Giỏ hàng

Hướng Xử Trí Khi Uống Thuốc Dạ Dày Mà Vẫn Còn Đau

Bạn uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau không giảm, điều này có thể do bạn đang sử dụng thuốc không đúng hoặc không đủ liều. Để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử trí khi gặp phải tình trạng trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

đau dạ dày

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

1. Nguyên nhân uống thuốc dạ dày mà vẫn đau

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân đã uống thuốc dạ dày rồi nhưng vẫn còn đau. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trên như:

1.1. Uống phải những loại thuốc đông y chất lượng kém

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng kém hay thuốc đông y mạo danh gia truyền. Những sản phẩm này thường không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc chưa được kiểm định rõ ràng về độ an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, một số sản phẩm như thế lại có giá rất cao nhưng tác dụng lại rất thấp.

Thuốc đông y không rõ chất lượng

Thuốc đông y không rõ chất lượng có thể làm bệnh nặng hơn

Một số điểm bạn cần lưu ý để tránh mua nhầm thuốc đông y kém chất lượng như:

  • Chọn mua tại các địa điểm phân phối được nhiều người tin tưởng, độ uy tín cao

  • Lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, những thương hiệu này sẽ luôn đem đến các sản phẩm chất lượng

  • Để ý đến giá: giá tiền có thể không phải là yếu tố quyết định nhưng hầu hết những sản phẩm hiệu quả cao và chính hãng thường không quá rẻ.

  • Sản phẩm không có dấu hiệu bóc mở hoặc vẫn nguyên tem niêm phong.

  • Ngoài ra, mọi thông tin, hình ảnh trên bao bì đều in rõ nét, đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, số đăng ký,...

1.2. Do chẩn đoán sai bệnh

Trong quá trình khám bệnh và chẩn đoán có thể có những nhầm lẫn khiến bệnh nhân phải sử dụng không đúng thuốc đúng bệnh. 

Đau dạ dày có thể nhầm lẫn với một số bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm hang vị, viêm dạ dày có HP. Ngoài ra cũng có thể bạn không phải đang mắc bệnh đau dạ dày mà là một bệnh khác như viêm gan, viêm tụy, viêm đường tiêu hóa,...

Ngoài ra, có thể bạn đến thăm khám ở những địa chỉ không uy tín, bác sĩ không đủ chuyên môn nên chẩn đoán sai bệnh, kê sai thuốc.

Vì vậy, để được thăm khám và kê đúng thuốc đúng bệnh, bạn nên đến những bệnh viện lớn và có uy tín để kiểm tra. Một số bệnh viện uy tín bạn có thể tham khảo như:

  • Bệnh viện Bạch Mai

  • Bệnh viện Vinmec

  • Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Bệnh viện Quân đội 108

  • Bệnh viện Quân y 103

  • Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Bệnh viện quốc tế Thu Cúc

bệnh viện vinmec

Bệnh viện Vinmec - Một bệnh viện lớn và có uy tín

1.3. Do chưa đủ thời gian tác dụng của thuốc

Thông thường, các bệnh lý liên quan đến dạ dày thường là bệnh mãn tính, rất lâu lành, hay tái đi tái lại thường xuyên. Đặc biệt, khi cơ thể giảm hoặc mất các triệu chứng không đồng nghĩa với việc bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn. 

Nguyên nhân phần lớn là do thuốc chưa có đủ thời gian để phát huy hết tác dụng của mình. Khi bạn dừng đột ngột, việc chữa trị có thể không những không đem lại hiệu quả mà còn làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Vì vậy, khi đang điều trị, bạn không nên thiếu kiên nhẫn hoặc thấy triệu chứng đã bớt mà dừng hẳn.

2. Bốn hướng xử trí

Để khắc phục tình trạng uống thuốc dạ dày rồi vẫn còn đau, bạn có thể tham khảo bốn hướng xử trí dưới đây:

2.1. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị

Để điều trị triệt để, hãy cố gắng tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, nên dùng đúng và đủ liệu trình để có thể chữa trị dứt điểm, tận gốc vấn đề.

Hãy cố gắng tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, dùng đúng và đủ liệu trình để có thể điều trị dứt điểm tận gốc vấn đề.

Các nhóm thuốc điều trị dạ dày phổ biến hiện nay như:

  • Nhóm kháng acid - Antacid: Có chứa nhôm hoặc magne hoặc calci

  • Nhóm kháng histamin H2: Cimetidin, Nizatidin, Famitidin, Ranitidin,...

  • Nhóm PPI - ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Pantoprazol,...

  • Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth, Sucralfat, Misoprostol,...

  • Nhóm kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Fluoroquinolones,...

Trong đó, Phospha Gaspain là một trong các thuốc điều trị đau dạ dày chất lượng và hiệu quả nhất hiện nay. Phospha Gaspain thuộc nhóm thuốc kháng acid hoạt động với cơ chế trung hòa acid dịch vị, từ đó giúp giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày.

Phospha Gaspain hỗ trợ giảm đau dạ dày

Phospha Gaspain - Thuốc chữa đau dạ dày chất lượng và hiệu quả

Thuốc Phospha Gaspain thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân trong các bệnh như:

  • Viêm dạ dày, thực quản cấp và mạn tính.

  • Loét, kích ứng dạ dày tá tràng

  • Thừa acid như ợ chua, rát bỏng, ốm nghén

  • Những rối loạn dạ dày do dùng thuốc, do ăn uống sai chế độ hoặc dùng quá nhiều nicotin, kẹo, cà phê, thức ăn quá nhiều gia vị.

  • Biến chứng của viêm đại tràng, thoát vị cơ hoành.

2.2. Không sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, chất lượng

Hiện nay, các bệnh viện đang phải tiếp nhận nhiều ca ngộ độc, sốc phản vệ, dị ứng do sử dụng thuốc Đông y.

Vì thế, bạn tuyệt đối KHÔNG nên:

  • Sử dụng những loại thuốc đông y chưa được kiểm chứng chất lượng

  • Sử dụng những loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ

  • Nghe người xung quanh mách bài thuốc hay này kia để dùng

  • Bốc thuốc ở các ông lang không được cấp phép hành nghề hoặc ông lang vườn.

Ngoài ra, để tốt cho sức khỏe, bạn có thể đến các bệnh viện lớn hoặc các lương y đã được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh để được tư vấn, kê đơn điều trị.

bệnh viện tuệ tĩnh

Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Một bệnh viện YHCT có tiếng trong và ngoài nước

2.3. Chẩn đoán và thăm khám khi có dấu hiệu không đỡ

Nếu bạn tuân thủ hết những lời dặn của bác sĩ, sử dụng đúng theo đơn thuốc mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám lại. Có thể bạn đang mắc một căn bệnh khác hoặc thuốc bạn đang dùng chưa đủ liều lượng điều trị. 

2.4. Kết hợp điều trị và điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt

Ngoài những biện pháp trên, bạn nên kết hợp điều trị thuốc và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học và hợp lý để đạt hiệu quả tối đa.

  • Bạn nên tránh sử dụng các đồ ăn cay nóng, thuốc lá hay uống rượu bia.

  • Nên ăn vào khung giờ cố định để tạo cho dạ dày một thói quen tốt

  • Không nên bỏ bữa hay ăn uống thất thường, nhai nuốt quá vội

  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và ăn ở lượng vừa phải, tránh no quá hoặc đói quá. 

  • Lựa chọn những món ăn dễ nuốt, thức ăn mềm dễ tiêu hóa để tốt cho dạ dày hơn.

3. Tổng kết

Qua bài viết trên, chắc bạn đã hiểu phần nào nguyên nhân và các hướng xử trí khi uống thuốc dạ dày mà vẫn đau. Để đóng góp thêm thông tin hoặc cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề gì về thuốc dạ dày, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn để được hỗ trợ tốt nhất.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo