Tác Dụng Bổ Máu Của Đương Quy Có Hiệu Quả Thật Không?
Bộ phận thường dùng làm thuốc của cây đương quy là phần rễ
1. Thông tin cơ bản về vị thuốc đương quy
Đương quy hay thường được gọi là sâm đương quy có tên khoa học là Radix Angelicae sinensis
Vị thuốc này là phần rễ của cây đương quy, thường mọc ở vùng núi cao có khí hậu ôn đới. Loại cây này ưa khí hậu mát mẻ nên được tìm thấy ở các đỉnh núi cao từ 2000 - 3000m chủ yếu ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở nước ta loại cây này đã được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu…
Thành phần hóa học của đương quy bao gồm:
Tinh dầu: Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm khoáng 0,2 - 0,42%, đây là thành phần có khả năng quyết định đến dược tính của đương quy.
Vitamin và khoáng chất: Vitamin B12, vitamin E, B1 và các khoáng chất như kẽm, canxi, đồng, magie…
Các thành phần khác: Coumarin, polyacetylen, polysaccharide, các acid hữu cơ, sterol, brefeldin…
Các thành phần hoạt chất quý trong đương quy mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, trong đó công dụng được nhiều người biết đến nhất của đương quy chính là bổ huyết, hoạt huyết.
2. Công dụng bổ máu của đương quy
Đương quy là vị thuốc có công dụng bổ huyết, hoạt huyết hàng đầu trong đông y, đặc biệt cần thiết với chị em phụ nữ bị thiếu máu.
Theo y học cổ truyền, củ đương quy được chia làm 3 phần với tác dụng khác nhau:
Phần trên cùng hay còn gọi là quy đầu có công dụng chỉ huyết, chuyên dùng để chủ trị các chứng xuất huyết, giúp cầm máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
Phần giữa (quy thân) có công dụng chính là bổ huyết, giúp tăng sinh huyết dịch, bồi bổ các cơ quan tạo máu, từ đó giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Phần rễ (quy vĩ) thiên về công dụng hoạt huyết, giúp ngăn ngừa tình trạng ứ huyết.
Đặc điểm nhận biết của cây đương quy
Vì thế, các tác dụng của đương quy đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh như sau:
Đương quy có khả năng ức chế sự kết tập của các tế bào tiểu cầu, từ đó phòng ngừa tình trạng cục máu đông - nguyên nhân gây tắc mạch máu não.
Đương quy giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của não bộ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh ở phụ nữ.
Đương quy không chỉ là vị thuốc cần thiết cho chị em phụ nữ. mà nó còn là vị thuốc quý giúp bổ huyết, hoạt huyết cho mọi lứa tuổi.
Xem thêm: ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ? - THỰC PHẨM TOP ĐẦU GIÚP TĂNG TRÍ NHỚ
3. Các tác dụng khác của vị thuốc đương quy
Ngoài công dụng hàng đầu là bổ huyết, hoạt huyết, đương quy còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, cụ thể là:
Đương quy có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dẫn đến tiêu hóa kém, đồng thời có công dụng rất tốt trong trị táo bón
Tác dụng chữa đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, dưỡng gân, tiêu sưng…
Có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tác dụng giảm đau, an thần, giúp giãn cơ trơn phế quản…
Phòng ngừa tình trạng glycogen dự trữ trong gan giảm thấp.
Thường được dùng với công dụng làm đẹp da, trẻ hóa làn da cho chị em.
Do đó, đương quy là một trong những vị thuốc quý, xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ truyền
Đương quy thường được dùng cho phụ nữ sau sinh để giúp phòng ngừa và giải quyết tình trạng thiếu máu
4. Tại sao đau đầu, chóng mặt nên bổ máu
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp hơn bình thường, khiến việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan bị gián đoạn, trong đó có não bộ.
Khi não bộ không được cung cấp đủ năng lượng, oxy và các chất cần thiết sẽ dẫn đến các hoạt động của não bộ bị đình trệ, gây ra hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt thường xuyên.
Vì thế bổ máu cũng là một trong những việc cần làm nếu người bệnh thường xuyên đau đầu, chóng mặt do thiếu máu.
Chưa kể, thiếu máu cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề như mất ngủ, suy giảm trí nhớ ở nhiều người.
Nhờ vào tác dụng bổ máu, hoạt huyết của đương quy mà vị thuốc này thường có mặt trong các sản phẩm hoạt huyết, dưỡng não dùng cho các trường hợp đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ…
Xem thêm: SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Thiếu máu cũng là nguyên nhân thường thấy dẫn đến đau đầu, chóng mặt
5. Các bài thuốc bổ máu từ đương quy
Các bài thuốc đông y nổi tiếng có công dụng bổ huyết, hoạt huyết từ đương quy phải kể đến như:
Bài thuốc “Tứ vật thang”: Bài thuốc thường dùng để trị chứng thiếu máu của người già, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh ở phụ nữ… Bài thuốc gồm các dược liệu như: Đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung, mỗi vị cần dùng 5g
Bài thuốc “Bát trân thang”: Gồm 8 vị thuốc đương quy, thục địa, xuyên khung, nhân sâm, bạch thược, bạch linh, bạch truật, mỗi vị 5g và 3g cam thảo. Bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, trị các chứng mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, giúp hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, sau phẫu thuật…
Bài thuốc “Đương quy tán”: Các dược liệu có trong bài thuốc bao gồm đương quy, bạch thược, xuyên khung, hoàng cầm, mỗi vị 50g, bạch truật 25g. Tất cả các vị thuốc đem nghiền thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày dùng khoảng 6g sau bữa ăn để trị thiếu máu khi có thai, động thai, đã có một số lần bị lưu thai.
Bài thuốc "Tứ vật thang"
Các bài thuốc kể trên chỉ có tính chất tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc đông y về liều dùng, cách dùng phù hợp nhất với tình trạng của bản thân để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài cách sử dụng như một thành phần của bài thuốc, đương quy còn có thể được thêm vào các món ăn như gà hầm, canh thịt… để tăng mùi vị và giúp món ăn thêm bổ dưỡng
6. Ai nên dùng đương quy để bổ huyết
Với các công dụng của đương quy đã nêu trên, vị thuốc này thường được dùng trong các trường hợp sau:
Người bị thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi
Người khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực.
Những người gầy yếu, chán ăn, mất ngủ
Dùng để điều trị tiêu hóa kém do tỳ vị hư hàn
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
Dùng cho phụ nữ sau sinh để phòng và điều trị thiếu máu, phục hồi sức khỏe
Người bị táo bón
Người mắc bệnh đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
Người được chẩn đoán thiếu máu gây chóng mặt, hoa mắt, đau đầu nên sử dụng đương quy bổ máu
7. Lưu ý khi sử dụng đương quy
Dù đương quy mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách không những không điều trị được bệnh mà còn gây nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng đương quy để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn:
Chỉ dùng đương quy đã qua chế biến như chích rượu, ngâm mật ong hoặc sao cháy cạnh… để tăng tác dụng của dược liệu đối với từng tình trạng bệnh.
Người đang bị nóng, ngứa không nên dùng đương quy.
Phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch mang thai không nên dùng đương quy, khi cần thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Sử dụng đương quy có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng, có thể gây một số bệnh ngoài da.
Người đang bị tiêu chảy không nên sử dụng đương quy vì nó có tác dụng nhuận tràng.
Bổ huyết ích não BDF với thành phần cao khô đương quy giúp cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ
Trên đây là những thông tin cần thiết bạn nên biết về công dụng bổ máu của đương quy. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu hoặc thiểu năng tuần hoàn máu não thì nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có thành phần đương quy để cải thiện nhanh các triệu chứng nêu trên.
Một số sản phẩm bổ não ích huyết, tăng cường lưu thông tuần hoàn não dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ:
* BỔ HUYẾT ÍCH NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO BDF - Thuốc Bổ Não
* KINGLOBA - Thuốc Bổ Não
* BILI SHARK - Dầu Gan Cá Mập
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677