Giỏ hàng

Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không? Giải Pháp Cho Người Mắc Bệnh

Đây là câu hỏi mà hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh xơ gan thắc mắc và mong muốn có câu trả lời chính xác

1. Bệnh xơ gan có chữa được không?

Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa không phục hồi tế bào gan, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, dẫn đến hình thành các nốt bất thường ở gan.

Các chất xơ tạo ra càng nhiều sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, khiến gan trở nên chai cứng và không có khả năng thực hiện các chức năng của mình.

Vì các tế bào xơ gan không thể phục hồi như ban đầu và chúng ta cũng không có khả năng đảo ngược quá trình xơ hóa tế bào gan. Do đó, hầu hết các loại thuốc điều trị xơ gan chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của các tổ chức xơ, ngăn ngừa xơ gan trở nặng hơn.

Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh xơ gan, đây cũng là đáp án cho câu hỏi “bệnh xơ gan có chữa được không?”. Tuy nhiên nếu bệnh xơ gan được phát hiện càng sớm thì những tác động của nó đến sức khỏe càng nhỏ.

2. Nguyên nhân gây xơ gan

Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tổn thương gan đều có thể dẫn đến xơ gan. Trong đó bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Virus viêm gan: Các virus gây bệnh viêm gan như virus viêm gan A, B, C, D, E là nguyên nhân chính gây xơ gan. Trong đó viêm gan B và viêm gan C chiếm tỷ lệ rất cao ở Việt Nam. Những loại virus này sẽ làm tổn thương tế bào gan và tạo điều kiện hình thành mô sẹo.

  • Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân xơ gan: Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng men gan, gan nhiễm mỡ, dần dần dẫn đến bệnh xơ gan.

Lạm dụng rượu bia tạo ra một áp lực lớn nên các tế bào gan, khiến các tế bào gan bị tổn thương khó hồi phục

  • Xơ gan do nhiễm ký sinh trùng như ly amip, sán lá gan và ký sinh trùng sốt rét… gây tổn thương gan.

  • Các bệnh lý gây xơ gan như viêm ruột, tắc ống mật, suy tim, viêm tĩnh mạch trên gan…

  • Sử dụng thuốc bừa bãi, kể cả những loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, nhất là paracetamol, thuốc kháng sinh, giảm đau…

Khi các tác nhân trên tấn công liên tiếp trong thời gian dài làm tế bào Kupffer trong gan hoạt động quá mức, dẫn đến tăng sản sinh nhiều chất gây viêm (Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β…). Trong đó TGF-β là yếu tố kích thích tế bào hình sao sản sinh mô sợi. Các dải mô sợi tạo ra ngày càng nhiều sẽ khiến tổn thương tế bào gan, hình thành các tổ chức xơ không có khả năng phục hồi.

3. Điều trị xơ gan theo từng giai đoạn

Các giai đoạn xơ gan tương ứng với các cấp độ bệnh khác nhau. Mỗi giai đoạn, sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. 

Dưới đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi “bệnh xơ gan có chữa được không?”.

3.1. Xơ gan giai đoạn 1 (F1): Mức độ nhẹ (Xơ gan còn bù)

Ở giai đoạn này, các tế bào gan đã bị viêm và tổn thương, nhưng ở mức độ nhẹ.

Triệu chứng xơ gan còn bù: Đây là giai đoạn diễn ra âm thầm, nên rất khó phát hiện ra bệnh. Chủ yếu người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng mập mờ như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn… giống như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Điều trị: Quá trình xơ hóa ở giai đoạn này vẫn ở mức độ nhẹ nên nếu bệnh nhân phát hiện kịp thời và có biện pháp chữa trị phù hợp, tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ thì gan vẫn có thể hồi phục và hoạt động bình thường. 

Từ đây bạn đã có đáp án cho câu hỏi “xơ gan còn bù có chữa được không?”.

Bốn giai đoạn xơ gan mà người bệnh cần biết

3.2. Xơ gan giai đoạn 2 (F2): Mức độ trung bình

Trong giai đoạn này, các tế bào gan đã bị tổn thương nghiêm trọng hơn, các mô sẹo sẽ xuất hiện và thay thế dần các tế bào gan khỏe mạnh. Khi đó, chức năng gan đã bắt đầu suy yếu hơn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, các chất độc bị dồn ứ tại gan.

Biểu hiện của xơ gan giai đoạn F2 bao gồm: Chán ăn, mệt mỏi, luôn thấy đầy bụng, khó tiêu, cơ thể suy nhược, sụt cân, có thể sốt nhẹ về chiều, nước tiểu có màu vàng sẫm, màu da trở nên vàng hơn…

Xơ gan F2 có chữa được không? Mặc dù ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhưng vẫn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ.

Bên cạnh đó, người bị xơ gan cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như rượu bia, thuốc lá… Cùng với đó người bệnh cần hạn chế những thói quen có hại cho gan như thức khuya, ăn nhiều thức ăn chiên rán… để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

3.3. Xơ gan giai đoạn 3 (F3): Giai đoạn xơ gan nặng

Khi bệnh xơ gan tiến triển đến giai đoạn F3 thì các tế bào gan đã bị phá hủy nghiêm trọng, cấu trúc gan chứa đầy các mô sẹo, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng.

Triệu chứng xơ gan giai đoạn 3: Ở giai đoạn này các triệu chứng đã trở nên rõ ràng, bệnh nhân bị vàng da toàn thân, xuất hiện xơ gan cổ trướng, nôn mửa, đôi khi có thể nôn ra máu…

Điều trị xơ gan mất bù: Lúc này, các tế bào gan không thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Nguyên tắc điều trị trong giai đoạn này là làm chậm quá trình xơ hóa. Nếu không được ghép gan tương thích đa phần người bệnh chỉ sống được khoảng 3-5 năm, tùy thuộc vào chất lượng điều trị.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng tìm được lá gan tương thích, cũng như chi phí phẫu thuật đắt đỏ, có thể lên đến hàng tỷ đồng. Vì thế phương án ghép gan vẫn còn khá hạn chế ở nước ta.

Do đó ở thời điểm hiện tại, gần như xơ gan mất bù (xơ gan giai đoạn 3) không thể chữa khỏi được.

3.4. Xơ gan giai đoạn cuối (F4): Không thể điều trị

Giai đoạn F4 là giai đoạn cuối cùng của xơ gan. Lúc này các tế bào gan đã bị tổn thương hoàn toàn, gan không còn khả năng thực hiện chức năng của mình. 

Triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối là những triệu chứng nghiêm trọng và diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu, bao gồm: xuất huyết dạ dày, vàng da, phù nề, ngứa da…

Điều trị xơ gan giai đoạn cuối: Mọi phác đồ điều trị lúc này chỉ nhằm duy trì sự sống cho người bệnh, hạn chế sự phát triển của bệnh.

Xơ gan giai đoạn cuối có chữa được không? Câu trả lời là không thể điều trị khỏi, thời gian sống của người bệnh chỉ kéo dài khoảng 12 tháng.

Tình trạng xơ gan mất bù khiến lá gan không thể thực hiện chức năng của mình

Vì thế việc phát hiện sớm viêm gan có vai trò quyết định xem bệnh xơ gan có chữa khỏi được không? Do đó, mỗi người chúng ta nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh xơ gan sớm nhất có thể.

4. Lưu ý trong khi điều trị bệnh xơ gan

Mặc dù xơ gan là một bệnh nguy hiểm, khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng quá trình phục hồi của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng điều trị. Trong đó tinh thần, lối sống, chế độ dinh dưỡng… cũng đóng vai trò quan trọng khi điều trị xơ gan.

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị xơ gan, giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể tham khảo:

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress sẽ giúp ích cho quá trình điều trị, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Tuyệt đối tránh xa rượu bia, chất kích thích có hại cho gan trong quá trình điều trị.

  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, paracetamol (acetaminophen).

  • Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình điều trị, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất), tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ động vật.

  • Ăn uống đầy đủ nhưng cần tránh để gan phải làm việc quá sức, người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn, lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

  • Hạn chế ăn mặn, để tránh gây hiện tượng tích nước, dẫn đến phù và cổ trướng nghiêm trọng hơn.

  • Những bệnh nhân giai đoạn nặng cần hạn chế những loại thực phẩm giàu đạm, nhằm phòng tránh biến chứng hôn mê gan.

Những lời khuyên trên đây sẽ góp phần giúp người mắc bệnh xơ gan nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những loại thảo dược bổ gan, giúp giải độc gan, hạ men gan, nhờ đó làm chậm quá trình xơ hóa và tăng khả năng hồi phục tế bào gan. Một số loại thảo dược tốt cho gan, tiêu biểu phải kể đến như cà gai leo, mật nhân, atiso, nhân trần…

Cà gai leo là một trong những loại thảo dược chữa bệnh xơ gan cho hiệu quả đáng kể

5. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan

Mặc dù xơ gan là bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại rất dễ phòng tránh chỉ bằng những biện pháp đơn giản. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh bệnh xơ gan:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, đặc biệt là những người đã có tiền sử mắc bệnh gan, men gan tăng cao.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế chất béo động vật và cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.

  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các loại gỏi hải sản hoặc thịt chưa qua chế biến vì chúng có thể nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh.

  • Tập thể dục thường xuyên điều độ, đồng thời kiểm soát cân nặng phù hợp với chiều cao.

  • Chủ động kiểm tra sức khỏe tổng quát.

  • Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh gan cao như người thường xuyên uống rượu bia, người thường xuyên phải điều trị bằng thuốc Tây y… có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ gan, giúp bảo vệ chức năng gan, giải độc gan, phòng ngừa bệnh xơ gan tiến triển.

Những loại thực phẩm tốt cho gan mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc “bệnh xơ gan có chữa được không?”. Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh xơ gan.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm cần thiết cho người mắc bệnh xơ gan tại đây:

DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan

ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo