Nguyên Nhân Cảm Cúm Và Những Điều Bạn Không Ngờ Đến
Có nhiều nguyên nhân cảm cúm mà bạn cần hiểu rõ để có cho mình những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Hãy cùng BIDIPHAR tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cảm cúm và cách phòng ngừa, điều trị hợp lý qua bài chia sẻ sau.
1. Thông tin cần biết về bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến có liên quan đến đường hô hấp và thường phát sinh từ mũi, họng nghiêm trọng hơn là phổi bị nhiễm trùng.
Bệnh cảm cúm có thể tương đối nhẹ ở đa số trường hợp nhưng, đôi khi vẫn có nguy cơ tử vong.
Bệnh cảm cúm
2. Nguyên nhân cảm cúm
Nguyên nhân cảm cúm là do:
Virus Influenza: Khi virus tấn công vào cơ thể con người tại các vị trí mũi, cổ họng, phổi vào hệ hô hấp gây nên bệnh cảm cúm.
Lây nhiễm trực tiếp hoặc từ người bệnh lây sang: Trong quá trình giao tiếp hay sinh hoạt mà bạn chạm phải các vật của người bị cảm cúm hay tiếp xúc với nước miếng bắt ra trong quá trình nói cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh.
Việc xác định nguyên nhân cảm cúm giúp bạn tìm ra cách chữa bệnh chính xác và nhanh chóng hơn. Đặc biệt là khi cảm cúm có thể phát triển thành dịch thì việc phát hiện nguyên nhân cảm cúm dễ truy ra nguồn gốc và tiêu diện tận gốc vấn đề.
Ảnh minh hoạ
3. Một số triệu chứng cảm cúm
Bất kể là nguyên nhân cảm cúm nào thì người bệnh đều sẽ có những triệu chứng sau:
Sốt từ 37,8 độ C đến 40 độ C. Hầu hết người mắc bệnh cảm cúm nào cũng sẽ sốt trong đó trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn và kéo dài dưới 1 tuần.
Viêm họng do sự tác động gây hại của vi khuẩn cúm đến cổ họng người bệnh.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi cũng là triệu chứng cảm cúm phổ biến.
Ớn lạnh kèm theo những cơn sốt.
Ho khan, khó chịu và đau đớn cổ họng, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.
Đau cơ cổ, lưng, cánh tay và chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Đau đầu, lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể.
Nôn mửa và tiêu chảy cấp (chủ yếu chỉ phát sinh ở trẻ em).
Một số triệu chứng cảm cúm
4. Cảm cúm có lây không? Lây qua đường nào
Là một trong những nguyên nhân cảm cúm lớn thì cảm cúm có lây và sẽ lây qua:
Đường hô hấp
Thông qua dịch tiết ra từ đường hô hấp có phạm vi 2 mét thì virus cúm có thể phát tán. Và nếu vô tình rơi vào mũi, miệng, tai của người khác thì dễ gây ra cảm cúm cho người đó. Đặc biệt là qua những cơn hắt hơi, ho khan.
Tiếp xúc với virus cúm qua vật dụng của người bệnh
Người bệnh thường sẽ có thói quen che tay khi hắt hơi hay xịt mũi bằng tay. Điều này giúp ngăn chặn sự phát tát virus tuy nhiên nếu người bệnh lại dùng tay để chạm vào các vật dụng chung khác như mặt bàn, điện thoại, bát, đũa, … thì ngay cả sau 48 tiếng ở bên ngoài trời virus vẫn luôn tìm kiếm cách xâm nhập vào cơ thể con người để gây bệnh.
Lây qua đường hô hấp
5. Cách phòng ngừa bệnh cúm
- Sử dụng vắc xin để bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm
Tiêm vắc xin ngừa cúm thường niên là biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả nhất. Và nên tiêm phòng cảm cúm mỗi năm, vì vắc xin cúm của mỗi năm chỉ được điều chế để ngăn chặn chủng virus dự đoán của năm đó.
- Một số biện pháp phòng ngừa khác
Để tránh bị lây nhiễm virus cúm bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Dùng tay/ khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Sau đó vứt khăn giấy đúng nơi quy định và rửa sạch tay.
Tập thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước. Đồng thời, hãy trang bị một lọ nước rửa tay khô bên người để có thể rửa tay được ở bất cứ đâu.
Không tiếp xúc với người đang bị cảm cúm (ít nhất là cách 2 mét hoặc hơn nếu có thể).
Nếu bạn bị cảm cúm hãy có ý thức bảo vệ người xung quanh bằng việc không tiếp xúc gần và không dùng chung đồ.
Không để tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Thường xuyên vệ sinh tay
6. Cách điều trị bệnh cúm mà ai cũng nên biết
Cách điều trị bệnh cúm nhanh nhất là nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc trị cảm giúp kháng virus, như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza).
Một số mẹo sau sẽ giúp bạn cách trị cảm cúm tại nhà:
Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước chanh ấm. Hoặc dùng Kingdomin bổ sung vitamin C đang thiếu hụt.
Nghỉ ngơi nhiều hơn bằng cách ngủ bạn có thể giúp hệ miễn dịch nhanh chóng phục hồi.
Biragan
Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa. Các thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Biragan để chống lại các triệu chứng đau do cúm.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
- Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
- Website: https://www.bidipharshop.com/
- Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
- Email: info@bidiphar.com
- Hotline: 1800.888.677
THAM KHẢO THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM TẠI ĐÂY: