Giỏ hàng

Glucosamine Và Tất Cả Những Thông Tin Bạn Cần Biết

1. Glucosamine là chất gì?

Glucosamine là một hợp chất được cấu tạo từ hai  thành phần chính là glutamine (một loại amino acid) và glucose. Glucosamine là nguyên liệu chính để cơ thể sản sinh ra glycosaminoglycan -  một chất có vai trò quan trọng đối với sụn và các mô xương khớp. 

Công thức cấu tạo phân tử glucosamine

                                               Công thức cấu tạo của phân tử glucosamine

Khi tuổi càng cao thì lượng Glucosamine trong cơ thể sẽ bị hao hụt dần, dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp và bệnh về xương khớp liên tục kéo đến.

Trong cơ thể, glucosamine thường tồn tại dưới dạng muối sulfate gọi là glucosamine sulfate. Đây là dạng chất của glucosamine được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất.

2. Glucosamine là thuốc gì?

Các chế phẩm có thành phần glucosamine được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Glucosamine trong các chế phẩm này chủ yếu là dạng muối (glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine).

Ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm có chứa glucosamin có thể đăng ký dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. 

Công thức cấu tạo phân tử glucosamine

Glucosamin có bào chế dưới dạng đơn chất hoặc dạng kết hợp với các chất khác để tăng hiệu quả tác dụng

Ngoài ra, glucosamine thường được kết hợp với các thành phần khác như chondroitin, methyl sulfonyl methane, các vitamin và khoáng chất… để tăng tác dụng điều trị.

3. Cơ chế tác dụng

Như đã trình bày ở trên, glucosamine là nguyên liệu chính để tổng hợp proteoglycan - là thành phần chính của sụn khớp và chất nhầy bôi trơn khớp.

3.1. Cơ chế sản sinh sụn khớp của glucosamine

Khi vào cơ thể nó sẽ kích thích tế bào sụn khớp tăng sản sinh proteoglycan và khởi động quá trình trùng hợp để tạo thành muco-polysaccharide, đây là thành phần cơ bản tạo nên đầu sụn khớp.

Song song với quá trình tăng sản sinh sụn khớp, glucosamine còn ức chế quá trình phá hủy sụn khớp bằng cách:

  • Ức chế enzym  phospholinase A2 (enzyme tham gia vào quá trình phá hủy sụn khớp).

  • Giảm hình thành gốc tự do superoxide - là nguyên nhân chính phá hủy các tế bào sinh sụn trong cơ thể.

Ngoài ra, glucosamine còn kích thích xương sản sinh thêm các mô liên kết, giúp tăng mật độ canxi trong xương, giảm nguy cơ loãng xương.

               Glucosamine giúp tăng tái tạo sụn khớp và tăng sản xuất dịch nhờn ở các khớp thoái hóa

3.2. Cơ chế sản xuất chất nhầy dịch khớp của glucosamine

Glucosamine là thành phần tham gia vào quá trình cấu tạo nên acid hyaluronic - thành phần chính của dịch nhờn khớp. Vì vậy glucosamine hỗ trợ tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp, giúp các khớp vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.

Do vậy tác dụng của glucosamine là giảm các triệu chứng khô khớp, đau khớp và ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp.

4. Chỉ định của glucosamine

Glucosamine được chỉ định điều trị các bệnh xương khớp sau:

  • Tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp cấp và mạn tính như: thoái hóa khớp gối, khớp háng, thoái hóa cột sống…

  • Viêm quanh khớp

  • Loãng xương, gãy xương

  • Viêm khớp cấp tính và mạn tính

5. Liều dùng của glucosamine

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, liều dùng thông thường cho người lớn là: 500mg/ lần, ngày uống 2-3 lần.

Liều dùng tối đa cho người lớn là 1500 mg/ngày

Nếu đối tượng sử dụng là trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Chống chỉ định

Người mẫn cảm với glucosamine và các thành phần khác của thuốc

7. Tác dụng không mong muốn khi uống thuốc Glucosamine

Thống kê từ các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy glucosamine là thuốc dung nạp tốt và khá an toàn. Các tác dụng không mong muốn của glucosamine thường nhẹ và hiếm gặp.

Các tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng glucosamine đường uống bao gồm: 

  • Buồn nôn và nôn

  • Rối loạn tiêu hóa

  • Tiêu chảy

  • Ợ nóng

  • Táo bón

  • Các phản ứng bất lợi ít gặp hơn: đau đầu, ngủ gà và mất ngủ

                              Rối loạn tiêu hóa là tác dụng không mong muốn hay gặp khi uống glucosamin

Để giảm bớt các tác dụng không mong muốn này, bạn nên uống glucosamine ngay sau bữa ăn hoặc sau 15 đến 30 phút.

8. Tương tác thuốc

Các nghiên cứu đã chứng minh glucosamin có tương tác với một số thuốc chống đông máu:

Các thuốc chống đông máu (warfarin, dicumarol…): là một chất có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, khi sử dụng cùng với glucosamine sẽ càng làm chậm quá trình đông máu, khiến thời gian chảy máu kéo dài và nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra khi sử dụng glucosamine bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc.

9. Thận trọng

Mặc dù glucosamin khá an toàn, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng glucosamine bao gồm:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú

  • Người có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc

  • Đang trong quá trình điều trị hoặc uống các thuốc chữa bệnh khác (bao gồm cả các thuốc không kê đơn, thuốc đông y và thực phẩm chức năng)

  • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người cao tuổi đang có ý định dùng thuốc.

  • Người mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

Mặc dù glucosamine khá an toàn nhưng cũng không nên lạm dụng thuốc để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn 

Trên đây là các thông tin cơ bản về glucosamine để điều trị các bệnh xương khớp. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về xương khớp, hãy cân nhắc bổ sung glucosamine càng sớm càng tốt, để giảm bớt tình trạng đau khớp nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được các thông tin hữu ích về glucosamin.

>>> Xem thêm:

BIDISAMIN® EXTRA - Bổ Xương Khớp

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo