Giỏ hàng

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Uống Kháng Sinh Bị Tiêu Chảy

“Cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy”. Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh lên tới 20%. Tỷ lệ này còn cao hơn đối với trẻ dưới 2 tuổi. May mắn thay,  tình trạng này có thể được kiểm soát dễ dàng, không để lại di chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ khi dùng kháng sinh cũng như các hướng dẫn cơ bản để chăm sóc trẻ nhỏ khi gặp tình trạng này.

 

1. Dấu hiệu ở trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh.

Trẻ em nghi ngờ bị tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh thường có các biểu hiện sau đây: 

  • Đau bụng, tăng số lần đi ngoài đột ngột (trên 15-20 lần/ ngày).

  • Mệt mỏi: Đau bụng kèm tiêu chảy nhiều lần làm cho cơ thể trẻ em bị mất nước và các chất điện giải dẫn tới mệt mỏi.

  • Đi ngoài phân lỏng thường xuyên (trên 3 lần/ngày)

  • Phân lạ: Phân xanh vàng lổn nhổn, phân kèm thức ăn không tiêu, dịch nhầy. Khi bị tiêu chảy đường ruột bị kích thích, tăng đẩy các chất trong lòng ruột ra ngoài. Do đó, trẻ em có xu hướng đi ngoài khi  thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết. Thậm chí, phân có thể dính máu khi đường tiêu hóa bị tổn thương nặng hơn.

  • Hăm đỏ hậu môn: Dịch tiêu hóa có thể làm phân trẻ em có tính acid hơn bình thường, khiến hậu môn hăm đỏ. Ngoài ra, trẻ phải đi ngoài nhiều lần, liên tục trong ngày, đôi khi còn cảm thấy khó đi ngoài nên trẻ phải rặn.  Hậu môn trẻ bị tác động liên tục dẫn đến hăm đỏ. 

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy sẽ rất khó chịu

Bé sẽ rất khó chịu khi bị tiêu chảy đó nhé!

 

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi sử dụng kháng sinh. 

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em sau khi uống kháng sinh là do mất cân bằng vi khuẩn có lợi tại đường ruột. Nguyên nhân là do khi trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là với kháng sinh liều cao và sử dụng điều trị lâu dài, các vi khuẩn có lợi dễ dàng bị ảnh hưởng, bị giết chết bởi kháng sinh. 

Khi số lượng lợi khuẩn giảm, hệ cân bằng vi khuẩn trong đường ruột bị phá vỡ. Vi khuẩn có hại lúc này chiếm ưu thế, tiết ra độc tố. Độc tố vi khuẩn gây viêm, phù nề, tổn thương, xuất huyết và rối loạn chức năng đường tiêu hóa, dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. 

 

Vi khuẩn xấu đang tấn công đường ruột của trẻ

Nguy hiểm quá! Vi khuẩn xấu đang tấn công đường ruột của trẻ

3. Biến chứng của tiêu chảy do thuốc kháng sinh.

Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ có thể tự hết sau vài ngày dừng sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, tiêu chảy kéo dài do kháng sinh ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện khi các con có biểu hiện, biến chứng sau:

  • Cơ thể mất nước điện giải mức độ nặng: Trẻ em khi đó mệt mỏi nhiều, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống, trẻ không muốn vui chơi như bình thường mà nằm li bì. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

  • Cơ thể sốt kèm tiêu chảy: Sốt khi bị tiêu chảy là một biểu hiện dễ  quan sát, báo hiệu tình trạng tiêu chảy của trẻ đã ở mức độ nặng. Vậy, các phụ huynh cần lưu ý khi trẻ tiêu chảy mà có thân nhiệt trên 37°C.

  • Viêm ruột già, đi ngoài ra máu: Máu xuất hiện khi đi ngoài là biểu hiện của việc hệ tiêu hóa đã bị viêm, loét cấp tính. Viêm loét cấp tính lâu ngày nếu không được xử lý điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính, khó chữa khỏi.

4. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy do kháng sinh, ba mẹ đừng quá lo lắng. Trẻ sẽ sớm hồi phục khỏe mạnh, tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

4.1. Lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh.

Đối với tình trạng tiêu chạy nhẹ (trẻ đi ngoài phân lỏng nhưng không lẫn thức ăn, trẻ không sốt, không đi ngoài ra máu đau bụng nhẹ), ba mẹ không tự ý dừng sử dụng kháng sinh, do có thể làm tăng tỉ lệ kháng kháng sinh của trẻ. 

Đối với tiêu chảy nặng hơn (trẻ mệt mỏi nhiều, sốt, phân lẫn máu dịch nhầy, lổn nhổn,  hay có thể dính máu, đi ngoài thường xuyên 15-20 lần/ ngày), ba mẹ cần dừng sử dụng thuốc và đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp.

4.2. Bù nước cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy nên được cho uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất theo phân ra ngoài. Ba mẹ không nên bù nước cho trẻ bằng nước ngọt, nước ép hoa quả, nước có ga. Các loại nước uống này có thể làm tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng thêm do hệ tiêu hóa của trẻ đang bị rối loạn. 

Nếu tình trạng nặng, nên bổ sung Oresol cho trẻ. Việc sử dụng Oresol cần đặc biệt lưu ý pha đúng liều quy định.  Ví dụ, đối với sản phẩm Oresol New của công ty dược phẩm Bidiphar, ba mẹ sử dụng 1 gói pha với 50ml nước/ kg trẻ nhỏ hoặc 100ml nước/ kg trẻ nhỏ (nếu tình trạng mất nước nặng hơn);  chia cho trẻ uống trong vòng 4-6 giờ.

 

Oresol Bidiphar - dễ uống, dễ sử dụng cho trẻ tiêu chảy

Oresol Bidiphar - dễ uống, dễ sử dụng cho trẻ tiêu chảy

4.3. Sử dụng men vi sinh.

Trẻ bị tiêu chảy đồng nghĩa với việc hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ đang bị rối loạn. Ba mẹ nên sử dụng men vi sinh cho trẻ, đặc biệt ở những trẻ không thể ngừng sử dụng kháng sinh. Men vi sinh giúp gia tăng, hỗ trợ, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, từ đó, cân bằng lại hệ vi sinh vật tại hệ tiêu hóa.

Sản phẩm men vi sinh BidiSubtilis không những cải thiện tình trạng tiêu chảy, mà còn có tác dụng hỗ trợ kháng sinh, phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.

 

Men vi sinh BidiSubtilis tăng cường lợi khuẩn hệ tiêu hóa cho trẻ

Men vi sinh BidiSubtilis tăng cường lợi khuẩn hệ tiêu hóa cho trẻ

4.4 Bổ sung kẽm.

Kẽm là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành hệ miễn dịch của trẻ. Khi cơ thể bị tiêu chảy, thành phần này bị đào thải ra ngoài theo phân rất nhiều. Cơ thể trẻ nên được bổ sung kẽm để tăng khả năng hồi phục, giảm mức độ nặng của bệnh cũng như hạn chế tái phát bệnh trở lại.

4.5 Chế độ dinh dưỡng.

Tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa của trẻ, do đó, ba mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống cho con:

  • Ba mẹ không nên cho con ăn các thực phẩm quá cứng, khó tiêu hóa; ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo soup. 

  • Chế độ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày.

  • Đường và các đồ ăn nhiều dầu mỡ nên được hạn chế. Đây là những thực phẩm khó tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

  • Bổ sung những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, có tác dụng giữ nước như: chuối, cà rốt,bí,  củ cải đường,....

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ

4.6 Theo dõi tình trạng tiêu chảy của trẻ

Tiêu chảy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, nhưng chủ quan, thờ ơ với bệnh sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Ba mẹ cần luôn luôn theo dõi tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Khi tình trạng tiêu chảy không có xu hướng cải thiện, thậm chí, còn nặng hơn, các phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám và hỏi ý kiến của các bác sĩ.

Uống kháng sinh bị tiêu chảy là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ, do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những kiến thức và các xử lý, chăm sóc con trẻ phòng trường hợp gặp phải tình trạng này. Hy vọng bài biết trên đây đã cung cấp đủ những thông tin mà bạn đọc muốn tìm hiểu. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn chưa được giải đáp, tổng đài tư vấn miễn cước Bidiphar shop luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc của bạn.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo