Giỏ hàng

Tái Nhiễm Covid-19 - Bạn Cần Làm Gì Để Không Gặp Nguy Hiểm?

Nhiều người cho rằng đã sau khi nhiễm Covid cơ thể sẽ sản sinh đủ kháng thể, ngăn ngừa virus tấn công trong tương lai

1. Người đã khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm Covid không?

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm tái dương tính và tái nhiễm Covid-19.

Tái dương tính Covid-19 là tình trạng người nhiễm virus Sars-CoV-2 kéo dài lên đến nhiều tuần. Những người này mặc dù xét nghiệm vẫn còn dương tính nhưng đa số không còn khả năng lây bệnh cho người khác sau 2 tuần nhiễm bệnh.

Tái nhiễm Covid-19 là những trường hợp người bệnh đã điều trị khỏi Covid nhưng sau đó bị nhiễm lại. Sau khi nhiễm Covid, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus đó nếu chúng xâm nhập lần thứ 2 vào cơ thể. 

Tuy nhiên thời gian kháng thể còn hiệu lực là bao lâu thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác. 

Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều ca tái nhiễm Covid. Đặc biệt trong trường hợp virus Sars-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi chủng virus lại có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước đó nên kháng thể tạo ra từ lần nhiễm trước sẽ có hiệu quả bảo vệ thấp.

2. Một người có nguy cơ tái nhiễm Covid bao nhiêu lần?

Mỗi người sẽ có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm Covid hoặc tiêm vaccine phòng ngừa có khả năng bảo vệ khá lâu. Nhưng cũng có một số người nồng độ kháng thể sụt giảm khá nhanh dẫn đến nguy cơ tái nhiễm virus nhanh hơn.

Trong khi có rất nhiều người đã nhiễm Covid-19 lần 2, thì cũng có nhiều báo cáo ghi nhận các trường hợp tái nhiễm Covid lần 3, lần 4. Đó là những người có nguy cơ tái nhiễm cao.

3. Ai có nguy cơ tái nhiễm Covid cao hơn người khác?

Sau khi thoát khỏi Covid-19, nhiều người vẫn lo lắng về nguy cơ tái nhiễm virus một lần nữa. Vậy ai có nguy cơ tái nhiễm Covid cao?

Theo đó nguy cơ tái nhiễm Covid phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng nhất.

Người gặp tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì sẽ có nguy cơ tái nhiễm Covid cao hơn những người khác.

Bên cạnh đó, khả năng tái nhiễm sẽ cao hơn đối với những người thường xuyên phải phơi nhiễm với virus.

Một số nhóm đối tượng cụ thể dễ bị tái nhiễm Covid-19 bao gồm:

  • Người bị nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ, phản ứng miễn dịch thấp nên có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.

  • Người chưa tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng ngừa Covid-19.

  • Người làm việc trong ngành y tế, dễ bị phơi nhiễm với virus Sars-CoV-2.

  • Nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, người mắc nhiều bệnh nền mạn tính.

Các chủng virus Sars-CoV-2 đã được phát hiện trên thế giới, người đã nhiễm chủng này nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm chủng virus khác

4. Tái nhiễm Covid-19 có nặng hơn không? Có nguy hiểm không?

Nhiều người lo lắng về nguy cơ tái nhiễm Covid vì cho rằng bệnh sẽ trở nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Liệu tái nhiễm Covid-19 người bệnh có gặp nguy hiểm, bệnh có thể trở nặng hơn không?

Trên thực tế lâm sàng, những trường hợp tái nhiễm Covid thường có triệu chứng nhẹ hơn so với người nhiễm lần đầu chưa tiêm vaccine phòng Covid.

Tuy nhiên vẫn có một số ít bệnh nhân tái nhiễm với Covid-19 có diễn biến nặng. Nhất là khi các di chứng hậu Covid như tổn thương phổi, tổn thương gan… có thể xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

5. Tái nhiễm Covid-19 có thể lây cho người khác được không?

Mỗi lần tái nhiễm Covid-19 là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh giống như lần đầu. Vì thế người bị tái nhiễm virus vẫn có khả năng lây bệnh bình thường nếu như không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và nghiêm túc.

6. Điều trị cho người bị tái nhiễm Covid có khác với người nhiễm lần đầu không?

Việc điều trị tái nhiễm Covid sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh trên từng bệnh nhân cụ thể. 

Vì đa phần, các trường hợp tái nhiễm Covid đều có triệu chứng nhẹ nên chỉ cần đảm bảo vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng và điều trị các triệu chứng nếu có giống như điều trị F0 tại nhà lần đầu nhiễm bệnh.

Đối với những trường hợp không may tái nhiễm Covid có triệu chứng nặng cần được nhập viện theo dõi, điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương. Đồng thời cần phải áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân gặp tình trạng nguy kịch.

Những người tái nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ chủ yếu sẽ tự điều trị tại nhà bằng các thuốc dành cho F0

7. Người đã nhiễm Covid có cần tiêm vaccine phòng Covid nữa không?

Sau khi nhiễm Covid, nhiều người cho rằng cơ thể đã sản sinh đủ kháng thể chống lại virus, nên không cần phải tiêm thêm vaccine phòng Covid nữa. Vậy quan điểm này đã chính xác chưa?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ  Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Người chưa hoàn thành liều vaccine phòng Covid cơ bản thì có thể tiêm ngay sau khi khỏi bệnh hoặc trì hoãn 3 tháng nếu đã hoàn thành đủ liều cơ bản.

Do đó người đã nhiễm Covid-19 vẫn nên tiêm phòng đủ các mũi vaccine phòng ngừa virus nCoV, để tạo hệ miễn dịch đồng bộ và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm Covid-19.

8. Cách phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm Covid-19

Dựa vào nguyên nhân tái nhiễm Covid-19 mà các nhà khoa học đã đưa ra các biện pháp phòng tránh tái nhiễm Covid như sau:

Thứ nhất nâng cao sức khỏe tổng thể để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hệ miễn dịch đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. Vì thế khi hệ miễn dịch làm tốt nhiệm vụ của mình, nó sẽ ngăn ngừa được nguy cơ tái nhiễm Covid. Một số biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bao gồm:

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao lành mạnh, vừa sức.

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và đúng giờ

  • Uống nhiều nước, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1,5-2 lít nước

  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe

  • Ăn uống đầy đủ và cân bằng, chú ý tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua rau xanh, trái cây tươi

  • Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng ngừa Covid-19

Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe nói chung và phòng tránh nguy cơ tái nhiễm virus nói riêng

Thứ hai, mặc dù bạn đã từng nhiễm Covid nhưng bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các biện pháp phòng tránh Covid-19. Hãy đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tóm lại, bất kỳ ai cũng có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 nếu như họ chủ quan không có biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy chủ động nâng cao sức khỏe bản thân bằng lối sống khoa học, lành mạnh giúp bạn phòng tránh tái nhiễm Covid và nguy cơ mắc các bệnh khác.

Một số sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng mà bạn nên tham khảo để bổ sung cho bản thân và gia đình trong mùa dịch hiện nay:

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo