Thực Hư Hiệu Quả Của Lá Dâu Tằm Chữa Bệnh Tiểu Đường
Theo y học Cổ truyền phương Đông, lá dâu tằm nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, trừ cảm, giải phong hàn, cải thiện chức năng gan...Gần đây, lá dâu tằm được nhiều người biết đến và sử dụng với mục đích giảm đường máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường. Vậy lá dâu tằm có tác dụng hạ đường huyết hay không và thực hư câu chuyện lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải.
I. Những điều cần biết về lá dâu tằm
Lá dâu tằm còn được gọi là tang diệp, là phần lá của cây dâu tằm. Ở Việt Nam, cây dâu tằm trắng (Morus alba L.) được trồng phổ biến hơn dâu tằm đỏ (M. rubra) và dâu tằm đen (M. nigra). Từ xưa, người Việt đã dùng lá dâu tằm trong việc nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa, ngoài ra các phần cành, lá, thân, quả dâu tằm đều có thể dùng trong ngành thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, lá dâu tằm có vị ngọt, tính hàn nên quy kinh phế, can, thận. Trên thực tế, lá dâu tằm được coi là thảo dược quan trọng trong y học do đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy lá dâu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ nhiều bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu và củng cố sức khỏe tim mạch, gan, thận…
II. Tác dụng của lá dâu tằm trên bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy lá dâu tằm cho tác dụng tốt trong kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Cụ thể các alkaloids, flavonoids,...có trong lá dâu tằm giúp làm giảm nồng độ đường trong máu, ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển. Trong đó phải kể đến thành phần 1-deoxynojirimycin (DNJ) có hoạt tính ức chế α-glucosidase, ngăn chặn tinh bột chuyển hóa thành đường đơn và làm giảm hấp thu đường tại ruột hiệu quả.
Ngoài ra, lá dâu tằm chứa nhiều polysaccharides có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nồng độ đường máu, cải thiện dung nạp glucose máu, tăng tích lũy glycogen tại gan. Các polysaccharides như α-arabinose, α-rhamnose, α-mannose...có tác dụng chống tiểu đường tiềm năng bằng cách tăng tái tạo tế bào β đảo tụy, tăng đáp ứng của insulin với đường huyết, từ đó cải thiện các triệu chứng do tiểu đường.
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường hiệu quả thông qua kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu. Một thử nghiệm trên người cho thấy việc uống 0,8g và 1,2g bột lá dâu tằm giàu DNJ ngăn chặn đáng kể sự gia tăng đường huyết sau ăn. Một thử nghiệm khác cũng cho thấy kết hợp dùng lá dâu tằm cùng điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện giúp giảm đường huyết tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn so với nhóm dùng thuốc acarbose (thuốc phổ biến điều trị đái tháo đường tuýp 2). Đây là những bằng chứng cho thấy lá dâu tằm có nhiều tiềm năng trong chống bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
III. Cách dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường
Lá dâu tằm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt trong hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường như thế nào là tốt nhất? Dưới đây là những cách dùng lá dâu tằm đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn ngăn chặn tiểu đường tiến triển một cách dễ dàng.
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 200g lá dâu tằm, 100g là đậu ván và 100g lá sen tươi
Cách tiến hành: rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước. Sau đó, giã nát 3 nguyên liệu đã chuẩn bị, vắt lấy nước, thêm chút muối và dùng ngay.
Cách dùng: thực hiện 3-4 lần mỗi tuần.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 100g lá dâu tằm, 100g lá sen khô
Cách tiến hành: cho 2 nguyên liệu vào ấm, sắc với 1L nước.
Cách dùng: nước thuốc sắc chia làm 2 lần, uống trong ngày và thực hiện bài thuốc này mỗi ngày.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: 100g lá dâu tằm
Cách tiến hành: đun 100g lá dâu tằm với 1L nước trong khoảng 10 phút.
Cách dùng: để nguội, uống thay nước lọc hàng ngày
IV. Lưu ý khi dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lá dâu tằm có tác dụng giảm glucose máu, giảm HbA1c và ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên việc dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường chưa được coi là liệu pháp chuẩn trong điều trị bệnh trên lâm sàng. Hay nói cách khác, không thể không thể thay thế thuốc điều trị bệnh tiểu đường thông thường bằng lá dâu tằm.
Lá dâu tằm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không có nghĩa thảo dược này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Theo các chuyên gia, việc dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điểm sau:
Lá dâu tằm có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như chóng mặt, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy...hoặc một số dị ứng khác. Những tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều, do đó cần có lời khuyên của chuyên gia trong sử dụng lá dâu tằm hay những chiết xuất lá dâu tằm hợp lý.
Việc dùng lá dâu tằm kết hợp với các thuốc điều trị tiểu đường khác có thể làm gia tăng nguy cơ hạ glucose máu, biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, thậm chí ngất xỉu. Để tránh tương tác này, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc dùng thuốc kết hợp ăn uống, luyện tập hoặc bổ sung bất kỳ thảo dược, sản phẩm hỗ trợ khác.
Lá dâu tằm làm giảm đường huyết bằng cách ngăn chặn hấp thu đường tại ruột. Nhưng nếu dùng với liều cao, cơ thể có thể gặp nhiều bất lợi do giảm hấp thu tinh bột, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa năng lượng cho các tế bào.
Tính an toàn của lá dâu tằm cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác lập. Do đó, không nên sử dụng lá dâu tằm cho những đối tượng kể trên nhằm tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
V. Có nên dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường hay không?
Các hợp chất, tiêu biểu là 1-deoxynojirimycin (DNJ) có khả năng làm giảm đường huyết, tăng khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một số thành phần khác trong lá dâu tằm có thể gây ra tác dụng phụ, thậm chí gây độc tính đối với cơ thể. Do đó, đòi hỏi cần có phương pháp tách chiết được các hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong lá dâu tằm, điều này yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến, chọn lọc cao.
Mặt khác, dùng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường không đúng cách, dùng liều quá cao hoặc quá thấp đều không mang lại hiệu quả mong muốn cho sức khỏe. Tuy nhiên dùng liều như thế nào, dùng như thế nào để an toàn nhất thì chưa có nhiều bằng chứng khoa học cụ thể. Do đó, trước khi sử dụng lá dâu tằm hoặc các sản phẩm chiết xuất từ lá dâu tằm cần phải hỏi ý kiến chuyên gia về liều lượng, cách dùng, cách theo dõi hiệu quả tác dụng. Bên cạnh đó, độ an toàn cho những đối tượng đặc biệt đang mang thai, cho con bú hoặc các bệnh lý nền mắc kèm chưa được chứng minh nên cần thận trọng khi sử dụng.
Người bệnh tiểu đường cần có phương pháp hỗ trợ hiệu quả và an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Đó chính là lý do các nhà khoa học luôn tìm kiếm những thảo dược quý từ thiên nhiên và không ngừng nghiên cứu, chứng minh tác dụng và cho ra đời những giải pháp tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến bước tiến vượt bậc về khoa học và công nghệ trong sản phẩm Hebamic - Hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
Dây thìa canh “thần dược” trong Đông y với tác dụng giảm đường huyết, ngăn chặn các biến chứng tiểu đường. Dây thìa canh được đưa vào trong công nghệ dược phẩm, quản lý khắt khe từng khâu đoạn sản xuất, từ đó viên uống Hebamic ra đời mang đến phương pháp chống tiểu đường hiệu quả cho cộng đồng. Viên uống tiểu đường Hebamic với 400mg cao khô cành và lá dây thìa canh, chuẩn hóa hàm lượng đến 25% acid gymnemic (hoạt chất chống tiểu đường hiệu quả nhất từ tự nhiên), từ đó cho tác dụng kiểm soát đường máu vượt trội, giảm nguy cơ tiến triển và cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh tiểu đường.
Kết luận: Tác dụng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm tuy nhiên hiệu quả và tính an toàn của thảo dược này còn nhiều băn khoăn và tranh luận. Do đó, việc dùng lá dâu tằm trong hỗ trợ điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách dùng, liều lượng hợp lý. Ngoài ra, viên uống tiểu đường Hebamic từ dây thìa canh là một lựa chọn thích hợp được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Xem thêm:
CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT