Giỏ hàng

Người Bị Hen Suyễn Mắc Covid-19 Sẽ Ra Sao?

Liệu người mắc bệnh hen suyễn có dễ bị Covid tấn công?

1. Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và Covid-19

Hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ số người bị hen suyễn ở nước ta chiếm khoảng 5-10%. Virus đường hô hấp là nguyên nhân chính gây ra các đợt bệnh hen suyễn cấp, trong khi đó virus Sars-CoV-2 là virus gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp. Vậy bệnh hen suyễn và Covid-19 có mối quan hệ cụ thể như thế nào?

1.1. Bệnh hen suyễn có làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19?

Từ các nghiên cứu liên tục ngay từ khi phát hiện virus Sars-CoV-2, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, enzyme angiotensin 2 (ACE2) là con đường chính giúp virus xâm nhập vào trong tế bào.

Thụ thể ACE2 có mặt ở nhiều ở tế bào biểu mô đường hô hấp như mũi, phế nang, phổi… Đây chính là lý do virus Sars-CoV-2 dễ dàng xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp.

 Tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học ban đầu cho thấy, bệnh hen suyễn không có khả năng làm gia tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Thế nhưng tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở bệnh nhân hen suyễn được báo cáo rất khác nhau ở nhiều quốc gia. Vì vậy vẫn chưa có kết luận rõ ràng về mối liên quan giữa bệnh hen suyễn và nguy cơ lây nhiễm virus.

1.2. Người bị bệnh hen suyễn mắc Covid có nguy hiểm không?

Có thể bệnh hen suyễn không làm tăng khả năng nhiễm Covid, tuy nhiên những người bị hen suyễn đã nhiễm Covid sẽ có nguy cơ gặp nhiều triệu chứng nặng, nhất là tình trạng khó thở.

Các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ tử vong tăng đáng kể ở những nhóm đối tượng có bệnh nền, trong đó có cả các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Bởi vì virus Sars-CoV-2 gây tổn thương chủ yếu tại phổi, nên những bệnh nhân hen suyễn đã từng bị tổn thương phổi trước đó sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bệnh nhân hen suyễn bị nhiễm trùng đường hô hấp (biến chứng thường gặp khi nhiễm Covid) sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen cấp tính.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) tuyên bố rằng, các bệnh nhân bị hen suyễn mức trung bình và nặng có thể có nguy cơ gặp biến chứng nặng hơn khi nhiễm Covid.

Trong khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, những người mắc bệnh hen suyễn cần có những biện pháp chủ động bảo vệ bản thân, nhằm hạn chế tối đa tác động của Covid-19.

Khi người bị hen suyễn mắc Covid sẽ làm nguy cơ gặp triệu chứng khó thở nhiều hơn 

 1.3. Mối liên hệ giữa thuốc điều trị hen suyễn với Covid-19

Hen suyễn là tình trạng cơ thể xảy ra đáp ứng miễn dịch quá đối với một tác nhân nào đó như khói bụi, phấn hoa, lông chó, mèo…

Vì thế các thuốc điều trị bệnh hen suyễn chủ yếu là thuốc ức chế miễn dịch. Nhưng khi Covid tấn công, hệ miễn dịch là tấm lá chắn duy nhất giúp bảo vệ cơ thể và chiến đấu với virus. Điều này đã đặt ra câu hỏi, thuốc điều trị hen suyễn có làm Covid-19 nghiêm trọng hơn?

Trong đó Steroid là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị hen suyễn, thế nhưng nó lại bị chống chỉ định ở những bệnh nhân mới mắc Covid. Vậy bệnh nhân hen suyễn mắc Covid có nên tiếp tục uống thuốc chữa hen suyễn không?

Các hiệp hội hen trên thế giới vẫn luôn khuyến cáo rằng, bệnh nhân hen vẫn phải sử dụng các loại thuốc kiểm soát bệnh và không được ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bởi vì kiểm soát tốt bệnh hen cũng là cách giúp cơ thể nhanh chóng đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể.

2. Những sai lầm thường gặp khi bệnh nhân hen suyễn tự điều trị tại nhà

Khi số ca nhiễm Covid tăng cao, gây quá tải cho hệ thống y tế, nhiều người đã lựa chọn tự điều trị Covid tại nhà, dưới sự giám sát của nhân viên y tế từ xa. 

Trong đó bao gồm cả các bệnh nhân hen suyễn, tuy nhiên trong quá trình điều trị tại nhà, nhiều bệnh nhân hen suyễn bị Covid đã mắc phải nhiều sai lầm không đáng có.

2.1 Tự ý ngưng sử dụng thuốc chứa steroid

Như đã trình bày ở trên, steroid là một thành phần quan trọng trong thuốc chữa bệnh hen suyễn, có vai trò kiểm soát và phòng ngừa cơn hen cấp. Nhưng có một số quan điểm cho rằng, vì các thuốc steroid làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên sẽ khiến người bệnh dễ nhiễm virus và dễ gặp các biến chứng nặng,

Thế nên nhiều người bệnh hen suyễn mắc Covid đã tự ý ngưng thuốc có thành phần corticoid mà không thông qua bác sĩ điều trị.

Đây là một quan điểm sai lầm vì đa phần các thuốc này đều ở dạng thuốc hít, có tác dụng tại chỗ nên sẽ không làm giảm miễn dịch ở bệnh nhân hen. Chưa kể việc dừng thuốc đột ngột sẽ tạo điều kiện cho cơn hen cấp xuất hiện, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.2. Những người mắc bệnh dùng chung bình xịt hen

Mặc dù hen suyễn không phải là một bệnh lây truyền, nhưng nó có yếu tố di truyền. Trong một gia đình có thể có nhiều người mắc bệnh hen, nếu dùng chung một bình xịt hen sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều mầm bệnh.

Dùng chung bình xịt hen có thể là nguyên nhân lây truyền nhiều mầm bệnh

2.3. Tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà không thông qua thăm khám

Bệnh nhân hen suyễn mắc Covid là nhóm đối tượng cần được quan tâm đặc biệt trong điều trị. Vậy mà nhiều người lại có tâm lý e ngại không muốn thăm khám hoặc nhập viện điều trị mà lại lựa chọn tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Đây là quan điểm hết sức sai lầm, vì sử dụng thuốc bừa bãi, không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi, thậm chí còn khiến bệnh tình trở nặng hơn.

3. Hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân hen suyễn

Khi bệnh nhân hen suyễn phát hiện mình bị Covid-19, bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để thông báo và mô tả tình trạng sức khỏe hiện tại. Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng của bạn, từ đó đưa ra các hướng dẫn điều trị cụ thể và phù hợp nhất.

  • Thuốc điều trị triệu chứng sốt, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi… 

  • Duy trì thuốc điều trị bệnh hen suyễn, dự phòng đủ thuốc sử dụng trong thời gian cách ly.

  • Cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus molnupiravir hoặc favipiravir.

  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số SpO2 nhiều lần trong ngày và liên hệ ngay với bác sĩ khi chỉ số này dưới 95% hoặc có dấu hiệu khó thở.

Máy đo chỉ số SpO2 là thiết bị nên có khi trong nhà có người bị Covid-19, nhất là những đối tượng có bệnh nền

4. Biến chứng hậu Covid trên bệnh nhân hen suyễn

Người bị hen suyễn có thể gặp các biến chứng hậu Covid gì chắc hẳn là vấn đề mà nhiều người đang rất quan tâm. 

Các di chứng hậu Covid thường gặp nhất trên bệnh nhân hen suyễn bao gồm:

Mệt mỏi kéo dài, khó thở, ho nhiều, khó ngủ, nguy cơ tổn thương phổi cao hơn, dễ để lại di chứng xơ phổi hậu Covid

Thời gian kéo dài các di chứng này phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đa phần các di chứng sẽ kéo dài trong vài tháng, đối với người có sức khỏe yếu, mắc bệnh hen nặng thì tốc độ phục hồi sẽ chậm hơn.

Người mắc bệnh hen suyễn cần tránh xa các tác nhân dễ gây cơn hen cấp, nhất là trong mùa dịch như hiện nay

Trên đây là các thông tin bạn cần biết khi người mắc bệnh hen suyễn bị Covid-19. Mong rằng qua bài viết bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân.

Dưới đây là một số sản phẩm hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bệnh hen suyễn trong giai đoạn hậu Covid:

Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe

HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung

KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng

BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D

Máy đo nồng độ oxy máu SP02- X09

 

 

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo