Giỏ hàng

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường gặp. Tuy nhiên, người bị bệnh đái tháo đường thường chủ quan với nguy cơ của bệnh. Để hiểu thêm về bệnh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như các cách phòng ngừa và điều trị bệnh qua bài viết dưới đây: 

Loét bàn chân  là biến chứng nghiêm trọng ở người đái tháo đường

1. Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân đái tháo đường

Biến chứng bàn chân đái tháo đường xuất hiện là do hai nguyên nhân chính: 

  • Do hệ thần kinh bị tổn thương: Lượng đường trong máu cao chèn ép và gây tổn thương hệ thần kinh. Do vậy, các phản xạ, cảm giác, đau, nóng, lạnh bị giảm dần hoặc mất đi. Khi có vết rách hay tổn thương nhỏ, người bệnh không phát hiện các tổn thương, lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng và loét bàn chân.

  • Do biến chứng ở mạch máu ngoại vi: Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển sau. Đây là nguyên nhân từ một vết thương nhỏ, vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển, người bệnh đái tháo đường phải đối mặt với nguy cơ biến chứng loét bàn chân nghiêm trọng hơn.

2. Dấu hiệu báo trước biến chứng tiểu đường ở chân

Người bị bệnh tiểu đường cần quan sát những biểu hiện sớm của biến chứng bàn chân đái tháo đường bằng cách quan sát những thay đổi sau đây: 

  • Thay đổi màu của da chân: Chân người có dấu hiệu của biến chứng thường chuyền màu đỏ, các vết mẩn đỏ có thể xuất hiện rải rác. 

  • Thay đổi nhiệt độ da chân: Nhiệt độ da chân có thể cao hơn người bình thường. 

  • Sưng phù, đau ở bàn chân hoặc mắt cá.

  • Loét hoặc chảy mủ.

  • Nấm móng chân.

  • Chai chân.

  • Khô da ..

  • Hôi chân.

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, người bệnh không nên chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

3.  Các biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường bao gồm 5 dạng sau đây: 

3.1. Nhiễm trùng da và xương

Nhiễm trùng da và xương là biến chứng đầu tiên, thường gặp nhất khi các tổ chức  bị tổn thương và phơi nhiễm với vi khuẩn bên ngoài. Vi khuẩn từ đó phát triển, gây ra nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, ngứa da, da khô, thâm sạm. Ngoài ra, người bệnh có thể sốt cao, phát ban lan rộng.

Nhiễm trùng là biến chứng đầu tiên của bàn chân đái tháo đường 

3.2. Áp xe

Nhiễm trùng bàn chân lâu ngày dẫn tới các ổ áp xe. Các nhiễm trùng dần ăn sâu vào các mô và tổ chức, dẫn tới hành thành mủ. Người bệnh lúc này có thể quan sát thấy ,một khối phồng. Các ổ áp xe đỏ, sưng, khi sờ vào có cảm giác đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Trong những tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. 

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Các ổ áp xe là những vết nhiễm trùng có mủ

3.3. Hoại tử

Chân người gặp phải biến chứng này có thể bị hoại tử khi bị nhiễm trùng với các vết loét nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chân người bệnh không được nuôi dưỡng tốt do dòng máu lưu thông không tốt và không đủ chất dinh dưỡng, khiến cho nhiễm trùng thêm nghiêm trọng gây hoại tử. Bàn chân người bệnh sưng đỏ, xuất hiện những vết, mảng, đốm đen, bàn chân sưng phù, bong da, chứa mủ, đi lại khó khăn...

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Hoại tử bàn chân có thể phải cắt cụt chi để điều trị

3.4. Biến dạng bàn chân

Bàn chân nhiễm trùng, các tổ chức cơ và xương bị vi khuẩn tấn công đồng thường không được nuôi dưỡng tốt nên suy yếu dần. Khi chân bị tác động lực mạnh như mang vác nặng, chạy nhảy, vận động mạnh, bàn chân có thể bị biến dạng.  

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Biến dạng bàn chân giảm khả năng đi lại của người bệnh.

3.5. Bàn chân charcot

Bàn chân charcot là một dạng của biến dạng bàn chân, khi các xương bị gãy, trật khớp . Chân người bệnh lúc này mất độ lệch xương gót bình thường, hoặc mất góc tương đối so với nền nhà. Bàn chân charcot cản trở việc đi lại và hoạt động bình thường của người bệnh.

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Chân Charcot ở người đái tháo đường

4. Cách khám bàn chân đái tháo đường

Để kiểm tra sự xuất hiện cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân và bác sĩ có thể thăm khám bằng các cách sau đây: 

  • Đánh giá bằng mắt, người bệnh thường thấy loét, hoại tử, các vết chai, teo cơ, nấm móng, khô da, nứt da, đỏ da hoặc có bóng nước, mủ trên da, biến dạng bàn chân...

  • Bắt mạch bằng chân: Bao gồm các mạch như mạch mu bàn chân, mạch chày sau, động mạch khoeo chân, mạch đùi,...

  • Kiểm tra cảm giác bàn chân: Kiểm tra chênh lệch nhiệt độ và màu sắc, phản xạ, xúc giác,...

  • Chụp X quang: Chụp X quang để quan sát rõ hơn các tổn thương nằm sâu bên trong xương mà mắt nhìn ngoài không thấy được.

5. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân

Người đái tháo đường cần chủ động phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân bằng các cách sau đây: 

  • Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm những tổn thương và những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. 

  • Không đi chân trần để giảm thiểu những vết xước không đáng có trong lúc đi lại, và trong hoạt động thường ngày của người bệnh.

  • Không hút thuốc vì có thể gây nhiễm trùng các vết thương, giảm lưu thông máu. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng thuốc lá, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khi có các tổn thương ngoài da.

  • Giữ chân sạch sẽ và khô ráo: Giữ chân sạch sẽ khô ráo là điều kiện tối thiểu để tránh sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. 

  • Dưỡng ẩm cho chân sau khi làm sạch, đặc biệt với người có cơ địa da khô. Chân khô, thiếu ẩm có thể gây bong tróc, nứt nẻ, tạo các vết nứt, tổn thương trên da. 

  • Tránh dùng nước quá nóng vì có thể làm bốc hơi hơi nóng khiến chân có thể bị tổn thương, sưng đỏ.  

  • Cắt bỏ móng chân cẩn thận: Móng chân là nơi chứa chất bẩn và vi khuẩn, do đó, cần cắt tỉa thường xuyên.

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Bàn chân sạch giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường.

6. Cách điều trị các biến chứng bàn chân của bệnh nhân tiểu đường

Khi gặp biến chứng bàn chân này, tùy vào tình trạng nặng nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

6.1. Kiểm soát tốt đường huyết 

Kiểm soát đường huyết giúp tác động vào nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát đường huyết giúp máu lưu thông, tăng khả năng tự chữa lành các vết thương. 

Để đảm bảo đường huyết được kiểm soát tốt, người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

  • Tuân thủ tốt đơn thuốc bác sĩ vì mỗi tình trạng bệnh sẽ phù hợp với những đơn thuốc, liều dùng khác nhau. Sử dụng đúng sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt nhất.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn các loại rau xanh, giảm các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, cơm trắng, nước ngọt; đồ ăn nhiều dầu mỡ như: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,....;  

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên để nhận biết sự thay đổi của lượng đường trong máu, từ đó, thay đổi thuốc sử dụng và phương pháp điều trị cho phù hợp.

  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết để tăng nhanh hiệu quả điều trị

Hebamic là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược 100% từ thiên nhiên. Thành phần thảo dược an toàn hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn khi sử dụng. Là tinh hoa kết hợp giữa kiến thức và công nghệ khoa học, Hebamic có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ hạ đường huyết, phòng ngừa tiểu đường và biến chứng bệnh tiểu đường. 

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Hebamic hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường.

6.2. Xử lý vết loét tại chỗ

Nếu bàn chân bắt đầu các vết loét, vết nhiễm trùng, bệnh nhân cần xử lý vết loét sớm nhất có thể, tránh vết nhiễm trùng nặng thêm, gây hoại tử và các biến chứng khác: 

  • Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ dị vật (nếu có) bằng nhíp. 

  • Bước 2: Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn. Bạn có thể sử dụng bất kì dung dịch sát khuẩn nào ngoại trừ cồn và povidon iod vì có thể gây đau xót, chậm lành vết thương.

  • Bước 3: Băng vết thương lại, đảm bảo vết thương không bị tiếp xúc với bụi bẩn và hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

6.3. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng

Kháng sinh là thuốc luôn được chỉ định để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, không vì thế mà bệnh nhân có thể tự ý sử dụng khác sinh. Người bệnh nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo điều trị đúng thuốc, đúng liều. 

Các kháng sinh có thể được chỉ đình là: Penicillin, Cephalosporin, Dicloxacillin,  Clindamycin,.... 

6.4. Cắt cụt chi.

Cắt cụt chi là biện pháp được sử dụng khi tình trạng nhiễm trùng quá nặng, bàn chân hoại tử, không còn phương pháp khác thay thế. Nhiễm trùng mức độ nặng dẫn tới nguy cơ lây lan sang các vùng xung quanh. Do đó, để đảm bảo an toàn cho các vùng da lân cận, biện pháp cắt cụt chi là biện pháp tốt nhất.

Biến Chứng Bàn Chân Đái Tháo Đường: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị.

Cắt cụt chi vì nhiễm trùng ở người đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là biến chứng không thể chủ quan ở những người mắc đái tháo đường. Người tiểu đường cần lưu ý giữ bàn chân sạch sẽ, tránh các vết tổn thương bàn chân để hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về biến chứng bàn chân đái tháo đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, tổng đài miễn cước Bidipharshop sẵn sàng lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của bạn. 


idiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo