Giỏ hàng

Các Thông Tin Cơ Bản Cần Biết Về Msm (Methyl Sulfonyl Methane)

1. MSM là gì?

MSM là tên viết tắt của hợp chất Methyl Sulfonyl Methane - một hợp chất có chứa lưu huỳnh trong tự nhiên thuộc nhóm chất organosulfur (nhóm hợp chất lưu huỳnh hữu cơ). Công thức cấu tạo của MSM là (CH₃) ₂SO₂, 

Trong tự nhiên, MSM được tìm thấy với hàm lượng lớn trong các loài thực vật như là rau cải xoăn, đậu nành và mầm lúa mì, tỏi, măng tây, cây cỏ đuôi ngựa, cải Brussel…

MSM có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp: đau khớp cấp và mạn tính, viêm khớp dạng thấp, loãng xương… và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Vì vậy, trong ngành dược MSM được ứng dụng rộng rãi để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người.

Methyl Sulfonyl Methane ở có dạng bột tinh thể, màu trắng khi được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc hoặc thực phẩm chức năng

2. MSM là thuốc gì?

Thuốc MSM hay Methyl Sulfonyl Methane là thuốc dạng viên uống, hoặc dùng ngoài da, với tác dụng chính để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, đau khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, loãng xương, đau quanh dây chằng…

Ngoài ra, hoạt chất này còn được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị các bệnh dưới đây: 

  • MSM được dùng để giảm triệu chứng dị ứng trên da, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa: táo bón mãn tính, viêm loét dạ dày…

  • Ngăn ngừa nhiều bệnh lý nền mạn tính: tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, béo phì, mỡ trong máu cao…

  • MSM có tác dụng kháng viêm hiệu quả: điều trị viêm mắt, viêm niêm mạc mắt, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và niệu đạo, nhiễm nấm…

  • Tăng cường hệ miễn dịch 

  • Phòng ngừa ung thư vú và ung thư ruột kết

Vì vậy, những sản phẩm dược phẩm có thành phần Methyl Sulfonyl Methane được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm các thông tin cần thiết.

3. Dạng dùng

Các sản phẩm có thành phần hoạt chất MSM đang được lưu hành ở Việt Nam dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng.

Trong đó dạng dùng chủ yếu là viên nang, viên nén dùng đường uống. Ngoài ra, MSM còn được bào chế thành dạng kem bôi ngoài da với tác dụng giảm đau tại chỗ nhanh và hiệu quả.

Trên thị trường hiện nay, MSM thường kết hợp với chondroitin hoặc glucosamin hoặc cả 3 hợp chất này kết hợp với nhau để tăng tác dụng điều trị bệnh lý xương khớp.

4. Cơ chế tác dụng

Vì Methyl Sulfonyl Methane là hợp chất chứa lưu huỳnh nên khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tham gia vào các phản ứng chuyển hóa để biến đổi thành nhiều chất khác nhau với nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể

4.1. Cơ chế tác dụng giảm đau xương khớp

Các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp cho thấy, tại những vị trí mà ổ khớp bị viêm có hàm lượng hợp chất lưu huỳnh thấp hơn rất nhiều so với ổ khớp khỏe mạnh.

Việc thiếu hụt hàm lượng sulfur sẽ gây ra rối loạn hoạt động tại tế bào ổ khớp.

Việc bổ sung MSM sẽ tăng cường cung cấp sulfur cần thiết, giúp các tế bào này thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

Do đó, cơ chế chính của MSM chính là đảm bảo quá trình trao đổi chất chất của tế bào diễn ra bình thường, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho tế bào, từ đó giúp tế bào không phải chịu quá nhiều áp lực gây ra những cơn đau, từ đó giúp giảm cơn đau do viêm khớp nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, MSM khi vào cơ thể là một chất ở dạng gel, nên có tác dụng tạo ra lớp đệm cho sụn khớp và là thành phần quan trọng của các mô liên kết trong sụn khớp.

Nhờ cơ chế này nên MSM có tác dụng tăng sự dẻo dai, đàn hồi cho các mô sụn khớp, giảm sự khô cứng khớp và cắt cơn đau do viêm khớp.

MSM được chỉ định hỗ trợ điều trị hầu hết các bệnh liên quan đến xương khớp

4.2. Cơ chế kháng viêm

Tác dụng kháng viêm của MSM được chứng minh theo hai cơ chế sau:

  • Chống lại tác nhân gây viêm đó là Nf-kB là một hỗn hợp nhiều protein gây ra hiện tượng sưng viêm.

  • Kích thích cơ thể sản xuất  glutathione, giúp chống lại gốc tự do

  • Tác dụng gắn kết các tổn thương do viêm gây ra, từ đó giúp giảm triệu chứng viêm và tăng độ đàn hồi tại vị trí viêm của da.

Nhờ vậy mà MSM là một chất chống viêm hiệu quả, giúp cơ thể chống chọi với các yếu tố gây hại cho cơ thể.

5. Liều dùng của MSM

Methyl Sulfonyl Methane (MSM) là một chất an toàn có thể sử dụng trong khoảng 500 mg đến 3 gam mỗi ngày

Dưới đây là liều dùng khuyến nghị của MSM trong một số trường hợp

Dùng để uống:

  • Đau xương khớp do vận động quá sức: 50mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày uống 1 lần, uống trong khoảng 10 ngày.

  • Bệnh viêm khớp mãn tính: uống từ 5-6g/ngày, chia làm 3 lần. Có thể kết hợp với MSM với các hoạt chất khác như glucosamine, collagen, axit boswellic… để tăng tác dụng điều trị.

MSM dạng bôi ngoài da 

  • Chữa bệnh trĩ: Kem bôi dạng gel trong khoảng 14 ngày

  • Giảm đau tại chỗ: Bôi lượng kem bằng hạt đậu tại vùng da bị viêm.

Trên đây chỉ là liều dùng tham khảo của MSM, liều lượng cụ thể phải dựa vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe và vấn đề đang cần điều trị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra liều dùng phù hợp nhất với từng người.

6. Thận trọng

Mặc dù MSM là hoạt chất an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên với một số nhóm đối tượng cần thận trọng khi dùng loại thuốc này.

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang phải cho con bú: Hiện nay chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh: “MSM có an toàn cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú hay không?”. Vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên thận trọng khi sử dụng MSM trong những giai đoạn này.

  • Người bị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ tuần hoàn (suy tĩnh mạch mãn tính): Khi bôi kem có thành phần này lên vùng da bị giãn tĩnh mạch sẽ làm tăng sưng và cảm giác đau cho bệnh nhân.

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới cần thận trọng khi sử dụng MSM, để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Người đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị bệnh: Bạn nên hỏi bác sĩ để biết các loại thuốc này có tương tác với MSM hay không.

  • Người có tiền sử dị ứng với MSM hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Người có cơ địa dễ dị ứng: dị ứng thực phẩm, chất bảo quản, các loại thuốc hoặc thảo dược…

Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc, trước khi dùng, tốt nhất bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc.

7. Tác dụng không mong muốn của thuốc MSM

Tần suất xảy ra tác dụng không mong muốn của MSM là rất thấp, vì đây là một hoạt chất an toàn. Liều dùng tối đa của MSM trong một ngày là 6g. Tuy nhiên với một số đối tượng nhạy cảm với MSM có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, các dấu hiệu dị ứng trên da…

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc MSM

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc MSM, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Thuốc nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.

  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng cho bản thân hoặc gia đình.

  • Trong quá trình uống thuốc bạn nên uống nhiều nước để thuốc hấp thu dễ dàng hơn và tăng hiệu quả tác dụng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết về Methyl Sulfonyl Methane (MSM). Vì hàm lượng MSM cung cấp qua thực phẩm thấp hơn rất nhiều lượng MSM cơ thể cần sử dụng. Do đó bạn nên cân nhắc sử dụng các loại viên uống để bổ sung MSM đầy đủ, giúp giảm bệnh liên quan đến xương khớp.

Viên nang uống chiết xuất từ sụn cá mập, có thành phần MSM kết hợp với Glucosamine và Chondroitin giúp tăng tác dụng chữa bệnh xương khớp.

>>> Xem thêm:

CALONATE® - Sụn Cá Mập 500mg

CALONATE®S PLUS - Sụn Cá Mập 750mg

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo