Giỏ hàng

Đau Mỏi Vai Gáy " Cảnh Báo'' Bệnh Gì? Đừng Chủ Quan

Mỗi ngày, chúng ta thường phải đối diện với một cuộc sống vội vã, đầy áp lực công việc và việc dành thời gian cho chăm sóc bản thân ngày càng ít ỏi. Trong thời buổi này, đôi khi triệu chứng đau mỏi vai gáy dần trở nên khá quen thuộc với chúng ta, nó như một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, có điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ: đau mỏi vai gáy có thể là dấu hiệu của một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và chúng ta không nên chủ quan bỏ qua nó.

Trong bài viết này, hãy cùng BIDIPHAR tìm hiểu về các khái niệm, nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi vai gáy, cũng như cảnh báo về các triệu chứng, bệnh lý mà nó có thể xảy ra. Bên cạnh đó, làm thế nào để khắc phục, ngăn ngừa tình trạng này không xảy ra thường xuyên, giúp cơ thể duy trì khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng để làm việc và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

 

1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là một triệu chứng của một loạt tình trạng sức khỏe khác nhau của cơ thể. Nó có thể xuất phát từ các nguyên nhân thể chất, tinh thần hoặc thậm chí liên quan đến môi trường làm việc và lối sống. Cùng BIDIPHAR tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến sau đây gây đau mỏi vai gáy:

  • Sử dụng thiết bị công nghệ trong thời gian kéo dài: Sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động trong thời gian dài sẽ khiến căng thẳng và căng cơ ở vai và gáy, điều này gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. 

  • Tư thế ngồi học hoặc làm việc sai: Ngồi sai lệch hoặc học và làm việc trong tư thế không thoải mái có thể tạo áp lực lên cổ, vai và gáy, gây đau mỏi vai gáy.

  • Tập luyện không đúng cách: Sự thiếu tập luyện dài hạn hoặc tập luyện quá đà, không đúng cách dẫn đến tác động sai lệch đến các cơ hoặc gân cổ, vai, gáy, từ đó dễ gây ra căng cơ, trật gân và gây đau đớn tại các bộ phận này của cơ thể.

  • Stress và căng thẳng tinh thần: Stress và căng thẳng tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây căng cơ và sưng tại vùng vai gáy.

  • Viêm cơ và viêm gân: Các tình trạng viêm cơ và viêm gân có thể gây đau mỏi ở vùng vai gáy.

  • Vấn đề về xương khớp: Các tình trạng như viêm cơ khớp hoặc viêm thấp khớp cũng là lý do dẫn đến viêm và đau ở các khớp trong vùng vai gáy.

  • Vấn đề về dây thần kinh: Nếu dây thần kinh của bạn bị áp lực hoặc bị viêm dây thần kinh thì cũng sẽ khiến bạn bị đau mỏi vai gáy..

  • Tổn thương đốt sống cổ: Tổn thương đốt sống cổ, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm sẽ gây đau và mất cảm giác ở vai gáy.

  • Vấn đề về tuổi tác: Thoát vị đĩa đệm và độ đàn hồi cơ có xu hướng giảm dần khi lớn tuổi, do đó người trung niên và người cao tuổi là những đối tượng thường xuyên bị đau mỏi vai gáy.

  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh lẫn mạch máu, gây đau và tổn thương ở các vùng như vai gáy.

Hình minh hoạ

2. Triệu chứng của bệnh đau mỏi vai gáy

Triệu chứng của bệnh đau mỏi vai gáy có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài. Dưới đây, BIDIPHAR sẽ liệt kê cho bạn một số triệu chứng phổ biến của bệnh này:

  • Đau, mỏi: Đau, mỏi là triệu chứng chính của bệnh đau mỏi vai gáy. Nó có thể là nhức mỏi, đau nhói liên tục hoặc đau kéo dài ở vùng vai và cổ.

  • Căng cơ: Các cơ vai và cổ có thể trở nên căng ra, lúc này bạn sẽ cảm thấy cứng cổ và khó xoay đầu.

  • Sưng: Vùng vai và gáy bị sưng, đặc biệt sau khi hoạt động hoặc sau một ngày làm việc.

  • Hạn chế trong vận động: Đau mỏi vai gáy làm hạn chế khả năng di chuyển, xoay đầu và làm giảm sự linh hoạt của cổ với vai, gáy.

  • Cảm giác tê liệt: Triệu chứng xuất hiện khi bị đau mỏi vai gáy đó là cảm giác bị tê liệt hoặc giảm khả năng cảm nhận trong vùng vai gáy.

  • Ngứa hoặc kích thích: Một số người có thể trải qua cảm giác ngứa hoặc kích thích ở vùng bị đau vai gáy.

  • Khó ngủ: Đau mỏi vai gáy gây khó ngủ, đặc biệt khi bạn không thể tìm được tư thế thoải mái để nằm.

Hình minh hoạ

3. Các biện pháp chữa trị và ngăn ngừa đau mỏi vai gáy

Triệu chứng đau mỏi vai gáy kéo dài và không giảm đi theo thời gian sẽ dẫn đến các vấn đề khác như mất khả năng làm việc, căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần nên có các biện pháp chữa trị và ngăn ngừa đau mỏi vai gáy, để khám phá sâu hơn, hãy cùng BIDIPHAR theo dõi ngay nội dung dưới đây:

Biện pháp chữa trị:

  • Xoa bóp, massage: Sử dụng THUỐC VÕ BÌNH ĐỊNH - Tây Sơn Tam Kiệt Spray xịt vào vùng vai gáy, sau đó thực hiện xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho tới khi thuốc ngấm, việc này sẽ giúp máu lưu thông, đồng thời giảm nhanh triệu chứng đau mỏi vai gáy tức thì.

  • Sử dụng thuốc bổ xương khớp: Một trong những biện pháp chữa trị đau mỏi vai gáy hiệu quả lâu dài, đó là dùng thuốc BIDISAMIN® EXTRA - Bổ Xương Khớp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa Glucosamine, Chondroitin, MSM giúp tái tạo sụn khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp, giảm đau do khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, giúp khớp xương tại cổ, vai, gáy vận động dễ dàng. Tuy nhiên không dùng sản phẩm này cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi và người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Nghỉ ngơi: Nếu bạn đang trải qua đau mỏi vai gáy, hãy sắp xếp thời gian cho việc nghỉ ngơi. Tránh hoạt động gây căng thẳng trên vai và cổ.

  • Sử dụng nhiệt: Áp một túi đá gói trong khăn sạch hoặc túi chườm nóng lên vùng vai gáy bị đau, việc này sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn đau ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu vết thương bị sưng thì không nên sử dụng cách này.

  • Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu cho cổ, vai, gáy dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng cơ cũng như loại bỏ đau mỏi vai gáy.

  • Khám và điều trị: Nếu đau mỏi vai gáy kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến thăm  khám bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này để đánh giá và lập kế hoạch điều trị cụ thể.

Biện pháp ngăn ngừa:

  • Duy trì tư thế ngồi đúng khi làm việc: Đảm bảo bạn có tư thế ngồi làm việc thoải mái và đúng tư thế. Sử dụng vật nâng chân hoặc ghế gập chân khi ngồi để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn để tăng sự linh hoạt và sức mạnh của cơ, gân trong vùng vai gáy.

  • Luyện tập cường độ vừa phải: Nếu bạn tập thể dục, thể thao, vận động mạnh, hãy chắc chắn rằng bạn đã được tư vấn đúng cách và tuân thủ kế hoạch tập luyện.

  • Kiểm tra tư thế ngủ: Chọn gối và điều chỉnh tư thế ngủ sao cho đầu, cổ, vai, gáy được đặt ở vị trí thoải mái.

  • Tránh căng thẳng tinh thần: Học cách giải tỏa căng thẳng tinh thần, chẳng hạn như thông qua thiền và thư giãn, điều này cũng một phần giúp bạn tránh được tình trạng đau mỏi vai gáy.

Hình minh hoạ

4. Đau mỏi vai gáy “cảnh báo” bệnh gì, có cần đi bác sĩ không?

Như BIDIPHAR đã đề cập ở trên, đau mỏi vai gáy là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù đa số trường hợp đau mỏi vai gáy là do căng thẳng, căng cơ hoặc tư thế làm việc không tốt, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đau mỏi vai gáy là "cảnh báo" của các vấn đề sức khỏe liên quan đến đốt sống cổ, viêm khớp vai gáy,... Nội dung dưới đây, BIDIPHAR sẽ nêu ra các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của đau mỏi vai gáy mà bạn nên chú ý và nếu gặp, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Triệu chứng đau mỏi vai gáy kéo dài: Nếu đau mỏi vai gáy xuất hiện liên tục trong thời gian dài, thậm chí sau khi bạn đã thử các biện pháp tự chữa trị nêu trên, BIDIPHAR khuyên bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được đánh giá, xác định nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp.

Đau mỏi vai gáy có cần đi bác sĩ không?

  • Mất cảm giác tại vai gáy: Nếu bạn cảm thấy tê liệt, mất cảm giác tại cổ, vai gáy và cánh tay hoặc bị  thể trạng yếu ớt, đây có thể là dấu hiệu xấu liên quan đến dây thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, điều cấp bách lúc này là bạn cần đến thăm khám bác sĩ ngay.

  • Sưng và đỏ cổ, vai, gáy: Sưng và đỏ cổ, vai, gáy là biểu hiện của viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng, lưu ý trường hợp này không được tự chữa trị, hãy để bác sĩ hoặc chuyên gia y tế can thiệp để tránh vết thương trở nặng, lở loét nghiêm trọng.

  • Vấn đề về đốt sống cổ: Bạn có thể mắc các bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ như: gai đốt sống cổ, thoái hoá đốt sống cổ,... đây chính là vấn đề nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi chủ quan không điều trị đau mỏi vai gáy. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu đau mỏi vai gáy mà không rõ nguyên nhân, hãy đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng tồi tệ hơn.

Một lần nữa, BIDIPHAR khuyên bạn đừng chủ quan bỏ qua các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường ngày, chúng có thể là điềm “cảnh báo” về các vấn đề bệnh liên quan đến cổ, vai, gáy như thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp,... Do vậy, hãy thử áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và chữa trị đau mỏi vai gáyBIDIPHAR đã đề cập trong nội dung bài viết. Nếu sau đó vài ngày, bạn vẫn không có dấu hiệu suy giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đánh giá và xác định nguyên nhân cụ thể triệu chứng của bạn. Bác sĩ chuyên môn sẽ có khả năng chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nếu cần. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, BIDIPHAR kính chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thịnh vượng!

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

 

THAM KHẢO THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM TẠI ĐÂY:

Sản phẩm đã xem

Zalo