Giỏ hàng

Người Mắc Đồng Thời Tiểu Đường Và Gout Phải Chữa Bệnh Thế Nào

Bệnh gout và đái tháo đường là hai bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay liên quan đến quá trình rối loạn chuyển hóa. Hai bệnh này tưởng chừng chỉ là hai bệnh lý độc lập, không liên quan đến nhau, do ảnh hưởng lên hai chất chuyển hóa khác nhau là acid uric và glucose. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra được mối liên quan mật thiết của giữa hai căn bệnh này.

Tiểu đường và gout là hai căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến hiện nay

1. Thông tin cơ bản về bệnh gout và bệnh đái tháo đường

Gout là một bệnh mạn tính liên quan đến tình trạng tích tụ acid uric trong máu quá cao, dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat trong khớp, gây ra các chứng viêm khớp, đau khớp.

Mặt khác, đái tháo đường lại là một bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa, với đặc trưng bởi nồng độ đường glucose máu tăng cao, do một  khiếm khuyết về tiết insulin hoặc về tác động của insulin, hoặc cũng có thể là do cả hai.

2. Acid uric tăng cao ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường như thế nào?

Việc phát hiện yếu tố nguy cơ của bệnh gout ảnh hưởng đến đái tháo đường type 2 có thể giúp người bệnh kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các biến chứng có thể xảy ra.

Trong một luận văn phân tích và tổng hợp dữ liệu từ 11 nghiên cứu thuần tập đã chỉ ra rằng khi nồng độ acid uric máu tăng thêm 1 mg/dL có thể làm tăng thêm 17% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. 

Một nghiên cứu với cỡ mẫu rất lớn khác, gồm 32016 người tham gia, trong đó có 2930 người mắc đái tháo đường type 2, được theo dõi trong vòng 3,5 đến 28 năm, cho thấy khi  tăng 1 mg/dL acid uric máu, bệnh nhân sẽ tăng thêm 6% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Vì vậy tăng acid uric có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Acid uric trong máu tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

3. Một số cơ chế liên quan giữa tăng acid uric máu và bệnh đái tháo đường

Một số cơ chế dưới đây sẽ làm rõ hơn về mối liên quan giữa acid uric máu và bệnh đái tháo đường:

  • Cơ chế viêm: Nồng độ acid uric trong máu cao dẫn đến gia tăng sự sản sinh các yếu tố gây viêm như IL-1β, IL-6, TNF-α và sản xuất CRP. Trong các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy việc kích hoạt quá trình viêm này sẽ làm giảm độ nhạy của insulin trên chuột.

  • Rối loạn chức năng nội mô: Acid uric có khả năng ức chế sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào nội mô, đồng thời tiết ra nitric monoxide (NO). Acid uric tác dụng với NO tạo ra 6-amino uracil – là các chất có hoạt tính oxy hóa mạnh gây tổn thương các tế bào, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, acid uric còn kìm hãm sự hấp thu, tăng phân hủy L-arginine (chất có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của insulin với thụ thể).

  • Ức chế sản xuất insulin: Acid ức chế trực tiếp đường truyền tín hiệu của insulin qua việc gắn vào exonucleotide pyrophosphatase 1 ở cấp độ receptor. Đồng thời, acid uric tăng sẽ góp phần vào sự tiến triển của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, những cơ chế cụ thể và kết luận về mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu cao với bệnh lý đái tháo đường vẫn còn khá nhiều tranh cãi.

Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu

4. Acid uric làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng đái tháo đường

Các nghiên cứu về mối liên quan của nguy cơ acid uric tăng dẫn tới tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng đái tháo đường được giải thích thông qua một số cơ chế sau:

  • Hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) được hoạt hóa: Acid uric hoạt hóa hệ thống RAAS thông qua việc tăng sản xuất renin ở cầu thận. Ngoài ra, các chất oxy hoạt tính (Reactive oxygen species - ROS) do acid uric sản xuất ra làm tăng lượng angiotensin II trong máu, dẫn tới giải phóng aldosterone, hoạt hóa RAAS. Hệ thống RAAS được kích hoạt sẽ gây ra một loạt các thay đổi bệnh lý trong đái tháo đường như rối loạn chức năng mạch máu, tăng áp lực nội cầu thận, viêm loét,…gây ra các biến chứng tiểu đường trên tim mạch và thận.

  • Tăng sự kết dính tiểu cầu: Acid uric trong máu tăng cao sẽ gây nguy cơ kết tập và kết dính tiểu cầu, thúc đẩy hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch.

Người mắc đồng thời đái tháo đường và gout dễ có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch

5. Đái tháo đường tác động đến gout như thế nào?

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng ở những người đang mắc tiểu đường, nhưng nguy cơ mắc bệnh gout không tăng.

Một nghiên cứu khác lại cho thấy, ở bệnh nhân đái tháo đường, khi sử dụng nguồn insulin ngoại sinh để có tác dụng làm giảm đường huyết,  thì nồng độ acid uric có nguy cơ tăng. 

Điều này được giải thích thích như sau: do insulin làm tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận bằng cách kích thích quá trình chất vật chuyển muối urat trên màng ống lượn gần. Tuy nhiên, sự tăng insulin làm hoạt hóa shunt hexosephosphate giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp và chuyển hóa purin, từ đó dẫn tới tăng tạo acid uric trong máu. 

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho rằng các thuốc điều trị đái tháo đường cũng có ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu, đặc biệt là hoạt chất empagliflozin (chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2).

Như vậy, cả đái tháo đường và bệnh gout đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Việc mắc cùng lúc hai căn bệnh rối loạn chuyển hóa này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong điều trị, cũng như phòng ngừa biến chứng.

Thuốc có tác dụng hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến lượng acid uric trong máu

6. Cách kiểm soát bệnh gout và đái tháo đường

Thay đổi lối sống hiện là cách tốt nhất giúp giảm lượng acid uric cũng như kiểm soát được đường huyết. Vì vậy người mắc đồng thời bệnh đái tháo đường và gout cần:

Kiểm soát chế độ ăn: Dinh dưỡng đóng vai trò chính giúp kiểm soát tốt 2 bệnh lý mạn tính trên. Ngoài chế độ ăn đặc trưng cho người đái tháo đường, bệnh nhân cần lưu ý thêm:

  • Tránh ăn các thực phẩm giàu purine như thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt cừu…)  hải sản (tôm, cua, ghẹ…).

  • Kiêng uống bia rượu để phòng bệnh gout tái phát.

  • Tăng cường các sản phẩm từ sữa như sữa ít béo hoặc sữa chua ít béo giúp chống lại bệnh gout.

Tích cực vận động: Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng cũng như tăng khả năng thải trừ acid uric. 

Uống đủ nước: Uống nước sẽ giúp cơ thể tăng thải trừ acid uric và giúp thận làm việc tốt hơn. Một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 ly nước), uống nhiều hơn nếu bạn thường xuyên tập thể dục.

Kiểm soát tốt các bệnh lý khác như: Cao huyết áp, bệnh thận và béo phì, vì có thể làm tăng acid uric và gây ra các đợt gout cấp. Nếu có bất kỳ các bệnh lý trên,bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị.

Kiểm soát chế độ ăn để cải thiện bệnh lý gout và đái tháo đường

Trên đây là các thông tin cụ thể về mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh gout. Đây là hai bệnh lý phức tạp, khó điều trị tận gốc, cần có kế hoạch điều trị phù hợp, lâu dài.

Để làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng cấp tính nguy hiểm này bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo