Giỏ hàng

Bị Bệnh Tiểu Đường Có Mổ Được Không? Cảnh Báo 5 Khó Khăn Khi Mổ

Bị tiểu đường có mổ được không? Thực hiện các cuộc phẫu thuật khi bị tiểu đường rất khó khăn, bởi lẽ, bệnh tiểu đường là nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật. Cảnh báo 5 khó khăn khi mổ cho bệnh nhân bị tiểu đường.

cuộc phẫu thuật khi bị tiểu đường

Bị tiểu đường có mổ được không?

1. Người bệnh tiểu đường có thể mổ được không? 

 Ở người tiểu đường có thể mổ, tuy nhiên chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết. Do người tiểu đường gặp 1 số khó khăn trong và sau khi mổ như sau:

1.1. Nguy cơ tụt đường huyết quá mức

Trước khi mổ, bệnh nhân phải nhịn ăn từ 6-8 giờ, điều này không quan trọng đối với bệnh nhân không bị tiểu đường ( tránh thức ăn tràn vào phổi trong quá trình mổ). Nhưng với bệnh nhân tiểu đường có thể làm giảm đường huyết quá mức ,nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ bị hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, lúc này cần theo dõi đường huyết thường xuyên cho bệnh nhân và tiêm insulin để điều chỉnh nồng độ đường huyết ở mức ổn định, tránh nguy hiểm tính mạng người bệnh. 

Nguy cơ hạ đường huyết quá mức

Nguy cơ hạ đường huyết quá mức

1.2. Rối loạn đông máu

Nồng độ đường trong máu không ổn định có thể gây rối loạn quá trình đông máu, gây khó khăn cầm máu ở bệnh nhân tiểu đường khi mổ.

Vậy nên, trước khi mổ, phải kiểm tra đông máu cho bệnh nhân và điều chỉnh đông máu để không gặp nguy hiểm trong khi mổ như tan máu, máu lâu đông, mất máu quá nhiều ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu

1.3. Giảm tác dụng của thuốc gây mê

Các loại thuốc dùng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh nhân tiểu đường là nguyên nhân làm giảm tác dụng của thuốc gây mê, gây nguy hiểm cho bệnh nhân trong quá trình mổ.

Do đó, theo khuyến cáo của các bác sĩ, phải ngừng dùng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện ca mổ.

gây mê trong phẫu thuật

Bị bệnh tiểu đường có nguy cơ giảm tác dụng thuốc gây mê

1.4. Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ

Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ là một trong những khó khăn khi phẫu thuật cho bệnh nhân tiểu đường. Do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm so với người  bình thường, nên gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Chính vì thế, thời gian nằm viện của bệnh nhân tiểu đường khi mổ thường lâu hơn và lượng kháng sinh cũng nhiều hơn so với bệnh nhân bình thường.

Nguy cơ bị nhiễm trùng sau mổ

Nguy cơ bị nhiễm trùng sau mổ

1.5. Lâu liền sẹo sau mổ

Bệnh nhân tiểu đường thường lâu liền sẹo sau mổ. Do bệnh nhân tiểu đường miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng, thêm vào đó, gặp khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi vết mổ nên dễ bị hoại tử vết mổ và lâu liền sẹo mổ.

Vì vậy, các nhân viên y tế phải luôn duy trì ổn định đường huyết để nhanh lành và tránh để lại sẹo mổ.

Lâu liền sẹo sau mổ

Lâu liền sẹo sau mổ

2. Lưu ý khi mổ cho người bị bệnh tiểu đường

2.1. Lưu ý trước khi mổ

Thông báo với bác sĩ tất cả thuốc đang dùng, bởi có thể thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật. 

Nếu đang dùng metformin cân nhắc ngừng thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ điều trị để biết có nên ngừng thuốc hay không. Thông thường, người bệnh cần ngừng dùng thuốc 2 ngày trước và sau khi phẫu thuật để tránh nguy cơ bị nhiễm acid lactic.

Nếu đang dùng insulin, hỏi bác sĩ xem có cần giảm liều, bởi nếu đường huyết giảm quá mức cũng gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm insulin về đêm trước và sau phẫu thuật.

Lưu ý trước mổ về việc tiêm insulin

Lưu ý trước mổ về việc tiêm insulin

2.2. Lưu ý sau khi mổ

Kiểm tra đường huyết thường xuyên là rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là sau khi phẫu thuật, bởi nồng độ đường huyết rất khó kiểm soát bì một số nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn uống thay đổi 

  • Nôn mửa 

  • Bị stress sau phẫu thuật

  • Vận động ít

  • Thường xuyên kiểm tra vết mổ là công việc bắt buộc đối với mọi đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường. Bởi lẽ, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng hơn so với bình thường.

Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau vị trí vết mổ hoặc bị rỉ mủ ra hay sốt cao do nhiễm trùng..

Không nên nằm lâu trong phòng do nếu nằm lâu có nguy cơ biến chứng loét. Một số trường hợp, người bệnh bị mất cảm giác ở ngón chân hay ngón tay, vậy nên, bệnh nhân tiểu đường sẽ không có cảm giác đau đớn do vết loét.

Do đó, bạn nên vận động thường xuyên, nếu vết mổ còn đau nhiều, bạn có thể quay trở trên giường; sau đó nếu đỡ đau hơn thì ra khỏi giường để vận động nhưng chỉ nên vận động nhẹ.

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Trên đây cảnh báo 5 khó khăn khi phẫu thuật cho bệnh nhân tiểu đường và các lưu ý khi mổ cho bệnh nhân tiểu đường. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước của Bidipharshop.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo