Ăn Không Tiêu Có Phải Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Giai Đoạn Đầu?
Ăn không tiêu là tình trạng nhiều người thường xuyên gặp phải trong cuộc sống
1. Ăn không tiêu là biểu hiện của bệnh gì?
Ăn không tiêu là một hiện tượng hay gặp khi thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được như bình thường gây khó chịu, đầy hơi, buồn nôn…
Thông thường đây không phải một tình trạng nguy hiểm, cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của cơ thể.
Đặc biệt, chúng ta cần phải lưu ý khi tình trạng ăn không tiêu kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên. Vậy ăn không tiêu là triệu chứng của bệnh gì?
1.1. Nguyên nhân ăn không tiêu không phải do bệnh lý
Hầu hết các trường hợp ăn không tiêu chỉ là hiện tượng nhất thời không liên quan đến bệnh lý, mà xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý.
Dưới đây là các nguyên nhân gây ăn không tiêu thường gặp:
Do thói quen ăn uống sai cách: Thói quen ăn quá nhanh, không nhai kỹ trước khi nuốt, thường xuyên ăn đêm hoặc chế độ ăn nhiều tinh bột, chất béo, gia vị… là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ăn không tiêu.
Lạm dụng chất kích thích như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê.
Rối loạn hoạt động co bóp dạ dày: Khoảng 30-50% người bệnh gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột, khiến thức ăn khó tống xuống ruột hơn do thiếu dịch mật trong quá trình tiêu hóa chất béo.
Stress, áp lực, căng thẳng, lo âu thường xuyên là nguyên nhân gây ăn không tiêu thường gặp trong cuộc sống hiện đại.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh như: thuốc huyết áp, tiểu đường, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai hoặc thuốc kháng sinh liều cao…
Mặc dù ăn không tiêu phần lớn không liên quan đến bệnh lý, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với triệu chứng này.
Ăn không tiêu chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học
1.2. Ăn không tiêu do nguyên nhân bệnh lý
Ăn không tiêu có thể là triệu chứng liên quan trực tiếp đến các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý gan mật cấp và mạn tính, tiêu biểu như:
Giảm tiết acid dạ dày: Dịch vị dạ dày có bản chất là acid HCl, giúp phân giải thức ăn thành những phần tử nhỏ hơn để dễ hấp thu hơn. Khi thiếu hụt chất này sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và bị lưu giữ lâu trong dạ dày.
Hội chứng ruột kích thích: Đây là tình trạng rối loạn chức năng ruột lành tính gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng
Trào ngược dạ dày thực quản: Thay vì ở dạ dày để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn thì acid dạ dày lại trào ngược lên thực quản, dẫn tới khó tiêu hóa thức ăn, ợ chua…
Viêm loét dạ dày: Đây là một bệnh lý phổ biến gây khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Hẹp hang vị dạ dày: Một trong những bệnh lý nguy hiểm gây tình trạng ăn không tiêu, căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ung thư dạ dày: Ăn không tiêu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư dạ dày mà nhiều người dễ dàng bỏ qua.
Sỏi mật: Bệnh lý này sẽ cản trở chức năng tiết dịch mật tiêu hóa chất béo tại ruột.
Không dung nạp lactose: Cơ thể không hấp thu được loại đường lactose có trong sữa gây đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài các bệnh lý kể trên, thì khi chức năng gan bị rối loạn cũng gây ra tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Cụ thể, gan là cơ quan tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn, mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, sau đó được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Khi thức ăn được tiêu hóa tại ruột, dịch mật sẽ được đổ thẳng vào ruột để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Sau đó, thức ăn được tiêu hóa tại ruột sẽ được đưa tới gan để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng rồi mới đưa vào máu.
Vì thế khi các tế bào gan gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, làm xuất hiện triệu chứng ăn không tiêu. Do đó, ăn không tiêu có thể là một trong những dấu hiệu bệnh gan mà bạn cần lưu ý.
Ăn không tiêu là có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan mật
2. Dấu hiệu cho biết bạn đang gặp tình trạng ăn không tiêu
Ăn không tiêu là một hiện tượng thường gặp, với các dấu hiệu đặc trưng sau:
Chướng bụng, đầy hơi dù đã ăn xong khá lâu.
Ăn ít đã cảm thấy no
Dễ bị buồn nôn và nôn
Thường xuyên ợ hơi, ợ chua nhưng vẫn không giảm bớt cảm giác đầy bụng.
Có thể bị đau bụng xung quanh rốn hoặc nóng rát ở vùng bụng trên.
Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Những triệu chứng ăn không tiêu dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh
3. Cách trị ăn không tiêu tại nhà
Mỗi nguyên nhân gây ăn uống khó tiêu sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu ăn không tiêu có nguyên nhân do thói quen ăn uống thiếu khoa học thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh thì bạn nên báo với bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp…
Ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị chứng ăn không tiêu
Dưới đây là một số cách trị chứng ăn không tiêu cụ thể mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
3.1. Thuốc trị ăn không tiêu
Thuốc điều trị tình trạng ăn không tiêu chỉ được bác sĩ kê đơn khi, tình trạng ăn không tiêu gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh, khiến họ không thể ăn uống được gì hoặc ăn không tiêu có nguyên nhân do bệnh lý cụ thể gây ra.
Nhóm thuốc thường xuất hiện trong đơn thuốc trị ăn không tiêu như;
Thuốc chống đầy hơi: Nhóm thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton… Những thuốc này có thể đẩy bớt lượng khí tích tụ trong dạ dày ra bên ngoài, từ đó giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
Thuốc điều hòa nhu động ruột: Sử dụng thuốc Metoclopramid, Domperidon… nhằm tăng khả năng co bóp của dạ dày, ruột, nhờ đó mà thức ăn được tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn…
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Neopeptine, Festa… là những loại men tiêu hóa giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
Men vi sinh: Có công dụng tương tự men tiêu hóa nhưng nó cung cấp một số lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi bạn có nhu cầu muốn sử dụng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và cách dùng phù hợp nhất để tránh gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…
Các thuốc ăn không tiêu thường có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hạn chế trào ngược dạ dày
3.2. Thay đổi chế độ ăn uống
Bởi vì thói quen ăn uống chưa đúng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ăn không tiêu, vì thế thay đổi chế độ ăn uống là cách chữa ăn không tiêu phổ biến nhất.
Chế độ ăn uống dành cho người bị ăn uống không tiêu cần chú ý những điều sau:
Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, người bị ăn không tiêu nên ăn nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn.
Bổ sung trái cây tươi như táo, lê, dứa, đu đủ… Các vitamin và khoáng chất có trong trái cây có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Khi nấu ăn có thể thêm một số loại gia vị có khả năng hỗ trợ tiêu hóa như gừng, tỏi, rau tía tô… để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do ăn không tiêu.
Ăn một hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn cho đường ruột.
Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và tăng khả năng đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Xem thêm: RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ NHANH HẾT KHÓ CHỊU?
Hạn chế ăn các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ tạo ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Điều chỉnh lượng muối ăn mỗi ngày, hạn chế ăn mặn vì nó sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
Hạn chế ăn đồ sống khi cơ thể đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
Tránh xa rượu bia, đồ uống có gas vừa không tốt cho đường tiêu hóa lại vừa gây hại cho gan.
Những thực phẩm người bị ăn không tiêu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày
4. Phòng tránh tình trạng ăn uống khó tiêu quay lại
Ăn không tiêu có thể là triệu chứng không nguy hiểm nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu. Chưa kể tình trạng này có thể quay lại nhiều lần trong cuộc sống của nhiều người.
Để phòng tránh tình trạng ăn uống không tiêu, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Tạo thành thói quen ăn uống đúng giờ, tập trung khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ.
Không nên nằm ngay sau khi ăn, tốt nhất nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
Từ bỏ thói quen uống thuốc và nhất là không nên uống thuốc ngay sau khi ăn.
Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
Không nên lạm dụng thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh…
Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức đều đặn hàng ngày tuy nhiên không tập khi quá đói hoặc quá no.
Điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra triệu chứng ăn không tiêu: Chỉ khi loại bỏ được nguyên nhân sâu xa thì tình trạng này mới có thể hoàn toàn được chấm dứt. Đặc biệt là các bệnh lý gan mật, tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Một số sản phẩm giúp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu thường xuyên
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về tình trạng ăn không tiêu. Đa phần ăn không tiêu là triệu chứng không nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất dày đặc thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp bạn hạn chế được tình trạng ăn không tiêu và hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây ăn không tiêu dưới đây:
* NHẤT VỊ LINH BIDIPHAR - Viên Dạ Dày
* LACBIOSYN - Men Vi Sinh Bổ Sung Lợi Khuẩn
* PHOSPHA GASPAIN - Thuốc Trung Hòa Acid Dạ Dày
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677