Tất Cả Những Điều Bạn Nên Biết Về Thiếu Sắt Gây Thiếu Máu
Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu
1. Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Trước khi tìm hiểu về thiếu sắt, bạn cần biết về vai trò của sắt trong cơ thể là gì?
Sắt là một thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu, là thành phần cấu tạo huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu.
Nếu lượng sắt trong cơ thể quá thấp, sẽ gây thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu, dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn mức bình thường, từ đó dẫn đến khả năng vận chuyển oxy đến các mô của tế bào bị suy giảm.
Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt để tạo ra hemoglobin.
Tuy nhiên trước khi xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh…
Nhu cầu sắt của cơ thể là bao nhiêu? Hằng ngày cơ thể cần tổng hợp khoảng 6g hemoglobin và phải huy động 20mg sắt để tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên đa phần lượng sắt này sẽ được tái hấp thu từ các tế bào hồng cầu già và chết. Mỗi ngày có khoảng 1mg sắt mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Lượng sắt mất đi sẽ được bù đắp bằng thức ăn nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Đặc biệt với phụ nữ có thai, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần một lượng sắt cao hơn, chưa kể lượng sắt cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày không đủ để đáp ứng.
Sắt là một thành phần không thể thiếu để cấu tạo hồng cầu
2. Nguyên nhân gây thiếu sắt dẫn đến thiếu máu
Với mỗi cá nhân trong từng giai đoạn và độ tuổi khác nhau thì nhu cầu sắt cần cung cấp cho cơ thể cũng sẽ khác nhau. Vì thế nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở mỗi người sẽ không giống nhau.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu sắt như sau:
Không cung cấp đủ sắt cho cơ thể: Do tăng nhu cầu sử dụng sắt, do cung cấp thiếu hoặc cơ thể giảm hấp thu… là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu sắt.
Cơ thể thiếu sắt do mất máu mạn tính: Các bệnh lý gây chảy máu đường tiêu hóa như loét dạ dày, ung thư đường tiêu hóa, giun móc… Các trường hợp mất máu do chấn thương, phẫu thuật, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ…
Thiếu sắt do rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: Đây là một căn bệnh hiếm gặp xảy ra khi cơ thể không tự tổng hợp được transferrin để vận chuyển sắt trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.
Có thể nói nguyên nhân thiếu sắt chủ yếu là do không cung cấp đủ sắt cho cơ thể, dẫn đến các tác động xấu đến sức khỏe.
Đa phần những người ăn chay sẽ không cung cấp đủ sắt từ chế độ ăn
3. Dấu hiệu thiếu sắt cần cảnh giác
Đa phần các trường hợp thiếu sắt dự trữ chỉ phát hiện khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu mà chưa có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu nguyên nhân thiếu sắt không được giải quyết trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu với các dấu hiệu chính như sau:
Da xanh xao, nhợt nhạt: Đây là dấu hiệu thiếu sắt phổ biến, tình trạng này có thể xuất hiện trên khắp cơ thể hoặc ở một số khu vực như mặt, môi, nướu, móng chân, móng tay…
Da, tóc khô dễ gãy rụng, móng tay giòn, dễ gãy: Vì khi thiếu sắt, các cơ quan và mô tế bào không được cung cấp đủ oxy khiến chúng trở nên khô yếu, dễ hư tổn.
Khó thở, hơi thở gấp gáp: Dấu hiệu dễ thấy khi cơ thể thiếu sắt là hơi thở gấp, đau ngực, khó thở, nhất là khi phải vận động như đi bộ, leo cầu thang…
Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu: Tình trạng thiếu máu dẫn tới não không được cung cấp đủ oxy, các mạch máu não bị sưng lên, gây ra áp lực khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm khả năng tập trung.
Lưỡi, miệng bị sưng đau: Nhìn vào khoang miệng có thể phát hiện dấu hiệu thiếu sắt như: lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc miệng bị khô, loét miệng, nứt khóe miệng.
Thiếu sắt khiến chân bồn chồn, không yên: Hội chứng chân bồn chồn không yên là sự kích thích mạnh mẽ ở chân khi nghỉ ngơi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ở chân. Tình trạng này đặc biệt hay xảy ra ban đêm, gây mất ngủ. Khi nồng độ sắt càng thấp, triệu chứng này càng nặng.
Ngoài các dấu hiệu thiếu sắt kể trên, với từng đối tượng sẽ có một số triệu chứng đặc trưng khác nhau. Ví dụ như ở phụ nữ khi thiếu sắt lượng kinh nguyệt sẽ ít hơn bình thường, với phụ nữ có thai lại có cảm giác thèm đồ ăn lạ (đất sét, đá, phấn…). Thiếu máu ở trẻ em thường có triệu chứng chân tay lạnh, hay ốm vặt, chậm phát triển…
Dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt
4. Thiếu sắt gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Thiếu sắt ở mức độ nhẹ sẽ không gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài không chỉ gây thiếu máu mà còn gây ra nhiều tác động xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Trong đó, phụ nữ có thai và trẻ em là những đối tượng cần quan tâm bổ sung sắt đầy đủ. Vì đây là nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng sắt tăng lên đáng kể, nếu thiếu sắt sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe như:
4.1. Thiếu sắt ở phụ nữ có thai
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi. Vớ những bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt nặng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như sinh non, sảy thai, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, tiền sản giật…
Đặc biệt, ở những trẻ bị thiếu sắt ngay từ trong bụng mẹ, khi sinh ra sẽ dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, dễ bị ốm vặt, chậm phát triển… hơn những trẻ khác được cung cấp đủ sắt.
Phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ sắt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
4.2. Thiếu sắt ở trẻ
Do đang trong giai đoạn phát triển nên cơ thể trẻ cần cung cấp một lượng sắt lớn để duy trì các hoạt động trong cơ thể. Các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ thường không đặc hiệu, cho đến khi bị thiếu máu do thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu sắt nghiêm trọng trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:
Dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, kém tập trung trong học tập, giảm trí nhớ, khả năng vận động cũng bị suy giảm.
Chân, tay có dấu hiệu bị sưng, phù
Có thể bị rối loạn nhịp tim, khó thở
Mắc hội chứng pica là một dạng rối loạn hành vi có thể xảy ra khi trẻ bị thiếu sắt. Trẻ mắc hội chứng này có thể thèm ăn những thứ không phải là thức ăn như đất sét, sơn tường, bụi bẩn…
Không chỉ phụ nữ có thai và trẻ em mà những đối tượng khác nếu như thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
5. Điều trị thiếu máu cho người thiếu sắt
Để điều trị tình trạng thiếu sắt cách duy nhất đó là bổ sung sắt hợp lý và phù hợp với tính trạng của từng người.
5.1. Nguyên tắc điều trị thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nồng độ sắt trong máu mà bác sĩ sẽ đưa ra các cách bổ sung sắt phù hợp cho từng cá nhân. Tuy nhiên các phương pháp này cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Hạn chế truyền máu, chỉ nên truyền máu trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu nặng, mất nhiều máu.
Có thể bổ sung các chế phẩm chứa sắt bằng đường truyền tĩnh mạch, dung dịch uống hoặc dạng viên uống. Trong đó các dạng sắt đường uống thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng hơn.
Chỉ sử dụng sắt truyền tĩnh mạch khi: Người bệnh bị thiếu sắt rất nặng, không hấp thu được sắt đường uống hoặc thiếu máu do các bệnh mạn tính khác.
Giai đoạn thiếu sắt chưa thiếu máu: Chỉ cần bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt và các sản phẩm chứa sắt.
Thời gian bổ sung sắt: Dù lượng huyết sắc tố đã trở về mức bình thường nhưng người bệnh vẫn cần bổ sung sắt thêm 3 tháng nữa.
Phối hợp tìm và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt.
Khi bị thiếu sắt, người bệnh cần bổ sung thêm sắt từ các viên uống bổ sung
5.2. Thiếu máu do thiếu sắt uống thuốc gì?
Khi thiếu sắt, bổ sung sắt bằng đường uống là phương pháp điều trị chính với các lưu ý như sau:
Dạng sắt dùng đường uống thường dùng là: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate
Liều dùng khoảng 2mg sắt/kg/ngày hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.
Thời gian sử dụng thuốc có thể phải kéo dài trong nhiều tháng (từ 6-12 tháng).
Lưu ý khi bổ sung sắt đường uống để quá trình hấp thu sắt tại ruột non diễn ra thuận lợi hơn:
Bổ sung thêm vitamin C dạng viên uống hoặc các thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
Sắt hấp thu tốt nhất khi bụng đói, tuy nhiên nếu dễ bị kích ứng dạ dày thì bạn nên uống sắt sau ăn.
Trong thời gian uống sắt bạn có thể gặp các tác dụng phụ như táo bón, đi ngoài phân đen, nổi mụn…
Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần sắt hữu cơ để hấp thu tốt hơn, hạn chế tác dụng phụ của sắt như sắt fumarat
Có thể tăng tác dụng chữa bệnh thiếu máu thiếu sắt bằng cách kết hợp sắt với acid folic và vitamin B12.
5.3. Chế độ ăn cho người bị thiếu sắt
Nhu cầu sắt của cơ thể thường là từ 100-200mcg sắt/ngày. Nếu chế độ ăn không không cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần sẽ gây ra thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu.
Do đó chế độ ăn cho người thiếu máu thiếu sắt cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:
Rau xanh: Những loại rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp sắt từ thực vật dồi dào, đồng thời chúng còn chứa vitamin C giúp tăng hấp thu sắt.
Thịt: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) là nguồn cung cấp sắt tốt nhất, thịt gà sẽ có hàm lượng sắt thấp hơn.
Gan: Là loại thực phẩm giàu sắt và folate, nhưng nếu ăn nhiều nội tạng động vật có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Các loại hạt, đậu, nấm… là những thực phẩm bổ sung sắt sắt cho người ăn chay (đối tượng dễ bị thiếu sắt)
Chế độ ăn chỉ cung cấp một phần sắt cần thiết cho cơ thể, với người đã bị chẩn đoán thiếu sắt hoặc phụ nữ có thai nên bổ sung thêm sắt bằng viên uống.
Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung khi bị thiếu sắt
6. Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
Những người đã từng bị thiếu máu do thiếu sắt thì nguy cơ tái phát sẽ cao hơn so với người chưa mắc bệnh.
Vì thế để dự phòng nguy cơ thiếu sắt cho cơ thể ở những người có nguy cơ cao (người ăn chay, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh đường tiêu hóa…) có thể khuyến nghị bổ sung sắt đường uống để duy trì lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
Tuy nhiên trước khi bổ sung viên uống cung cấp sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng để tránh gặp nhiều tác dụng không mong muốn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng thiếu sắt mà bạn nên biết để phòng tránh, đồng thời tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này. Đặc biệt bổ sung sắt dạng hữu cơ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với sắt vô cơ, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm viên sắt hữu cơ dưới đây và các sản phẩm hỗ trợ hấp thu sắt dưới đây:
* BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677