Bị Cảm Lạnh Nên Uống Thuốc Gì? Cách Chăm Sóc
Cảm lạnh thường xảy ra vào thời điểm thời tiết biến đổi bất thường tạo điều kiện cho sự phát triển các loại vi khuẩn về đường hô hấp. Vậy cảm lạnh uống thuốc gì? cách chăm sóc như thế nào? Cùng BIDIPHAR tìm hiểu chi tiết hơn qua bài chia sẻ sau.
1. Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là một loại bệnh lý về đường hô hấp, do bị nhiễm virus thường gặp ở trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch kém. Khi nhiễm bệnh, tuy không nặng như cảm cúm nhưng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải.
Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải.
Thông thường, cảm lạnh có thể tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày ( với người lớn) và 10 - 15 ngày (với trẻ nhỏ) mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình mắc bệnh thì người bệnh thường bị bội nhiễm với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang,... Do đó, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau vài ngày điều trị ở nhà thì nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Hình ảnh minh họa bị cảm lạnh
2. Nguyên nhân và triệu chứng cảm lạnh
Nguyên nhân gây cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh
Nghẹt mũi, khó thở.
Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
Ho.
Đau họng, viêm họng.
Đau đầu, đau nhức cơ thể.
Hắt hơi.
Sốt nhẹ.
Cảm thấy mệt mỏi trong người.
Một số triệu chứng ít gặp khác như mất vị giác, sưng hạch bạch huyết, cảm giác có áp lực trong tai và mặt.
Nguyên nhân và triệu chứng cảm lạnh
3. Bị cảm lạnh uống thuốc gì?
Khi bị cảm lạnh, việc điều trị thường bao gồm việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng. Dưới đây là một số sản phẩm thường được sử dụng:
Thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) có thể giúp giảm đau nhức và hạ sốt. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm thuốc không kê đơn: BIRAGAN 500 - Giảm Đau Hạ Sốt - Hộp 16 Viên Sủi của BIDIPHAR. Tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh trong trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, đau cơ - xương, bong gân, đau khớp, đau tai, đau họng, viêm mũi, xoang do nhiễm khuẩn hay do thời tiết, sau phẫu thuật cắt amidan, nhổ răng, mọc răng, nhức răng.
Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc chống dị ứng như diphenhydramine (Benadryl) có thể giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, nhưng chúng cũng có thể gây buồn ngủ.
Thuốc giảm ho: Dextromethorphan là một thành phần thường thấy trong các loại thuốc giảm ho không cần kê đơn.
Thuốc thông mũi: Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc phenylephrine là các thành phần giúp làm giảm sự nghẹt mũi.
Thuốc giảm chất nhầy: Guaifenesin có trong một số loại thuốc có thể giúp làm loãng chất nhầy.
Các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm phổ biến BIFACOLD - Điều Trị Viêm Phế Quản Cấp Và Mạn Tính - Hộp 30 Gói của BIDIPHAR. Với thành phần Acetylcystein 200 mg. Thuốc tiêu nhầy trong các bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) của xơ nang tuyến tụy và các bệnh đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mạn tính. Và sản phẩm LATOXOL KIDS - Thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp - Chai 60ml thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và rối loạn vận chuyển chất nhầy, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản.
Vitamin và khoáng chất: Việc tăng cường hệ miễn dịch có thể được hỗ trợ thông qua việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng như vitamin C và kẽm. Thực phẩm chức năng KINGDOMIN® Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng của BIDIPHAR, với hộp 20 viên, đã nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, cung cấp vitamin C và các khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò trợ giúp quan trọng trong việc duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Những thông tin về sản phẩm mà BIDIPHAR cung cấp trên đây có thể được xem như một nguồn tham khảo hữu ích cho việc hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng sức khỏe của bạn nghiêm trọng, chúng tôi khuyến cáo bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và cung cấp một lộ trình điều trị phù hợp, dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn, nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Bị cảm lạnh uống thuốc gì?
4. Mẹo trị cảm lạnh không dùng thuốc
Bên cạnh điều trị cảm lạnh bằng thuốc, người bệnh cũng có thể sử dụng các phương pháp sau để giúp cơ thể nhanh khỏe hơn:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ chất nhầy, nước mũi. Thực hiện ít nhất 1 lần 1 ngày và lưu ý khi vệ sinh không nên dùng quá nhiều sức vì sẽ dễ khiến tổn thương thành mũi bên trong. Không nên cố gắng xịt mũi để tránh tăng áp lực lên các mạch màu trong khoang mũi.
Súc miệng với dung dịch súc miệng nhằm giảm đau họng, chống viêm. Không dùng nước muối quá mặn để súc dễ làm tổn thương đến các mao mạch bên trong.
Uống nước ấm, chanh pha mật ong, nước gừng để giảm ho, giảm đau họng, giữ ấm cơ thể và thông thoáng đường hô hấp.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, cung cấp nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất. Nên chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm tải cho dạ dày và tăng khả năng hấp thụ các chất.
Thực hiện lối sống khoa học, cân bằng thời gian ngủ nghỉ và làm việc. Khi bị ốm cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Giữ vệ sinh cá nhân, có thể tắm nhưng cần tắm nhanh và tắm với nước ấm.
Bị cảm lạnh có thể uống nước chanh pha mật ong ấm
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Website: https://www.bidipharshop.com/
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: info@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677