Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Và Sử Dụng 4 Nhóm Thuốc Tiêu Chảy An Toàn
Con của bạn đang bị tiêu chảy và bạn lo lắng không biết trẻ bị tiêu chảy cần uống thuốc gì để nhanh khỏi và an toàn? Hãy đọc bài viết sau để giải đáp thắc mắc và sử dụng thuốc an toàn cho trẻ nhé!
1. Nhóm oresol bổ sung điện giải cho bé
Nhóm thuốc oresol là nhóm thuốc hàng đầu bổ sung nước và điện giải cho bé. Oresol có trong phác đồ điều trị cho trẻ dù ở giai đoạn tiêu chảy mất nước nhẹ và mất nước nặng.
Thuốc Oresol tiêu biểu: Oresol New, Oresol 245, Oresol 3B, Oresol OPC,...
Oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy
1.1. Đối tượng sử dụng
Trẻ em, người lớn bị tiêu chảy
Trẻ em và người lớn bị nôn mửa
Trẻ em và người lớn bị sốt,...
1.2. Hướng dẫn sử dụng
Oresol có dạng gói bột pha, dạng viên sủi, dung dịch uống.
Cách pha dạng bột: Pha theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý sử dụng nước đun sôi để nguội, không pha với nước khoáng hoặc nước nóng.
Cách dùng dạng viên sủi: Pha theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý khi viên sủi tan hết cần lắc nhẹ cốc nước trước khi sử dụng.
Dạng dung dịch uống: Dùng trực tiếp theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì.
Liều dùng theo tiêu chuẩn dược thư quốc gia:
Người lớn: Sử dụng 200ml - 400ml sau mỗi lần đi ngoài
Trẻ em:
Trẻ dưới 1 tháng tuổi - 1 năm tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài
Trẻ từ 1-12 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài
Tuy nhiên dựa vào tình trạng bệnh tiêu chảy mất nước nhiều hay rất nhiều, mà uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
1.3. Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng nhóm thuốc oresol cho bé, mẹ cần lưu ý:
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi không được chỉ định bởi bác sĩ, dược sĩ.
Chỉ sử dụng thuốc đã pha trong vòng 4h, không để quá thời gian, do thuốc sẽ bị nhiễm vi khuẩn.
Không pha thuốc với nước quá nóng vì việc này làm bay hơi mất thành phần trong thuốc.
Cho trẻ uống thuốc từ từ, uống từng ngụm nhỏ.
Không pha thuốc với đường, mật ong, nước ép trái cây, sữa,... do làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.
Khi cơ thể gặp triệu chứng mệt mỏi, tim đập nhanh, phù hoặc hôn mê cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
2. Men vi sinh
Men vi sinh có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường vi khuẩn có ích, kích thích ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể.
Một số sản phẩm tiêu biểu như: Men vi sinh Bidisubtilis, Men vi sinh Lacbiosyn, Men vi sinh Bio-acimin Fiber, Men vi sinh Biovigor, Men vi sinh BioGaia Protactis Baby,...
2.1. Đối tượng sử dụng
Trẻ em, người lớn bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,..
Trẻ em, người lớn sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài, làm giảm lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Trẻ biếng ăn, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chậm lớn,...
2.2. Hướng dẫn sử dụng
Sử dụng liều theo lời khuyên của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng của bao bì sản phẩm, giấy hướng dẫn in kèm theo sản phẩm.
Lưu ý:
Khi sử dụng dạng bột: Pha lượng nước vừa đủ, hòa tan thuốc vào nước. Mẹ có thể pha với sữa, nước hoặc với trộn lẫn với thức ăn cho trẻ ăn trực tiếp.
Dạng dung dịch cho trẻ uống trực tiếp, nếu có dụng cụ đi kèm đọc hướng dẫn của sản phẩm.
2.3. Một số lưu ý khi dùng men vi sinh
Men vi sinh chứa vi sinh đường ruột có lợi. Nhưng nhiều sản phẩm có hàm lượng nhiều, do đó không được tự ý sử dụng, phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế. Cùng với đó, bạn cần lưu ý:
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, không được sử dụng quá liều cho phép.
Nên uống men vi sinh sau khi uống kháng sinh 2 giờ.
Không pha men vi sinh với nước sôi, nên pha với nước sôi để nguội.
Nên uống ngay sau khi pha để tránh vi sinh có lợi bị chết.
Men vi sinh giúp cân bằng hệ đường ruột, giúp trẻ ăn ngon hơn
3. Kẽm
Kẽm rất quan trọng cho hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau điều trị. Kẽm cũng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ nếu tiêu chảy kéo dài. Nên cho trẻ uống kẽm ngay khi tiêu chảy bắt đầu.
Thuốc tiêu biểu: Siro Tozinax, Thuốc bổ sung kẽm Acemin, Bio island Zinc, Zinc gluconate,...
3.1. Đối tượng sử dụng:
Trẻ em và người lớn để phòng và điều trị thiếu kẽm.
3.2. Hướng dẫn sử dụng:
Trẻ em < 6 tháng tuổi: 10mg/ ngày, trong vòng 10-14 ngày
Trẻ >= 6 tháng tuổi: 20 mg/ ngày, trong vòng 10-14 ngày.
3.3. Lưu ý khi dùng thuốc bổ sung kẽm
Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói.
Không sử dụng kẽm với người suy thận.
Tránh sử dụng đồng thời với sắt, đồng, canxi do giảm hấp thu của kẽm
Thuốc bổ sung kẽm cũng có dạng siro dễ uống cho trẻ em
4. Nhóm cầm tiêu chảy
Nhóm thuốc này, dùng khi đã bổ sung nước và điện giải cho trẻ. Vì trẻ bị tiêu chảy chủ yếu do rối loạn vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, các vi sinh vật xấu nhiều hơn, nên cần loại bỏ ra bằng con đường qua phân. Thuốc cầm tiêu chảy giúp ngăn mất nước, giảm tình trạng đi ngoài của trẻ, nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng do có nhiều tác dụng gây nguy hiểm với trẻ.
Thuốc tiêu biểu: Berberin bidiphar, Racecadotril, Smecta,...
4.1. Đối tượng sử dụng:
Trẻ em hoặc người lớn bị tiêu chảy.
4.2. Hướng dẫn sử dụng:
Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tờ hướng dẫn đi kèm của thuốc.
4.3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
Trong quá trình sử dụng, bạn không tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế. Cùng với đó, bạn cần lưu ý:
Nếu không có tác dụng cầm tiêu chảy ở trẻ nên dừng thuốc và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Việc bổ sung nước là luôn cần thiết, kể cả khi dùng thuốc cầm tiêu chảy.
Lưu ý: Một số thuốc giảm nhu động ruột như: Loperamid, atropin,... có tác dụng ở người lớn nhưng lại ít tác dụng ở trẻ nhỏ, và còn gây liệt ruột, thời gian tiêu chảy kéo dài.
Trên đây là một số thông tin về một số nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Dù bệnh có triệu chứng nhẹ cũng có thể chuyển biến nặng hơn nếu trẻ mất nhiều nước hay dùng thuốc sai cách. Liên hệ với bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để có những thông tin về bệnh và cách sử dụng thuốc cho trẻ. Hoặc bạn có thể liên hệ tư vấn tổng đài tư vấn Bidiphar shop để có sự tư vấn nhiệt tình và chu đáo nhất.
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677