Giỏ hàng

Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng Là Bệnh Dễ Mắc Khó Chữa - Vì Sao?

Viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu tại sao lại nói viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh dễ mắc khó chữa qua bài chia sẻ của BIDIPHAR sau đây.

 

viêm da tiếp xúc dị ứng

 

1. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Bệnh viêm da tiếp xúc là một loại bệnh lý xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên gây nên các biểu hiện trên da như mẩn ngứa, nóng rát, nứt nẻ tại vị trí tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc hay gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu hoặc do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với chất gây dị ứng như:

  • Bệnh nhân thường là nữ.

  • Người già (trên 70 tuổi)

  • Người hay tiếp xúc với hóa chất như thợ sơn, nhân viên vệ sinh, thợ mỏ than, thợ hàn xì,...

 

viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh viêm da tiếp xúc

 

2. Lý do tại sao dễ bị mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

2.1 Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD)

Tình trạng này xảy ra do tiếp xúc với các chất gây ra phản ứng tự miễn dịch quá mẫn loại IV, qua trung gian tế bào T,  có 2 giai đoạn:

  • Nhạy cảm với một kháng nguyên.

  • Phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc trở lại.

Cơ thể người có thể dị ứng với bất kỳ chất nào. Và thường gặp nhất là đồ trang sức, phấn hoa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi ngoài da, kem chống nắng,...

2.2 Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD)

ICD là một phản ứng viêm không đặc hiệu đối với các chất độc hại tiếp xúc với da. Nhiều chất có thể gây kích ứng da, bao gồm: Hóa chất, xà phòng, cây cối, độ ẩm lâu dài,...

ICD có thể được chia thành các loại:

  • ICD cấp tính

  • ICD mạn tính hoặc tích lũy

  • ICD nghề nghiệp

2.3 Viêm da nhiễm độc ánh sáng

Viêm da nhiễm độc ánh sáng là một dạng biến thể trong đó các chất dùng ngoài da, do da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng làm cho da phản ứng với các biểu hiện da đổi màu, da khô, đau rát.

2.4 Viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Vùng da bị viêm không được chăm sóc đúng cách làm trầm trọng tình trạng viêm nhiễm của da. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể chỉ biểu hiện tại chỗ, nhưng có thể lan ra toàn thân.

 

Viêm da nhiễm độc ánh sáng

Viêm da nhiễm độc ánh sáng

 

3. Viêm da tiếp xúc dị ứng khó chữa hay không?

Viêm da tiếp xúc thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có cách chăm sóc da dị ứng đúng cách sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và nhiều khi sẽ khiến dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, khi tình trạng viêm da không được cải thiện khi chăm sóc tại nhà tốt hơn hết là bạn nên đến thăm khám tại các đơn vị chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

 

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng khó chữa hay không?

 

4. Phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thế nào?

  • Tránh xa các chất gây dị ứng. Nên chọn những sản phẩm tiếp xúc với da dịu nhẹ, không kiềm, không hương liệu và không phẩm màu. Nếu phải tiếp xúc với chất độc hại thì nên mang quần áo bảo hộ và đeo găng tay.

  • Dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần 1 ngày để đảm bảo da đủ độ ẩm đặc biệt là trong thời tiết hanh khô như mùa đông.

  • Không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.

  • Trước khi dùng mỹ phẩm mới nên thử trước ở vùng da ở cổ tay trong 24 giờ để quan sát phản ứng của cơ thể.

  • Uống đủ nước khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.

  • Chọn quần áo thoáng mát với chất liệu nhẹ, thoát mồ hôi và không cọ xát vào da gây trầy xước.

  • Vệ sinh không gian sống đặc biệt là chăn gối nệm. Ngoài ra cần thường xuyên vệ sinh sàn nhà, rèm cửa, ghế, phòng tắm, phòng bếp và các khu vực khác. Đặc biệt đối với nhà nuôi động vận cần đảm bảo lông vật nuôi không bám vào đồ mặc, đồ ăn,...

 

5. Cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Thông thường, viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ tự khỏi trong từ 2 đến 4 tuần không tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng. Nhưng một số trường hợp thời gian bị viêm có thể kéo dài hơn. Sau đây là một số biện pháp giúp làm giảm triệu chứng của viêm da dị ứng và giúp kiểm soát tình trạng bệnh mà bạn có thể sử dụng:

  • Dừng tiếp xúc với nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng.

  • Với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng nhẹ, có thể tắm bằng bột yến mạch hoặc dưỡng da nhẹ nhàng bằng kem calamine có thể làm giảm triệu chứng.

  • Với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, có một số loại có dược tính mạnh cần kê đơn của bác sĩ.

  • Với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng nặng, có thể sử dụng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng.

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì các bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm của BIDIPHAR để hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà hiệu quả: 

  • TOCIMAT® 60 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên: Tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa.

  • TOCIMAT® 180 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên: Tác dụng làm giảm các triệu chứng liên quan nổi mề đay tự phát mạn tính.

  • TOCIMAT® 120 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên: Làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng, mắt đỏ ngứa, chảy nước mắt. Và giảm triệu chứng mày đay mạn tính vô căn: ngứa, nổi mẩn đỏ, giảm số lượng ban dát.

 

TOCIMAT® 60

TOCIMAT® 60 - Thuốc chống dị ứng - Hộp 50 viên

 
  • IODINE - Thuốc Sát Trùng: Iodine Bidiphar là thuốc sát khuẩn, khử khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.

 

Xem thêm thông tin chi tiết các sản phẩm tại: https://www.bidipharshop.com/

 

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

Địa chỉ: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Website: https://www.bidipharshop.com/ 

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: info@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

 

 
 

Sản phẩm đã xem

Zalo