Giỏ hàng

Cách Xử Trí Khi Bạn Gặp Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sắt

Những đối tượng thường phải bổ sung sắt thường là những người có dấu hiệu hoặc bị thiếu máu, thiếu sắt, bà bầu, phụ nữ có thai,... Tuy nhiên một số trường hợp lại gặp phải một số hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, kích thích dạ dày,... sau khi uống. Đây chính là những tác dụng phụ của thuốc sắt. Nếu bạn hoặc người thân cần phải bổ sung sắt cho cơ thể, hãy tìm hiểu ngay bài viết Cách xử trí khi bạn gặp tác dụng phụ của thuốc sắt dưới đây, để biết những biện pháp xử lý kịp thời, tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc sắt nhé!

1. Các loại thuốc sắt bổ sung cho con người

Sắt là một nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Thiếu sắt có thể gây nên bệnh lý như thiếu máu, xanh xao, đau đầu, hoa mắt, tim đập nhanh,...Cũng chính vì tầm quan trọng của nó mà nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể ngày nay cực kỳ cao. 

Cách Xử Trí Khi Bạn Gặp Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sắt

Sắt là một khoáng chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ sung sắt dành cho từng đối tượng khác nhau. Hầu hết các thuốc này dựa trên cơ sở bổ sung Fe2+ cho cơ thể vì cơ thể chỉ có thể hấp thu trực tiếp sắt dạng ferrous Fe2+, tất cả các dạng khác muốn hấp thụ được đều phải chuyển về dạng Fe2+. 

Bổ sung sắt Fe2+ thường phối hợp với acid folic để hạn chế rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoặc vitamin C để hỗ trợ quá trình chuyển hóa sắt Fe3+ thành sắt Fe2+,...

Các thuốc bổ sung sắt hiện nay thường được bào chế ở nhiều dạng như viên nang, viên nén, viên nhai, siro,... để phù hợp với từng đối tượng, mục đích riêng.

2. Vai trò của sắt đối với cơ thể

Sắt là một nguyên tố quan trọng với cơ thể vì nó góp phần tổng hợp nên hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxy đến mọi cơ quan và tế bào của cơ thể. Sắt còn là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của myoglobin - chất đóng vai trò dự oxy cho cơ thể, có mặt ở các mô cơ, kết hợp với các dưỡng chất khác làm nhiệm vụ giải phóng năng lượng khi co cơ. 

Cách Xử Trí Khi Bạn Gặp Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sắt

Sắt là một nguyên tố vi lượng cần thiết góp phần tổng hợp nên hemoglobin trong máu

Sắt còn đặc biệt quan trọng đối với bà bầu và trẻ em. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Điều này là lý do phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải bổ sung sắt thường xuyên.

Thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: 

  • Thiếu sắt làm giảm quá trình vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan khiến các cơ quan bị đình trệ hoạt động, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu, không có năng lượng. 

  • Thiếu máu cũng là một hệ quả chính của việc thiếu sắt, hồng cầu giảm khiến máu đi nuôi các cơ quan không đủ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, cùng với đó tim cũng phải làm việc nhiều hơn dẫn đến các bệnh lý về tim. 

  • Thiếu sắt có thể khiến cơ thể tăng hấp thụ chì để thay thế, điều này có thể gây ra tình trạng ngộ độc chì.

  • Phụ nữ mang thai thiếu sắt có thể bị chán ăn, mệt mỏi, sức đề kháng giảm, nguy cơ sinh non, băng huyết cao hơn. 

  • Trẻ em bị thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và não bộ. 

3. Cơ chế hấp thụ viên sắt

Dạ dày là nơi hấp thụ sắt trước tiên rồi đi qua hành tá tràng - đây cũng là nơi hấp thu sắt chủ yếu của cơ thể, một phần nhỏ được tiếp tục hấp thụ ở đoạn đầu ruột non. Cơ thể chúng ta không hấp thu được Fe3+ mà chỉ có thể hấp thu Fe2+ nên cơ thể sử dụng HCl và vitamin C để khử Fe3+ về Fe2+. Sau đó, enzym pepsin trong dạ dày sẽ phân tách các phân tử sắt trong các hợp chất hữu cơ để kết hợp với đường và axit amin. 

Cách Xử Trí Khi Bạn Gặp Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sắt

Cơ chế hấp thụ sắt của cơ thể

Khi cơ thể bị thiếu sắt, một lượng lớn sắt sẽ được hấp thu ở diềm bàn chải của ruột non, đi vào máu rồi đổ về tĩnh mạch cửa. 

4. Tác dụng phụ của thuốc sắt II sulfat

Những người sử dụng thuốc sắt thường gặp phải một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Táo bón, đi ngoài phân đen, đau bụng: Đây là tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt. Tuy nhiên nó không có nhiều ý nghĩa trong lâm sàng. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách uống nhiều nước khi uống thuốc sắt. Bạn cũng có thể uống sắt kèm với nước cam nhưng hãy tránh dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, cà phê, trà,... vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc sắt.

  • Kích thích niêm mạc dạ dày: Mặc dù sắt được hấp thu tốt hơn lúc đói, tuy nhiên nó lại gây ra những kích ứng với niêm mạc dạ dày làm dạ dày co thắt. Tác dụng phụ này có thể được hạn chế bằng cách uống thuốc bổ sung sắt trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Ngoài ra, khi uống thuốc sắt bạn không nên nhai hoặc bẻ nhỏ viên thuốc để tránh các hoạt chất trong thuốc được giải phóng nhiều cùng lúc.

  • Buồn nôn: Uống sắt làm xuất hiện các cơn co thắt dạ dày, có thể gây ra nôn hoặc buồn nôn. Điều này cũng có thể nặng hơn nếu dạ dày của bạn quá nhạy cảm. Bạn có thể ăn một chút thức ăn khi uống sắt để làm giảm tình trạng này.

  • Dễ có nguy cơ thủng ruột khi dùng liều cao hoặc sai liều: Bổ sung quá nhiều sắt làm cho cơ thể không thể hấp thụ hết, nếu lượng sắt dư thừa nhiều ở dạ dày, ruột non nó có thể làm tổn thương các tế bào niêm mạc nơi nó tồn đọng nghiêm trọng hơn có thể gây thủng ruột, thủng dạ dày. Dư thừa sắt cũng gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể như tế bào mạch máu bị phá hủy, bệnh gout hoặc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, gan,...

  • Một số trường hợp ít gặp có thể xảy ra dị ứng thuốc, khó thở, phát ban da,... Đây là những trường hợp bị dị ứng hoặc rối loạn hấp thu sắt, tuy ít gặp nhưng cũng rất nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và liên hệ ngay nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc sắt cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác như các thuốc kháng sinh nhóm  tetracyclin, quinolon, các thuốc ofloxacin, ciprofloxacin, các thuốc kháng acid, thuốc cao huyết áp,... Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

5. Tips xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc Sắt II Sulfat

Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc bổ sung sắt, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Sắt là một vi chất khó hấp thu, vì vậy nếu phải bổ sung sắt, bạn nên lựa chọn thuốc bổ sung sắt dạng sắt II sulfat và bổ sung vitamin C đi kèm để đạt hiệu quả hấp thu tốt nhất và giảm thiểu tác dụng phụ. 

  • Sắt được hấp thụ tốt hơn lúc đói nên bạn hãy uống sắt trước hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Nếu lo ngại tình tràng kích ứng dạ dày, bạn có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn trước khi uống thuốc.

  • Uống thật nhiều nước khi uống sắt, bạn có thể uống nước cam để quá trình hấp thu sắt diễn ra tốt hơn.

  • Không uống sắt cùng lúc với các thuốc có tương tác với thuốc bổ sung sắt.

  • Tuyệt đối không uống sắt quá liều, thêm liều mà không có sự cho phép của bác sĩ

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt Bidiferon của Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) để bổ sung sắt một cách an toàn, hạn chế tác dụng phụ.

Cách Xử Trí Khi Bạn Gặp Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sắt

Bidiferon là điều trị hiệu quả các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt

Bidiferon có thành phần hoạt chất là sắt (II) sulfat phối hợp acid folic dùng để bổ sung sắt, phòng và điều trị các bệnh thiếu máu thiếu sắt, người mới cắt dạ dày, người suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai,... 

Bạn nên uống thuốc Bidiferon với nửa cốc nước trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ, không được nhai hoặc bẻ viên thuốc khi uống. Uống 1 viên Bidiferon/ 1 ngày tương ứng với bổ sung 50mg sắt nguyên tố cho cơ thể. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Thuốc bổ sung sắt giúp cơ thể tránh được không ít hệ lụy xấu khi bị thiếu sắt. Tuy nhiên các tác dụng khi dùng thuốc cũng khiến không ít người dùng e ngại. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có những biện pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc bổ sung sắt. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về bài viết hoặc sản phẩm, bạn hãy Liên hệ Tổng đài miễn cước Bidiphar shop để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo