Giỏ hàng

Các Loại Thuốc Ho Trị Covid Bạn Đã Biết Chưa?

Ho là một triệu chứng kéo dài dai dẳng ở những bệnh nhân mắc Covid-19

1. Tại sao Covid gây ho?

Ho là cơ chế phản ứng bảo vệ cơ thể một cách tự nhiên, nhằm tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi đường hô hấp (vi khuẩn, virus, khói, bụi…).

Nếu ho quá nhiều và kéo dài sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ cho người bệnh, đặc biệt là ở bệnh nhân Covid hoặc hậu Covid-19.

1.1. Nguyên nhân gây ho ở người bị Covid

Như đã trình bày ở trên, vì ho là phản xạ giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm. Do đó khi phát hiện có “vật thể lạ” tấn công, các dây thần kinh sẽ kích hoạt trung tâm ho ở vùng não tủy, từ đó sẽ kích hoạt một loạt phản xạ tại các cơ xung quanh đường hô hấp để tống vật thể lạ ra ngoài. 

“Vật thể lạ” trong trường hợp này chính là virus Sars-CoV-2 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Virus này có thể tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp vào các dây thần kinh cảm giác, đồng thời gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Vì thế, bạn không nên cố gắng kìm nén cơn ho quá nhiều, vì ho sẽ giúp bạn đẩy bớt virus và dịch nhầy ra bên ngoài. Từ đó có thể giúp bạn làm sạch phổi và đường hô hấp.

Tuy nhiên khi ở nơi đông người, bạn nên dùng tay che mũi và miệng để hạn chế virus phát tán và lây sang người xung quanh.

1.2. Nguyên nhân gây ho ở người đã khỏi Covid

Rất nhiều người sau khi đã điều trị khỏi Covid-19 vẫn còn triệu chứng ho kéo dài, thậm chí có những trường hợp không bị ho trong khi nhiễm bệnh nhưng sau đó lại bị ho kéo dài hậu Covid.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng ho hậu Covid là do:

  • Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn còn sót lại xác virus và các chất tiết của chúng.

  • Do sử dụng thuốc điều trị Covid gây ra tác dụng phụ trào ngược thực quản

  • Trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp bị kích thích gây ho

  • Người có cơ địa dị ứng hoặc hen suyễn thì triệu chứng ho càng kéo dài.

Ho sau mắc COVID-19 giống với ho sau cảm cúm hoặc khi nhiễm các virus hô hấp.

Khi mắc Covid và hậu Covid-19, người bệnh có thể bị nhiều dạng ho khác nhau, ví dụ như ho túc tắc, ngứa họng, hoặc ho sặc sụa, ho tăng về đêm…

Cơ chế gây ra phản xạ ho

2. Ho do Covid kéo dài bao lâu?

Đây là câu hỏi được nhiều người khá quan tâm, đối với mỗi người thời gian triệu chứng ho kéo dài sẽ khác nhau.

Tuy nhiên theo thống kê, ho là triệu chứng dai dẳng, kéo dài khá lâu dù người bệnh đã chữa khỏi Covid. 

Hầu hết những người mắc Covid có triệu chứng ho thường kéo dài trung bình khoảng 19 ngày. Trong đó có nhiều trường hợp ho kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng.

3. Mối liên hệ giữa ho và chủng virus Omicron

Omicron là chủng virus có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay. Theo cuộc điều tra được công bố trên tạp chí Eurosurveillance vào tháng 12/2021 cho thấy có khoảng 83% người nhiễm virus Corona chủng này có triệu chứng ho.

Như vậy, chủng virus Omicron gây ho nhiều hơn những chủng virus Sars-CoV-2 được tìm thấy trước đó. 

Cũng trong nghiên cứu này đã giải thích, Omicron có khả năng nhân lên trong đường thở nhanh gấp 70 lần chủng Delta. Điều này sẽ tăng kích thích lên các dây thần kinh cảm giác ở đường hô hấp, từ đó gây ho nhiều hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chủng virus Omicron ít tấn công vào phổi hơn các biến thể trước đó, nên ít gây nguy hiểm hơn.

4. Phân biệt ho khan và ho có đờm do Covid

Triệu chứng ho khi mắc Covid bao gồm: ho khan và ho có đờm. Trong đó khoảng 70% những người có triệu chứng ho do Covid là ho khan.

Bạn cần phân biệt ho khan và ho có đờm vì cách điều trị của chúng không giống nhau.

  • Ho khan: thường có nguyên nhân do virus gây kích ứng đường hô hấp. Vì thế đây là triệu chứng phổ biến của virus.

  • Ho có đờm: Thường xuất hiện khi có hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.

Covid-19 gây ra ho có đờm khi cơ thể có hiện tượng nhiễm khuẩn thứ phát. Khi bị ho khan bạn cần uống thuốc giảm ho. Nhưng ho có đờm thì bạn không nên uống thuốc giảm ho, mà nên sử dụng thuốc long đờm.

5. Thuốc ho điều trị Covid

Uống thuốc là một trong những cách trị ho Covid được nhiều người áp dụng nhất. Vì triệu chứng ho kéo dài gây nhiều bất tiện và mệt mỏi cho người bệnh, nên bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc ho trị Covid như sau:

5.1. Hoạt chất codein

Codein là thuốc ho ức chế trực tiếp trung tâm ho nên  giúp giảm ho nhanh, mạnh, cắt cơn ho nhanh chóng. Tuy nhiên hoạt chất này chỉ được dùng trong trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm. Vì codein có tác dụng làm quánh đờm, khó tống đờm ra ngoài.

Tác dụng phụ của codein: gây khó chịu, mất ngủ, gây khô họng

Chống chỉ định cho trẻ em dưới 1 tuổi, người đang mắc bệnh gan, suy hô hấp và phụ nữ có thai.

Hoạt chất codein thường được kết hợp với terpin để tăng tác dụng điều trị ho khan

5.2. Hoạt chất dextromethorphan

Đây là hoạt chất trị ho được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó có tác dụng chống ho tương tự codein nhưng ít gây ra tác dụng phụ hơn. Do đó đây cũng là loại thuốc ho trị Covid được nhiều người sử dụng.

Dextromethorphan được chỉ định tốt trong trường hợp ho khan và ho mạn tính.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế MAO.

Thận trọng đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm chức năng hô hấp, người bị hen suyễn.

5.3.  Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin

Các thuốc kháng histamin thế hệ cũ như alimemazin, diphenhydramin thường được chỉ định sử dụng để giảm ho về ban đêm vì chúng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

Những hoạt chất này có tác dụng trong điều trị ho khan do dị ứng hoặc kích thích.

5.4. Thuốc long đờm

Một số trường hợp bệnh nhân hậu Covid bị ho có đờm, bác sĩ thường kê cho họ sử dụng thuốc tiêu đờm, làm loãng dịch nhầy, giúp dễ dàng đào thải khỏi đường hô hấp nhờ vào phản xạ ho.

Các thuốc long đờm phổ biến bao gồm: 

  • Thuốc tiêu đờm: N-acetyl cystein, bisolvon, bromhexin…  Thuốc tiêu nhầy có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm, dùng tốt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhầy và quánh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn hoặc co thắt phế. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc. Chống chỉ định dùng  thuốc cho người có tiền sử hen suyễn hoặc quá mẫn với thuốc.

  • Thuốc làm tăng dịch tiết đường hô hấp: Các hoạt chất thường sử dụng là guaiphenesin, terpin, eucalyptol… có tác dụng kích thích các tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch, giảm độ nhớt, từ đó giúp đẩy dịch nhầy ra bên ngoài dễ dàng hơn.

5.5. Thuốc ho thảo dược

Các thuốc trị ho Covid theo Tây y có tác dụng trị ho nhanh, nhưng ít được bác sĩ chỉ định trong điều trị ho do nhiễm Covid, vì chúng thường gây ra nhiều tác dụng phụ.

Ho trong khi nhiễm hoặc sau khi nhiễm Covid thường kéo dài nhiều ngày, thế nên các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, vì chúng ít gây tác dụng phụ, có thể dùng được lâu dài.

Thuốc trị ho thảo dược thường được bào chế thành siro trị ho hoặc viêm ngậm trị ho

Thuốc ho thảo dược thường có thành phần từ mật ong, bạc hà, cao lá thường xuân, hoặc các loại vị thuốc đông y như bạch linh, tinh dầu, cam thảo….

Amelicol kết hợp tinh dầu dược liệu chữa ho như bạc hà, tràm, tần, gừng và Eucalyptol, giúp trị ho, đau họng, sổ mũi và sát trùng đường hô hấp, loãng niêm dịch, dịu cơn ho.

6. Hậu Covid ho kéo dài phải làm sao?

Cách trị ho Covid cho những đối tượng đã chữa khỏi Covid nhưng vẫn bị ho dai dẳng kéo dài như sau:

  • Đối với ho khan kéo dài hậu Covid: Cách giảm ho là dùng thuốc ho thảo dược kết hợp với thuốc chống dị ứng thế hệ I (alimemazin, diphenhydramin).

  • Đối với trường hợp ho có đờm lâu ngày: Khi đó bạn có thể bị nhiễm trùng do đó bác sĩ thường kê thuốc ho thảo dược cùng kháng sinh và thuốc long đờm.

Đối với từng trường hợp bác sĩ sẽ phải lựa chọn thuốc và điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp với nhiều người. Vì thế bạn không nên tự ý mua các loại thuốc trị ho khi bị Covid về sử dụng, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

7. Cách điều trị ho tại nhà khi mắc Covid

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc ho trị Covid  bạn có thể áp dụng những cách trị ho tại nhà sau:

  • Nâng cao đầu và ngực trong khi ngủ: Vì khi ngủ ở từ thế cao đầu và ngực sẽ giúp ngăn cản chất nhầy cản trở đường hô hấp, nên giúp bạn giảm ho khi ngủ.

  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, nhất là uống nước ấm có thể giúp giảm khô họng, đồng thời làm loãng chất nhầy, giúp làm dịu cơn ho.

  • Uống trà mật ong: Bạn có thể kết hợp mật ong với nhiều loại trà khác nhau như trà gừng, trà chanh… Mật ong có khả năng sát khuẩn vùng hầu họng, giúp làm dịu cổ họng, từ đó giúp bạn giảm ho do Covid.

Uống một ly trà gừng mật ong mỗi buổi sáng giúp giảm tình trạng ho kéo dài do Covid

  • Súc họng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, khoảng 3 lần/ngày, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha muối với nước để giảm ngứa họng, giảm sự kích thích ở cổ họng.

  • Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ: Chú ý ăn các món ăn ấm, dễ nuốt, không nên ăn đồ ăn cay nóng hoặc kích thích cổ họng, gây ngứa họng. 

Các biện pháp này kết hợp cùng thuốc ho trị Covid sẽ giúp bạn trị dứt điểm cơn ho do Covid nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc ho trị Covid-19. 

Nếu bạn đang bị những cơn ho do Covid hoặc các triệu chứng khác của Covid làm phiền, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm trị hỗ trợ dưới đây dưới đây:

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D 

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo