Các Loại Rối Loạn Giấc Ngủ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục
Rối loạn giấc ngủ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vì thế cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Rối loạn giấc ngủ bao gồm rất nhiều triệu chứng gây gián đoạn giấc ngủ
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chung, dùng để chỉ các tình trạng bất thường làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Các rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều các dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau, cơ sở để phân loại chủ yếu dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến sức khỏe và tâm sinh lý người bệnh…
Trong đó, có thể phân làm 2 nhóm cơ bản như sau:
Bao gồm những rối loạn giấc ngủ liên quan đến chất lượng, thời gian và thời điểm khác nhau của giấc ngủ.
Bao gồm những rối loạn do các hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ.
2. Các dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp
Chúng ta cần xác định rõ ràng bản thân đang gặp loại rối loạn giấc ngủ nào để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, dưới đây là các dạng rối loạn giấc ngủ mà nhiều người gặp phải nhất:
2.1. Mất ngủ
Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất với các triệu chứng như ngủ không đủ giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm, buồn ngủ nhưng không ngủ được, thậm chí thức trắng đêm không ngủ được.
Tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 10-15% trong dân số, trong đó mất ngủ tạm thời là tình trạng thường gặp nhất. Trong đó tình trạng mất ngủ ở phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới và tình trạng mất ngủ đang có xu hướng ngày càng tăng cao ở giới trẻ.
Về cơ bản, mất ngủ có thể chia thành các dạng sau:
Mất ngủ tạm thời (mất ngủ cấp tính): Là tình trạng mất ngủ xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần. Mất ngủ tạm thời là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất, chiếm từ 30-40% dân số.
Mất ngủ mạn tính thứ phát do bệnh lý khác: Là tình trạng mất ngủ kéo dài do các nguyên nhân như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ hoàn toàn do hưng cảm, do các bệnh lý gây đau nhức xương khớp, rối loạn nội tiết tố…
Mất ngủ mạn tính nguyên phát: Đây là dạng rối loạn giấc ngủ không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể, với biểu hiện duy nhất là mất ngủ. Đây là dạng rối loạn giấc ngủ phức tạp và khó điều trị nhất.
Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất
2.2. Ngủ nhiều
Trái ngược với mất ngủ, ngủ nhiều là dạng rối loạn giấc ngủ thường không được nhận biết và không được quan tâm đến, gây khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ nhiều đó là:
Ngủ nhiều do thiếu ngủ: Sau một thời gian bị thiếu ngủ do làm việc quá nhiều phải thức khuya, thức đêm chăm con… Nhiều người sẽ rơi vào tình trạng ngủ li bì, khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc, khó tập trung, bồn chồn, dễ cáu giận…
Ngủ nhiều do tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc thường gây ra tác dụng buồn ngủ như các thuốc hướng thần, thuốc gây ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng…
Chứng ngủ rũ: Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở nam giới, bắt đầu ở tuổi vị thành niên với các triệu chứng như ngủ gật trong ngày, không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, mất trương lực cơ trong thời gian ngắn, xuất hiện ảo giác trong giai đoạn ru ngủ, có thể bị bóng đè…
Ngủ nhiều vô căn: Là dạng rối loạn giấc ngủ có biểu hiện bao gồm một giấc ngủ ban đêm kéo dài bất thường, khó thức dậy, xuất hiện nhiều cơn ngủ gà ban ngày, tuy nhiên người bệnh có thể cưỡng lại cơn buồn ngủ…
Ngủ nhiều là tình trạng hay gặp ở thanh thiếu niên
2.3. Rối loạn tỉnh táo
Rối loạn giấc ngủ không chỉ liên quan đến số lượng và chất lượng giấc ngủ mà nó còn phản ánh thông qua trạng thái tỉnh táo trong ngày. Đây cũng là tình trạng khó nhận biết khiến nhiều người dễ dàng bỏ qua. Các dạng rối loạn tỉnh táo thường gặp như sau:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Trong lúc ngủ, người bệnh có thể ngưng thở vài phút, hiện tượng này sẽ lặp lại khoảng 5 lần/giờ. Trước lúc ngưng thở, bệnh nhân sẽ ngáy lớn lên rồi ngưng thở, quá trình này lặp đi lặp lại. Hầu hết người bệnh đều không nhận biết được tình trạng này và thường gặp ở những người trên 50 tuổi, có tình trạng thừa cân, béo phì.
Cử động chu kỳ của tứ chi: Thường xảy ra trong đêm vào lúc chuẩn bị thức dậy, người bệnh có thể cử động trong vài giây, xuất hiện theo chu kỳ 30 giây/lần, chủ yếu xuất hiện ở chi dưới. Những cử động này sẽ gia tăng theo tuổi và có thể kèm theo hội chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ.
Hội chứng chân không ngừng nghỉ hay còn gọi là hội chứng kiến bò: Người bệnh thường có cảm giác khó chịu như kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới… Hội chứng này thường xuất hiện khi ngoài 30 tuổi và xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
2.4. Rối loạn nhịp sinh học ngày đêm
Rối loạn nhịp sinh học ngày đêm là tình trạng rối loạn giấc ngủ do sự xáo trộn chu kỳ thức - ngủ, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài. Các dạng rối loạn giấc ngủ do thay đổi nhịp sinh học cụ thể như sau:
Hội chứng pha sớm: Với đặc trưng điển hình là giai đoạn ru ngủ và thức dậy diễn ra sớm, người bệnh thường thức dậy vào khoảng 2-3 giờ sáng, điều này dẫn đến nhu cầu cần ngủ sớm vào buổi chiều. Dạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở người cao tuổi.
Hội chứng nhịp ngày đêm dài: Người bệnh gặp tình trạng lệch thời gian ngủ khoảng 1 tiếng mỗi ngày, nhiều trường hợp mất ngủ cả đêm và ngủ gật vào ban ngày.
Hội chứng pha trễ: Đặc trưng của tình trạng này là người bệnh khó vào giấc ngủ, ngủ muộn, nếu phải dậy sớm thì người bệnh sẽ ngủ gật vào buổi sáng.
Rối loạn giấc ngủ do lệch múi giờ: Hiện tượng mất ngủ xảy ra khi bạn di chuyển ra nước ngoài, có múi giờ khác nhau. Rối loạn này kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Mỗi dạng rối loạn giấc ngủ sẽ có đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng khác nhau, dẫn đến các phương pháp điều trị cụ thể sẽ có sự khác biệt.
Rối loạn giấc ngủ do lệch múi giờ thường chỉ mang tính chất tạm thời
3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người vì có rất nhiều nguyên nhân có khiến bạn trở thành đối tượng bị rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
Dị ứng và các vấn đề hô hấp: Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng các cơ quan hô hấp trên khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho nhiều về ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi cũng là nguyên nhân gây khó thở.
Chứng tiểu đêm: Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Các bệnh đường tiết niệu, mất cân bằng nội tiết tố, nghiện rượu hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ… là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm gây mất ngủ này.
Do các bệnh lý mạn tính gây đau: Các cơn đau mạn tính sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, không ngủ sâu giấc… Nguyên nhân gây ra các cơn đau này có thể là do bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, gout, đau dạ dày…
Ngoài các nguyên nhân nêu trên vẫn còn rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ và hầu hết nguyên nhân gây mất ngủ ở mỗi người sẽ không giống nhau.
Ho nhiều là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất ngủ về đêm
4. Khi nào người bị rối loạn giấc ngủ cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích, khi tình trạng rối loạn giấc ngủ vượt quá tầm kiểm soát với các dấu hiệu sau đây:
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
Khi có người khác nhắc về tình trạng thở hổn hển, nghẹt thở hoặc ngừng thở khi ngủ của bạn.
Trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí là lú lẫn khiến bạn không thể nhớ một việc đơn giản.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng, thu thập thông tin về tiền sử bệnh của bạn, sau đó có thể yêu cầu bạn thực hiện các kiểm tra chuyên sâu, từ đó tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
5. Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ cần phụ thuộc vào loại rối loạn mất ngủ mà bạn đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng của rối loạn và tình hình sức khỏe nói chung.
Một số dạng rối loạn giấc ngủ có thể được điều trị đơn giản bằng cách điều chỉnh lịch ngủ, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống…
Mặt khác, đối với những trường hợp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh.
Các phương pháp y khoa thường dùng để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ tây y, thường là các loại thuốc an thần, gây ngủ.
Thuốc điều trị các vấn đề về sức khỏe gây ra rối loạn giấc ngủ như thuốc dị ứng, thuốc trị cảm lạnh, nghẹt mũi…
Thiết bị hỗ trợ hô hấp hoặc phẫu thuật để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
Dụng cụ bảo vệ răng miệng dùng cho người bị chứng nghiến răng khi ngủ.
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Các chứng rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì thế bạn nên chủ động điều trị sớm để tránh bệnh chuyển thành mạn tính. Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để việc điều trị mang lại kết quả cao hơn.
Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, đêm trằn trọc mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, lành tính có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ dưới đây:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677