau mỗi lần vận động.

Trong trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng tiểu đường như loét bàn chân, tổn thương võng mạc, bệnh thận cần có sự hỗ trợ của huấn luyện viên để việc tập luyện không làm trầm trọng các biến chứng trên.

3. Dùng thuốc

Biện pháp dùng thuốc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc đường uống hạ đường huyết như: metformin, gliclazide, acarbose,... Đây là những thuốc phổ biến điều trị tiểu đường tuýp 2. 

Ngoài ra, một số trường hợp phải sử dụng thuốc tiêm insulin như:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1.

  • Chỉ số HbA1C lớn hơn hoặc bằng 10%.

  • Đường huyết lớn hơn hoặc bằng 300 mg/dL

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, nhiễm toan ceton, chuẩn bị phẫu thuật,...

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách sử dụng thuốc cũng quyết định bệnh tiểu đường có chữa được hay không. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ kết hợp theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Thông thường, bệnh nhân nên đi khám tối thiểu 3 tháng một lần hoặc trao đổi ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. 

4. Dùng sản phẩm bổ trợ (Hebamic)

Để ổn định đường huyết, bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược. Trong đó, viên thìa canh Hebamic được lựa chọn cho người bị tiểu đường nhờ đáp ứng ba chuẩn:

  • Chuẩn dược liệu: vùng trồng dây thìa canh đã đạt tiêu chuẩn GACP - WHO đảm bảo không tạp chất, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong chăm sóc. Dược liệu được thu hái đúng thời điểm, đúng bộ phận có hàm lượng hoạt chất cao nhất.

  • Chuẩn hàm lượng: mỗi viên Hebamic chứa 400mg cao khô cành và lá dây thìa canh. Hàm lượng này đảm bảo đúng theo các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới và cao gấp 3 lần so với các sản phẩm khác.

  • Chuẩn hoạt chất: sản phẩm duy nhất chuẩn hóa 25% tổ hợp acid gymnemic, ổn định chất lượng trên từng lô.

Người bệnh chỉ cần sử dụng 2 viên/ngày để đảm bảo đường huyết duy trì trong mức cho phép. Hiện viên thìa canh Hebamic được phân phối khắp toàn quốc và nhận được sự tin tưởng của nhiều bác sĩ và bệnh nhân tiểu đường. 

IV. Kết luận

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không? Mặc dù hiện tại chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết bằng thuốc kết hợp ăn uống, luyện tập và sử dụng thực phẩm hỗ trợ. Nếu có bất kỳ thắc mắc về cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, hãy gọi tới số Hotline: 1800 888 677 để được tư vấn sớm nhất.

Tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444

https://www.webmd.com/diabetes/guide/is-there-a-diabetes-cure

https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/is-there-a-cure

 

Sản phẩm đã xem

Zalo