Giỏ hàng

Tại Sao Người Tiểu Đường Vẫn Bị Suy Dinh Dưỡng?

 

Đa phần bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng là do ăn uống sai cách

1. Tại sao bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép của cơ thể, kèm theo đó là sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm… 

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, đa phần người bệnh luôn mang trong mình một tâm lý lo lắng, hoang mang vì hiện nay căn bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Vì thế, nhiều người bệnh bắt đầu thực hiện một chế độ ăn kiêng đường, kiêng tinh bột, kiêng chất béo… đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao.

Một chế độ ăn kiêng các thực phẩm làm tăng đường huyết là điều cần thiết, nhưng cần thực hiện một cách phù hợp, không nên cắt giảm hoàn toàn một nhóm thực phẩm nào. Ngoài ra, chế độ tập luyện cũng cần thực hiện vừa phải, tăng dần cường độ để cơ thể thích ứng, không nên vì lo lắng, muốn hạ đường huyết nhanh mà tập luyện quá sức.

Vì thế chế độ dinh dưỡng, tập luyện sai cách là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống quá kiêng khem khiến người bệnh thiếu chất, dẫn đến suy dinh dưỡng

2. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị suy dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng Agnès Sallé gần đây đã công bố những phát hiện mới nhất về hậu quả của bệnh tiểu đường trên tạp chí Nutrition Clinique et Métabolisme của Pháp.

Theo đó tỷ lệ suy dinh dưỡng đang có xu hướng tăng cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường. 

Cụ thể, dữ liệu thu được từ nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên bị thiếu vitamin B12, vitamin D, kẽm và magie, đồng thời khối lượng cơ cũng bị suy giảm. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường thường bị thiếu năng lượng, mệt mỏi, đặc biệt là người cao tuổi bị tiểu đường…

Cũng theo tạp chí này, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng chiếm 20% số người tham gia nghiên cứu và 30% có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng

3. Hậu quả do mất cân bằng dinh dưỡng trong đái tháo đường

Suy dinh dưỡng ở người mắc tiểu đường kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và tình trạng bệnh, cụ thể như sau:

  • Tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường: Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tiểu đường là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng khó kiểm soát hơn, đặc biệt là biến chứng loét bàn chân. Một nghiên cứu trên 262 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cho thấy khoảng 62% người bị loét bàn chân bị suy dinh dưỡng từ mức độ vừa đến nặng và 69,6% trong số đó bị nhiễm trùng nặng.

  • Thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn: Việc kiêng khem quá mức, nhiều người bệnh không dám ăn uống khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Cơ thể sẽ luôn trong tình trạng thèm ăn để có đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày. Từ đó luôn cảm thấy đói, thèm ăn liên tục, điều này có thể khiến bạn ăn nhiều hơn, khó kiểm soát đường huyết.

  • Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động: Một chế độ ăn mất cân bằng sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động, cơ thể luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi và thiếu tập trung. Thậm chí, ngay cả khi đã ăn no bạn vẫn cảm thấy mệt. Một chế độ ăn cân bằng cho người tiểu đường cần có đủ chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

  • Tâm trạng tiêu cực: Tâm lý không thoải mái khi tham gia ăn uống cùng mọi người vì lo ngại sẽ làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó áp lực từ bệnh tật, kinh tế, sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bản thân và mọi người xung quanh khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng. Chế độ ăn góp phần giúp người bệnh ổn định đường huyết và thoải mái hơn về  mặt tâm lý.

  • Hạ đường huyết: Ăn uống quá kiêng khem hoặc bỏ bữa có thể khiến bạn bị hạ đường huyết đột ngột, đe dọa đến sức khỏe và tình mạng. Do đó bạn nên ăn đủ bữa và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Vì những lý do trên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường là vô cùng cần thiết để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động

4. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Một người bệnh tiểu đường luôn thắc mắc rằng họ nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ… để trả lời những thắc mắc này, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để biết tình trạng sức khỏe và giai đoạn tiểu đường hoặc khám dinh dưỡng.

Dựa vào các thông số như cân nặng, chiều cao và chỉ số đường huyết hoặc các máy móc chuyên dụng để phân tích thành phần cơ thể. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.

Một chế độ ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng

  • Có khả năng ổn định và điều chỉnh chỉ số đường huyết trong cơ thể.

  • Duy trì cân nặng theo mong muốn của người bệnh

  • Đảm bảo sức khỏe giúp người bệnh tham gia các hoạt động bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chỉ số đường huyết của thực phẩm để lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết phù hợp vào chế độ ăn hằng ngày.

Chế độ ăn cân bằng cho người mắc bệnh tiểu đường

Trên đây là các thông tin cần thiết về tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tiểu đường. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chế độ dinh dưỡng của người bệnh, kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết hiệu quả nhất.

Kiểm soát đường huyết ổn định cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên dưới đây:

HEBAMIC - Viên Tiểu Đường

 

Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

Website TMDT: www.bidipharshop.com

Shopee: https://shopee.vn/bidiphar

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

Sản phẩm đã xem

Zalo