Sự Khác Biệt Của Cảm Cúm và Cảm Lạnh - Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Cảm cúm và cảm lạnh là hai loại bệnh khác nhau những có những triệu chứng gần như nhau khiến nhiều người nhầm lẫn dẫn đến phán đoán và điều trị không đúng cách. Cùng BIDIPHAR tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt của cảm cúm và cảm lạnh cùng cách chữa trị hiệu quả qua bài chia sẻ sau.
1. Cảm cúm là bệnh gì?
Cảm cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể cả phổi.
Hình ảnh minh họa bệnh cảm cúm
2. Cảm lạnh là bệnh gì?
Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp gây cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Hình ảnh minh họa bệnh cảm lạnh
3. Nguyên nhân gây ra cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm và cảm lạnh có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân từ môi trường bên ngoài nơi mà bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với các nguồn virus lây lan như trường học, văn phòng công ty hay phòng tập thể dục,...
Hoặc bạn tiếp xúc gần với người đã bị bệnh ở khoảng cách gần cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cảm cúm và cảm lạnh.
Nguyên nhân gây ra cảm cúm và cảm lạnh
4. Triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh có phần giống nhau bao gồm:
Tắc hoặc chảy nước mũi
Đỏ chảy nước mắt
Đau họng, ho, hắt hơi
Mệt mỏi và không khỏe.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn gồm buồn nôn và nôn, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết (tuyến), sốt và khàn giọng.
Sẽ khó phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông qua các triệu chứng nhưng có thể thấy các triệu chứng cúm thường đến nhanh hơn và có nhiều khả năng bị sốt cao hơn, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ bắp, ho, rùng mình và cảm giác nóng lạnh.
Triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
5. Sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm chỉ do vi rút cúm gây ra, trong khi cảm lạnh thông thường do một số loại vi rút khác nhau, bao gồm cả rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa.
Triệu chứng | Cảm lạnh | Cúm |
Sốt | Ít gặp | Cao (39-40oc) |
Đau đầu | Hiếm gặp | Thường gặp |
Đau cơ | Nhẹ | Nặng |
Thời gian | Nhẹ, một vài ngày | Nhiều, có thể 3 tuần |
Mệt mỏi nhiều | Ít gặp | Thường gặp |
Tắc mũi | Thường gặp | Thường gặp |
Hắt hơi | Thường gặp | Đôi khi |
Chảy mũi | Thường gặp | Thường gặp |
Đau họng | Thường gặp | Thường gặp |
Ho / Đau ngực | Nhẹ | Trung bình - nặng |
6. Cách điều trị cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm và cảm lạnh sẽ tự khỏi trong 7 ngày nhưng các triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Do đó, bạn có thể làm những cách sau đây để giúp giảm triệu chứng:
6.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm là ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể bạn không bị ốm. Bằng cách sử dụng các thực phẩm sau:
Gừng: Gứng có tính chống viêm mạnh sẽ giúp chống lại cảm lạnh và cúm.
Tỏi: Tỏi chứa nhiều đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, có thể giúp chống lại nhiễm trùng và một số vấn đề sức khỏe theo mùa. Ngoài ra việc thường xuyên ăn tỏi cũng giúp tăng cường sức đề kháng một cách đáng kể, phòng ngừa cách bệnh ung thu. Nên dùng tỏi ngâm hoặc tỏi giã nát đã được tiếp xúc với oxy.
Sữa chua Hy Lạp: giàu lợi khuẩn thiết yếu (probiotic) hỗ trợ hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Rau xanh: Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn bị cúm. Đây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như vitamin A, C, E và K.
Bổ sung vitamin C: vitamin C giúp ngăn ngừa và chữa cảm lạnh, bổ sung kháng thể. Một số loại quả giày vitamin C như cà chua, trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, các bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm chức năng để bổ sung thêm nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch như: KINGDOMIN® Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng - Hộp 20 Viên của BIDIPHAR.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
6.2. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng 1 đêm, tốt nhất là đi ngủ trước 11h đêm tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi và các cơ quan bên trong cơ thể đào thải độc tố. Từ đó có thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Bên cạnh đó thì việc có một giấc ngủ sâu là liệu pháp chữa trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh tốt nhất bởi có thể giúp cơ thể tập trung vào đào thải độc tố, ngăn chặn sự xâm nhập của virus và diệt trừ chúng.
6.3. Vệ sinh răng miệng
Sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt có thể giúp xóa tình trạng nghẹt mũi trong thời gian ngắn (hai đến ba lần mỗi ngày). Ngoài ra, bạn nên dùng nước súc miệng và viên ngậm trị ho để làm dịu cổ họng.
Lưu ý là trong khi bị nghẹt mũi hãy cố gắng thông mũi bằng các sản phẩm xịt mũi, hạn chế tối đa việc thở bằng miệng. Đồng thời trong quá trình làm sạch mũi không nên dùng quá nhiều lực và không nên xịt mũi quá nhiều sẽ làm tổn thương đến thành mũi.
Mọi thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
- Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
- Website: https://www.bidipharshop.com/
- Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
- Email: info@bidiphar.com
- Hotline: 1800.888.677