Giỏ hàng

Rối Loạn Mỡ Máu Ở Bệnh Nhân Tiểu Đường: Chuẩn Đoán Và Điều Trị

Mỡ máu là tên gọi thường dùng của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng và được biết đến nhiều nhất là cholesterol. Bệnh mỡ máu cao là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn cho phép do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong cơ thể.

Chỉ số đường huyết và lipid máu có thể tác động qua lại lẫn nhau

1. Mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu và đái tháo đường tuýp 2 là hai  trong số nhiều hội chứng thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Đây là thuật ngữ chung dùng để mô tả một hay nhiều tình trạng rối loạn có liên quan đến các cơ chế chuyển hóa chất trong cơ thể.

1.1. Rối loạn lipid máu gây bệnh gì?

Lipid máu hay còn gọi là mỡ máu gồm có hai thành phần chính là triglyceride và cholesterol. Rối loạn lipid máu được đặc trưng bởi tình trạng tăng triglyceride lúc đói và sau khi ăn lượng  cholesterol HDL thấp, cholesterol LDL tăng cao. 

HDL được gọi là “cholesterol tốt” vì chúng có khả năng tăng đào thải các chất béo độc hại, giảm sự tích tụ cholesterol xấu trong thành mạch máu. LDL là “cholesterol xấu” thường tích tụ ở mô và máu, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch, huyết áp khác. 

Những thay đổi về số lượng các thành phần lipid máu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu. 

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm

1.2. Đái tháo đường và rối loạn lipid máu có quan hệ gì?

Ở bệnh nhân đái tháo đường, những rối loạn trong hoạt động của insulin điều hòa đường huyết và nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây rối loạn lipid máu.

Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sự thiếu hụt insulin và lượng  LDL cholesterol tăng cao làm giảm khả năng kiểm soát đường trong máu. 

Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các bất thường về lượng lipid máu thường được quan sát thấy ngay cả khi chỉ số đường huyết được kiểm soát. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường có xu hướng tăng cao LDL và giảm lượng HDL. Các rối loạn lipid là các bất thường tương tự với các hội chứng chuyển hóa khác như kháng insulin, béo phì. 

Nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết, bạn có thể gặp phải hội chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, do các hạt lipid tích tụ trong lòng mạch máu không được đào thải ra ngoài. Đồng thời hội chứng này có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến mất cảm giác ở chân, mất trí nhớ. 

Rối loạn lipid máu thời gian dài có thể phát triển bệnh xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các hoạt động cung cấp máu cho tim, gây nên bệnh mạch vành, đột quỵ, thuyên tắc bệnh động mạch ngoại vi. Mức cholesterol cao cũng làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ. 

Vì thế yêu cầu đặt ra là phải tìm được các phương pháp điều trị, phòng ngừa rối loạn lipid ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường.

2. Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Mục tiêu chính của việc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là giảm tối đa  nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Trong đó thay đổi lối sống là phương pháp tối ưu nhất trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu, bao gồm giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống, tích cực tập thể dục thường xuyên.

2.1. Kiểm soát cân nặng

Béo phì là nguyên nhân làm tăng tính kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm lượng cholesterol HDL và tăng cholesterol LDL xấu. Do vậy, những người thừa cân, béo phì cần giảm cân để có thể cải thiện tình trạng rối loạn lipid.

Để đạt được hiệu quả giảm cân bền vững, chế độ ăn hạn chế thực phẩm nhiều calo là chìa khóa quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Kiểm soát cân nặng giúp kiểm soát tốt cả chỉ số đường huyết và lipid máu

2.2. Thay đổi chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra khuyến cáo rằng, bệnh nhân đái tháo đường nên tuân thủ một chế độ ăn kiêng giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng cường acid béo không như omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ…). 

Ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân phù hợp. Chế độ ăn uống lành mạnh cần bao gồm các loại  trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, đồng thời hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có cồn. Chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol tới 10%. 

2.3. Tích cực tập luyện thể dục, thể thao

Các hoạt động thể chất được khuyến khích ở tất cả các bệnh nhân với ít nhất 150 phút/tuần, trải dài trong ít nhất 3 ngày/tuần. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn phù hợp với sở thích và sức khỏe của bản thân như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ… tùy theo điều kiện của mình. 

Phương pháp thay đổi lối sống trong điều trị đái tháo đường và rối loạn lipid máu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không là phương pháp điều trị chính, có tác dụng chữa khỏi. Nếu việc áp dụng các phương pháp này không có tác dụng thì người bệnh thường phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao

2.4. Điều trị rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường bằng thuốc

Rối loạn lipid máu do bệnh đái tháo đường có thể được điều chỉnh một phần bằng cách điều trị bằng insulin và nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. 

Liệu pháp insulin có khả năng làm tăng cholesterol HDL và giảm nồng độ triglyceride trung tính trong máu, đặc biệt ở những trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc có công dụng hạ đường huyết như metformin, glimepiride. Tuy nhiên, các thuốc này có tác dụng hạ đường huyết, không có tác dụng rõ ràng trong việc điều trị giảm tình trạng rối loạn lipid máu. 

Lúc này, thuốc hạ lipid máu có thể được bác sĩ chỉ định thêm bệnh nhân nếu cần thiết. Liệu pháp statin sử dụng nhóm thuốc statin, fibrate đã được chứng minh tác động lên mức lipid ở bệnh nhân tiểu đường giống với tác dụng ở bệnh nhân không bị tiểu đường. Statin, fibrate là những loại thuốc sử dụng dễ dàng và thường được dung nạp tốt ở bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù vậy, bác sĩ vẫn cần cân nhắc về các tác dụng không mong muốn của thuốc nhóm statin trước khi kê đơn cho bệnh nhân. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu. Phòng ngừa rối loạn lipid máu ngay từ hôm nay sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, cũng như các biến chứng tiểu đường nguy hiểm khác.

Một trong các phương pháp hiệu quả, góp phần cải thiện tình trạng đề kháng insulin gây bệnh tiểu đường chính là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, cải thiện và kiểm soát tình trạng đường máu tăng cao, ví dụ như:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo