Giỏ hàng

Vì Sao Người Bệnh Tiểu Đường Dễ Bị Huyết Áp Cao? Điều Trị, Phòng Tránh

Đái tháo đường và huyết áp cao là 2 bệnh lý độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu mắc 1 trong 2 căn bệnh này thì người bệnh lại có xu hướng mắc bệnh còn lại. Hai bệnh đều tiến triển thầm lặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu tại sao đái tháo đường dễ gây tăng huyết áp qua bài viết này nhé!

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần so với người bình thường

1. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và huyết áp cao

Nhiều người bệnh cần thắc mắc tại sao bệnh tiểu đường thường dễ dẫn đến tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc hai căn bệnh này sẽ tăng lên khi tuổi càng cao, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần so với người bình thường.

1.1. Tại sao đái tháo đường gây tình trạng tăng huyết áp?

Theo Tổ chức Blood Pressure UK của Anh Quốc ước tính, có khoảng 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 80% số người đái tháo đường tuýp 2 được chẩn đoán có tình trạng tăng huyết áp. 

Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) đã chỉ ra rằng có khoảng 60% người bị đái tháo đường mắc bệnh tăng huyết áp hoặc phải sử dụng thuốc ổn định huyết áp.

Các nghiên cứu trên đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người tăng huyết áp làm cho bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn, dễ dẫn tới biến chứng như tiểu đường nguy hiểm. Ngược lại, đái tháo đường cũng khiến tăng huyết áp nghiêm trọng, khiến tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ tăng lên 2 – 3 lần so với bệnh nhân huyết áp cao không mắc tiểu đường.

Nguyên nhân khiến người mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng huyết áp là do:

  • Tiểu đường làm giảm khả năng co dãn của mạch máu.

  • Tiểu đường gây tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể.

  • Bệnh tiểu đường dẫn đến thay đổi cách cơ thể quản lý insulin.

Người bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết tăng cao làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, khiến mạch máu dễ bị tổn thương, thu hẹp lại. Sau thời gian dài, đái tháo đường sẽ dẫn tới xơ vữa thành động mạch và khiến huyết áp tăng cao.

Người bệnh tiểu đường mắc biến chứng trên thận sẽ tiết ra hormone renin gây tăng huyết áp, giảm khả năng lọc máu, lượng máu tăng lên dẫn đến huyết áp tăng cao.

1.2. Huyết áp cao gây ra đái tháo đường như thế nào?

Theo nghiên cứu của trường đại học Oxford (Vương Quốc Anh), có đến gần 4 triệu người Anh mắc bệnh cao huyết áp có kèm bệnh đái tháo đường, cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. 

Một nghiên cứu khác tại Trường Whitehall (Anh) cứu cho thấy, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người mắc tiểu đường có kèm bệnh huyết áp cao tăng gấp 2 lần so với bệnh nhân chỉ mắc đái tháo đường.

Huyết áp tăng cao tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu, khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ gặp biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân là do, việc tăng huyết áp gây cản trở dòng máu được lưu thông tới thận (tác động tới tiểu đường), dẫn đến  biến chứng võng mạc, mù lòa, bệnh thận.

Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu thường có tác dụng phụ là làm tăng lượng glucose trong máu. Do vậy người bệnh tiểu đường mắc kèm huyết áp cao luôn được ưu tiên điều trị làm giảm tăng huyết áp.

Huyết áp tăng cao tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu

2. Nếu mắc cùng lúc đái tháo đường và huyết áp cao có nguy hiểm không?

Khi mắc phải 1 trong 2 bệnh lý mãn tính trên, sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến gặp nhiều rất khó khăn trong công việc và cuộc sống vì đây đều là 2 căn bệnh rất nguy hiểm. Vậy nếu mắc cùng lúc cả đái tháo đường và huyết áp cao thì sẽ nguy hiểm như thế nào?

2.1. Thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạnh

Xơ vữa động mạch là tình trạng động mạch bị tê cứng, mất khả năng đàn hồi, thu hẹp đường kính trong của mạch máu, khiến máu khó lưu thông, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh lý tim mạch. Bệnh lý này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều do dẫn tới bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Có 4 nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch bao gồm: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. 4 yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau gọi là “hội chứng chuyển hóa”.

Người mắc cùng lúc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp có nguy cơ gây ra biến chứng bệnh tim mạch và mạch máu não của bệnh tiểu đường tăng cao gấp 6-7 lần so với người bình thường.

2.2. Thúc đẩy tiến triển biến chứng đái tháo đường

Như đã nói ở trên, đái tháo đường gây tăng huyết áp dễ gây tiến triển thành biến chứng tiểu đường nhanh hơn tại võng mạc (nghiêm trọng hơn có thể bị mù lòa), biến chứng  mạch máu nhỏ gây lở loét bàn chân, biến chứng trên thận.

Bệnh đái tháo đường và huyết áp cao là hai bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu mắc cùng lúc 2 bệnh này, người bệnh cần tập trung giảm huyết áp cũng như chỉ số đường huyết, tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc quy trình trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi tích cực chế độ sinh hoạt, ăn uống, tăng cường vận động, thể dục, thể thao, uống thuốc đúng giờ. 

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ dây thìa canh, giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc mạch ngoại vi do mỡ máu và hỗ trợ huyết áp.

Biến chứng tiểu đường thường gặp

3. Cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Để tránh biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường, bạn cần chú ý thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học hơn. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

3.1. Thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn hàng ngày có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng kiểm soát đường huyết, cũng như nguy cơ gây ra biến chứng tăng huyết áp. Vì vậy để phòng tránh nguy cơ tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường, bạn nên:

  • Tránh ăn thực phẩm nhiều đường khiến đường glucose trong máu tăng đột ngột, nhất là nên tránh các thực phẩm như chè, bánh ngọt, sữa đặc…

  • Tránh thức ăn giàu Lipid để tránh cholesterol máu tăng cao, giảm nguy cơ gặp các biến chứng mạch máu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, cá, thịt nạc, hạn chế ăn thịt mỡ. Thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật, bổ sung rau xanh, trái cây tươi… 

  • Duy trì thói quen ăn sáng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để kiểm soát đường máu hiệu quả hơn.

Chế độ ăn tốt cho người tiểu đường cao huyết áp

3.2. Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe tổng thể giúp thành mạch dẻo dai, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, các hoạt động thể lực cũng giúp tiêu hao mỡ thừa, tránh tình trạng máu nhiễm mỡ và các biến chứng mạch máu khác do bệnh mỡ máu cao gây ra.

Do vậy, khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, đạp xe… mỗi ngày ít nhất 30 phút.

3.3. Khám sức khỏe định kỳ

Theo bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi và kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi và kiểm soát đường huyết hiệu quả

Tóm lại, bệnh tiểu đường và huyết áp cao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người bệnh tiểu đường cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng như biến chứng tăng huyết áp. 

Một trong các phương pháp hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin gây bệnh tiểu đường chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, cải thiện và kiểm soát tình trạng đường máu tăng cao, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo