Nhân Sâm Tính Hàn Hay Tính Nhiệt? Ai Nên Dùng, Nên Tránh?
Nhân sâm là một loại dược liệu quý mà hẳn đã rất quen thuộc trong danh sách những cây thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy vậy, có rất nhiều người không biết nhân sâm có tính hàn hay tính nhiệt? Và đặc tính đó của nhân sâm phù hợp và không phù hợp với đối tượng nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết Nhân sâm có tính hàn hay nhiệt, những ai nên dùng và không nên dùng để biết cách sử dụng nhân sâm sao cho hiệu quả nhé!
1. Nhân sâm tính hàn hay tính nhiệt
1.1. Nhân sâm có tính hàn hay tính nhiệt
Nhân sâm là một vị thuốc quý trong đông y, có tính hơi hàn, vị ngọt đắng. Ngoài tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, nhân sâm còn có các tác dụng thể hiện tính hàn như làm mát lớp da và các mô tế bào, giảm tình trạng say nắng, mệt mỏi vào mùa hè, tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, bảo vệ và tăng cường chức năng gan,...
Nhân sâm là một vị thuốc có tính hơi hàn, vị ngọt đắng có nhiều công dụng quý
Nhân sâm có nhiều đặc tính quý đối với sức khỏe chúng ta, tuy nhiên không vì thế mà có thể lạm dụng, phụ thuộc quá vào việc sử dụng nhân sâm. Nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có hiệu quả tốt nhất.
1.2. Một số phương pháp sử dụng nhân sâm
Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng để bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Theo quá trình phát triển của xã hội và y học, nhân sâm có thể dùng theo các cách sau:
Theo Trung y: Ngâm hoặc tẩm rượu, ủ, thái lát rồi sao nhỏ lửa bằng chảo,... Đây là các cách vừa giúp phát huy tối đa công dụng của nhân sâm vừa bảo quản nhân sâm được lâu dài.
Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam: Có thể hấp nhân sâm trong nồi cơm cho mềm hoặc thái lát mỏng ngậm đến khi mềm rồi nuốt dần. Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo, đảo thêm một lúc là được.
Phơi hoặc sấy khô nhân sâm, tán bột mịn rồi pha nước uống 1-2 g bột sâm mỗi lần.
Ngoài ra có thể sắc uống, pha trà hoặc nấu cháo, hầm với gà,...
Hiện nay, nhân sâm cũng được bào chế thành nhiều dạng thuốc. Trong đó có viên uống Hokminseng kết hợp thành phần cao nhân sâm với lộc hươu cùng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đây là một sản phẩm của Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, dành cho những đối tượng bị chán ăn, mệt mỏi, gầy yếu, người cao tuổi, người bị suy giảm thể chất hoặc đang cần phục hồi sức khỏe, người phải làm việc nặng nhọc,...
Viên nang Hokminseng của Bidiphar với chiết xuất từ cao nhân sâm giúp tăng cường sức khỏe
2. Đối tượng nên sử dụng nhân sâm
Nhân sâm là một dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể tốt, thường được dùng cho các đối tượng như:
Người có sức khỏe không tốt, người gầy yếu, hay mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,...
Người bị thiếu máu hoặc tuần hoàn máu kém, người có các vấn đề về tim mạch
Người hay bị căng thẳng, stress, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, người bị trầm cảm, hay lo âu, buồn vui thất thường,...
Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, người cần hồi phục sau phẫu thuật,...
Người bị ung thư, nhất là những người mắc ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vòm họng,...
Người già, người cao tuổi sức khỏe, sức đề kháng yếu
3. Đối tượng không nên sử dụng nhân sâm
Nhân sâm đứng đầu trong danh sách các dược liệu đại bổ khí. Tuy nhiên, không phải cứ bổ là ai cũng có thể dùng. Nếu cần sử dụng nhân sâm thì nên thận trọng, dùng đúng cách, đúng liều và không sử dụng nếu bạn thuộc các đối tượng sau:
Người đang đau bụng, rối loạn tiêu hóa có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, căng tức, đi ngoài phân nát hoặc lỏng,... tuyệt đối không dùng nhân sâm
Phụ nữ đang mang thai cũng không nên dùng nhân sâm đặc biệt là các tháng cuối trước khi sinh vì có thể gây khó sinh, ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ mới sinh huyết xông lên cũng không được dùng.
Người mới phải cảm, phải gió, sốt cao, mới thổ huyết đều không nên dùng.
Người mắc các bệnh về gan, phổi, viêm hoặc trào ngược dạ dày, huyết áp cao và một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ đều không nên dùng.
Trẻ em suy dinh dưỡng, kém ăn, chậm lớn có thể dùng nhưng cần thận trọng để tránh dậy thì sớm trước tuổi, trẻ còn nhỏ hoặc sơ sinh tuyệt đối không dùng.
Không dùng kèm nhân sâm với Ngũ linh chi, Lilu vì có thể gây phản tác dụng.
Không uống trà, ăn củ cải, các loại hải sản, đồ biển khi dùng nhân sâm vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhân sâm tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những kiến thức về đặc tính của nhân sâm cũng như những đối tượng nên và không nên sử dụng loại dược liệu quý này. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về bài viết hoặc sản phẩm, bạn hãy Liên hệ Tổng đài miễn cước Bidiphar shop để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677