Giỏ hàng

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Tiểu Đường Đầy Đủ Theo Từng Nhóm

Người bị bệnh tiểu đường thường phải gắn bó với thuốc cả đời để kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì thế, các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết về những tác dụng không mong muốn của thuốc tiểu đường mà người mắc bệnh cần lưu ý:

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường đầy đủ theo từng nhóm

Thuốc tiểu đường có những tác dụng phụ gì? 

1.Các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường theo từng nhóm thuốc.

Thuốc tiểu đường có nhiều loại khác nhau với những tác dụng không mong muốn khác nhau:

1. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Insulin

Insulin là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất. Các thuốc insulin thường ở dạng tiêm bao gồm: Insulin glulisine, insulin lispro, insulin aspart, insulin glargine, insulin detemir, insulin isophane.

Tác dụng không mong muốn có thể kể đến như: 

  • Nguy cơ hạ đường huyết cao: gây chóng mặt, hoa mặt, buồn nôn. Hạ đường huyết mức độ nặng có thể dẫn tới co giật, lú lẫn, vã mồ hôi, mất ý thức.

  • Loạn dưỡng mô mỡ: Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ, đặc biệt ở vị trí tiêm.

Biện pháp hạn chế tác dụng phụ: Để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau: 

  • Sử dụng đúng thuốc, đúng mũi tiêm, liều lượng, đúng kỹ thuật tiêm như đã được hướng dẫn

  • Bảo quản thuốc tiêm hợp lý, tránh làm hỏng thuốc tiêm

  • Thay đổi vị trí tiêm, không tiêm cố định tại một chỗ để giảm nguy cơ teo mô mỡ, hay phì đại mô mỡ

2. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Sulfonylurea

Các thuốc tiểu đường nhóm Sulfonylurea là thuốc thường được sử dụng trong điều trị đái tháo đường do giá thành rẻ và an toàn với hệ tim mạch. Các thuốc đái tháo đường quen thuộc của nhóm Sulfonylurea là: Glipizide, Glimepiride, Glyburide. 

Tác dụng không mong muốn có thể kể đến như:

  • Hạ đường huyết: Tình trạng này thường xảy ra ở những người cao tuổi, người suy gan, suy thận, hay những người có kém ăn, bỏ ăn, gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đổ mồ hôi. Nặng hơn, bệnh nhân có thể run rẩy, co giật, ngất xỉu, lú lẫn. 

  • Các tác dụng khác: nổi mẩn, tăng cân, tăng nhạy cảm với ánh sáng. Tuy các tác dụng phụ này không nghiêm trọng, nhưng người sử dụng thuốc cũng cần lưu ý.
     

Biện pháp hạn chế tác dụng phụ tốt nhất là:

  • Uống thuốc đúng thời điểm: Uống trước bữa ăn 30 phút

  • Uống thuốc đúng liều: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với những người suy gan, suy thận. 

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Người tiểu đường cần giảm lượng đường, mỡ nạp vào cơ thể; nhưng chế độ ăn uống vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể hoạt động, không nên bỏ bữa khiến lượng đường trong máu không ổn định. 

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường đầy đủ theo từng nhóm

Thuốc tiểu đường có thể gây các cơn hạ đường huyết cấp tính. 

3. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Biguanid

Thuốc tiểu đường nhóm Biguanid là các Metformin được chỉ định đầu tay trong điều trị đái tháo đường typ 2. Các thuốc tiêu biểu cho nhóm này là : Metformin, Glucophage, Glucophage XR, Glumetza, Fortamet, Riomet,...... 

Tác dụng không mong muốn có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa:  gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.

  • Giảm hấp thu vitamin B12, tăng nguy cơ gây tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân 

  • Nhiễm toan acid lactic. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong, tuy nhiên tác dụng không mong muốn này hiếm gặp, ít khi xảy ra.

Các tác dụng không mong muốn thường biến mất trong một vài tuần, tuy nhiên để giảm các tác dụng phụ này, bệnh nhân có thể lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc:

  • Liều dùng: Tham khảo ý kiến của bác sĩ, bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng dần liều.

  • Thời điểm dùng: Uống thuốc trong và sau bữa ăn 

  • Kiểm tra thường xuyên: Xét nghiệm kiểm tra chỉ số vitamin B12 mỗi hai đến ba năm ở những người bị bác sĩ cảnh cáo có nguy cơ cao. 

4. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm ức chế Alpha-glucosidase

Thuốc tiểu đường ức chế Alpha - glucosidase là nhóm thuốc giảm hấp thu đường  ở ruột non, do đó làm giảm nguy cơ lượng đường tăng vọt quá mức sau khi ăn ở bệnh nhân tiểu đường. Acarbose và Miglitol là hai thuốc phổ biến trong nhóm được sử dụng hiện nay

Tác dụng không mong muốn: 

  • Rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.

  • Hạ đường huyết: là tác dụng phụ thường gặp ở người sử dụng thuốc tiểu đường

  • Tăng men gan: Tuy nhiên, cơ thể sẽ tự hồi phục sau khi ngừng sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc tiểu đường nhóm ức chế Alpha - glucosidase, bệnh nhân có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn bằng cách:

  • Ngừng sử dụng thuốc khi thấy men gan tăng. 

  • Trong trường hợp hạ đường huyết, người bệnh nên sử dụng các viên đường glucose thay vì ăn thức ăn chứa tinh bột hay carbohydrate.

5. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Thiazolidinedione

Thuốc tiểu đường nhóm Thiazolidinedione là thuốc dễ sử dụng do thuốc được chỉ định 1 lần trong ngày và thời điểm uống thuốc không phụ thuốc bữa ăn.  Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm thuốc này là: rosiglitazone (Avandia), Pioglitazone (Actos). 

Tác dụng không mong muốn: 

  • Gây phù, tăng cân: do tăng tích nước ở các tổ chức 

  • Tăng nguy cơ suy tim:  sử dụng thuốc có thể dẫn tới suy tim và làm tình trạng suy tim thêm nặng hơn, do đó, thuốc chống chỉ định cho người suy tim mức độ nặng. 

  • Tăng nguy cơ khác:  thiếu máu, ung thư bàng quang. Đối với phụ nữ, thuốc làm tăng nguy cơ gãy xương, giảm chắc khỏe xương. 

Các biện pháp để hạn chế tác dụng phụ của thuốc bao gồm:

  • Không sử dụng thuốc ở người có tiền sử thiếu máu, ung thư bàng quang, người suy tim, hay các bệnh lý khác liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

  • Sử dụng liều thấp, không sử dụng thuốc trong thời gian dài

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường đầy đủ theo từng nhóm

Người suy tim mức độ nặng không nên dùng thuốc nhóm Thiazolidinedione. 

6. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm đồng vận thụ thể GLP-1

Các thuốc tiểu đường nhóm GLP -1 bao gồm các thuốc như: Albiglutide, Exenatide, Lixisenatide, Dulaglutide, Liraglutide. Các thuốc thuộc nhóm này tuy đắt tiền, nhưng hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết bất ngờ ở người sử dụng.

Tác dụng không mong muốn: 

  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Tác dụng không mong muốn này rất hay xảy ra, gây ra những phản ứng của cơ thể như:  nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

  • Các tác dụng khác nghiêm trọng hơn, tuy nhiên rất hiếm gặp: viêm tụy, ung thư tụy, ung thư tuyến giáp. 

Người bệnh có thể hạn chế các tác dụng phụ của thuốc bằng cách:

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

  • Không sử dụng thuốc nhóm GLP - 1 trên người có tiền sử hoặc có người thân, gia đình có tiền sử viêm tụy, ung thư tuyến giáp, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2

7. Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm ức chế DPP 4

Các thuốc tiểu đường nhóm ức chế DPP 4 là các thuốc ít gây hạ đường huyết và không làm thay đổi cân nặng của người bệnh như các nhóm thuốc khác. Các thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng là: Alogliptin, Linagliptin, Saxagliptin, Sitagliptin.

Tác dụng không mong muốn:  

  • Đường hô hấp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, đau họng, nghẹt mũi. 

  • Đau khớp: Tình trạng đau khớp có thể rất nghiêm trọng, dẫn đến tàn tật

  • Các rối loạn khác trên gan và tụy: ít gặp

Biện pháp hạn chế tác dụng phụ:

  • Giữ gìn vệ sinh miệng họng sạch sẽ. 

  • Đối với thuốc Alogliptin, người sử dụng nên kiểm tra chức năng gan khoảng 3 tháng một lần trong vòng một năm. 

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường đầy đủ theo từng nhóm

Các thuốc tiểu đường nhóm DPP 4 gây tác dụng xấu đến đường hô hấp. 

8. Tác hại của nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri – Glucose 2  (SGLT - 2i )

Nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri - Glucose 2 là nhóm thuốc được FDA công nhận  trong việc giảm nguy cơ tử vong do tim mạch ở người trưởng đái tháo đường type 2 kèm các bệnh mạch vành.

Tác dụng không mong muốn: 

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục.

  • Hạ huyết áp khi đứng lên bất ngờ: gây hoa mắt, chóng mặt, ngất. 

  • Rối loạn lipid máu

Người sử dụng có thể hạn chế tác dụng phụ của thuốc tiểu đường SGLT - 2i bằng những cách sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ ở người già, người suy thận, người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp

  • Không sử dụng thuốc ở người ung thư bàng quang, người có tiền sử viêm đường tiết niệu

  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, giảm lượng đường, bổ sung chất xơ, rau xanh. 

2. Hebamic - hỗ trợ hạ đường huyết, giảm tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Thực phẩm hỗ trợ hạ đường huyết Hebamic được nhiều người đái tháo đường ưa chuộng phối hợp sử dụng trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị bệnh.

Hebamic chứa 25% acid gymnemic, được sản xuất từ thành phần thiên nhiên: cao khô cành và lá thìa canh chuẩn hóa. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết trong các trường hợp đái tháo đường và người có đường huyết cao. Ngoài ra, Hebamic hiệu quả trong việc   giảm tác dụng phụ của thuốc tiểu đường và hỗ trợ làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường. 

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, với nguyên liệu 100% tự nhiên, đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho người sử dụng.  

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường đầy đủ theo từng nhóm

Hebamic hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có những thông tin cần thiết về tác dụng phụ của thuốc tiểu đường mà người đái tháo đường cần lưu ý. Khi gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được lựa chọn thuốc và liều dùng hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước Bidiphar Shop để được tư vấn hỗ trợ.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo