Tự Điều Trị Covid Tại Nhà Nên Làm Gì Để Nhanh Khỏi?
Những việc cần làm khi điều trị F0 tại nhà
1. Những việc F0 cần làm khi điều trị Covid tại nhà
Khi bạn là F0 và được chỉ định điều trị Covid tại nhà thì bạn nên lưu ý một số điểm sau:
1.1. Cách ly
Cách ly là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 cho mọi người xung quanh, điều này là đặc biệt quan trọng khi điều trị Covid tại nhà.
Tốt nhất, người mắc Covid nên được cách ly ở một phòng riêng biệt, để hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình.
Nếu trong nhà không có phòng riêng thì giường ngủ của F0 cần bố trí cách xa khu sinh hoạt chung của mọi người ít nhất 2m. Đồng thời, rác thải lây nhiễm cần để trong thùng rác có nắp đậy, có giấy nilon lót bên trong và có ký hiệu nhận biết để tránh nhầm lẫn.
Khi trong gia đình đã có người nhiễm Covid-19, người trong gia đình cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nên cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
1.2. Các vật dụng F0 cần có khi điều trị Covid tại nhà
Nếu không may bạn trở thành F0 và được chỉ định điều trị tại nhà thì bạn nên nhờ người thân chuẩn bị có các vật dụng như sau:
Khẩu trang y tế dùng 1 lần: Đây là vật dụng không thể thiếu của mỗi F0, bạn cần chuẩn bị số lượng khẩu trang dùng đủ trong 2 đến 3 tuần.
Xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay: Người nhiễm Covid cần thường xuyên sát khuẩn tay để tránh virus lây sang các vật dụng cầm nắm, sau đó lây lan sang người khác.
Găng tay y tế: Đây là vật dụng cần thiết cho người chăm sóc F0, giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với virus.
Nhiệt kế: Vì sốt là một triệu chứng phổ biến của Covid-19, bạn cần có nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt và báo cho nhân viên y tế ngay nếu sốt cao liên tục và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Bạn có thể lựa chọn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
Nhiệt kế là vật dụng không thể thiếu khi bị Covid-19, nhất là với những trường hợp sốt cao
Máy đo chỉ số SpO2: Đây là một thiết bị nên có đối với F0, đặc biệt là các F0 có dấu hiệu khó thở hoặc những người có bệnh nền liên quan đến đường hô hấp (hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản…).
Máy đo huyết áp: Thiết bị này đặc biệt cần thiết với những F0 có bệnh nền tim mạch, huyết áp.
Các đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm…): Do F0 cần phải cách ly với các hoạt động sinh hoạt chung của gia đình, nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân của mình, tránh dùng chung với người khác.
Các loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh lý có sẵn như thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp, thuốc chữa bệnh gout… với số lượng ít nhất 30 ngày.
Đơn thuốc điều trị Covid do y tế phường cấp (nếu có).
1.3. Phác đồ điều trị Covid tại nhà của Bộ Y tế
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng Covid của từng F0 mà họ sẽ cần phác đồ điều trị khác nhau.
Dưới đây là các loại thuốc điều trị Covid-19 tại nhà mà F0 nên chuẩn bị sẵn:
Thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen): Bệnh nhân nên uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C. Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc là từ 4-6 tiếng, ngày uống không quá 4 lần.
Thuốc chữa ho: Khi bị ho do Covid, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
Thuốc ho Amelicol với thành phần thảo dược như bạc hà, tràm, tần, gừng và Eucalypto, giúp trị ho, sổ mũi, sát khuẩn đường hô hấp
Thuốc chữa đau họng: Thông thường khi bị đau họng chúng ta thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp cắt cơn đau họng. Tuy nhiên Covid là bệnh do virus gây ra nên việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc súc họng, thuốc xịt họng.
Thuốc xịt mũi: Bạn cần sử dụng loại thuốc này khi bị nghẹt mũi do Covid, thuốc có tác dụng giảm sự xung huyết ở các mao mạch quanh mũi. Thành phần của thuốc xịt mũi thường có Oxymetazolin hydroclorid, Camphor, Menthol.
Vitamin C, kẽm, vitamin tổng hợp: Bổ sung vitamin C, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện thể trạng, từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng của Covid-19.
Nước bù điện giải (oresol): Uống đủ nước, bổ sung chất điện giải có tác dụng tránh mất nước, mất điện giải do Covid khi sốt cao, nhờ vậy mà giảm bớt sự mệt mỏi cho F0.
Ngoài các loại thuốc chữa Covid không kê đơn kể trên, đôi khi người bệnh còn được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc kháng virus, corticoid và thuốc chống đông máu. Tuy nhiên đây là các loại thuốc nhiều tác dụng phụ, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần được bác sĩ kê đơn.
1.4. Những lưu ý khi điều trị Covid-19 tại nhà
“Cách điều trị Covid tại nhà hiệu quả” là điều mà nhiều người đang mắc Covid hết sức quan tâm. Khi nhiễm virus, các F0 cần lưu ý thực hiện một vài điểm sau đây để cơ thể nhanh chóng hồi phục:
Tự theo dõi sức khỏe bản thân: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo chỉ số độ bão hòa Oxy trong máu (SpO2), đo huyết áp (với người có bệnh huyết áp). Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Luôn đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang không chỉ làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho người khác, mà còn giúp F0 phòng tránh được các nguy cơ nhiễm thêm các bệnh khác.
Rửa mũi, súc họng ít nhất 2 lần/ngày bằng nước muối muối sinh lý.
Uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày dù không sốt hoặc tiêu chảy. Khi sốt hoặc tiêu chảy bạn cần uống nhiều hơn.
Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Thường xuyên sát khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu…)
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng vừa sức, bạn có thể tham khảo các bài tập thở.
Luôn giữ ấm cơ thể
Theo dõi các triệu chứng của Covid-19, báo ngay cho nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường.
F0 điều trị tại nhà cần ăn uống đầy đủ, tăng cường chất dinh dưỡng, nhất là rau củ và trái cây tươi
2. Những việc F0 tuyệt đối không làm khi điều trị Covid tại nhà
Bên cạnh những việc nên làm, F0 cần chú ý tránh một số việc sau để bệnh không trở nên nghiêm trọng và tránh lây nhiễm cho người khác:
Không sử dụng chung vật dụng, ăn uống với người khác
Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi: Đối với F0 cần phải chăm sóc thì người chăm sóc cần đeo khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn và khử trùng trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
Hạn chế ăn đồ ăn có tính hàn
Không tắm nước lạnh
Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…
3. Khi nào F0 nên đi bệnh viện
Mặc dù hiện nay đa số bệnh nhân Covid-19 đều được chỉ định điều trị tại nhà, nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân cần được điều trị tại các cơ sở y tế.
3.1. Đối tượng nên nhập viện khi bị Covid
Dựa vào mức độ trầm trọng của triệu chứng, nguy cơ biến chứng có thể xảy ra và các nhóm đối tượng đặc biệt để phân loại nhóm đối tượng ưu tiên nhập viện.
Người trên 65 tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có mắc bệnh lý nền
Phụ nữ đang mang thai
Người đang mắc các bệnh lý nền
Danh sách các bệnh lý nền mà bệnh nhân Covid-19 phải thận trọng:
Bệnh tiểu đường
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư phổi, u ác tính về huyết học
Bệnh lý mạn tính về thận
Bệnh lý liên quan đến tim mạch
Tăng huyết áp
HIV/AIDS
Hội chứng Down
Hen phế quản
Bệnh lý thần kinh
Bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch
Bệnh về gan
Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm thalassemia,
Bệnh lý mạch máu nào
Người thừa cân, béo phì
Bệnh lý khác đối với trẻ em như: bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh….
3.2. Dấu hiệu cần cảnh báo ngay cho nhân viên y tế
Trong quá trình tự điều trị Covid tại nhà, khi có một trong các dấu hiệu sau, bạn cần thông báo cho nhân viên y tế. Vì đây là các dấu hiệu chuyển nặng của Covid-19:
Khó thở, thở hụt hơi, căng tức ngực khi thở.
Dấu hiệu khó thở ở trẻ em: thở rên, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít khi hít vào, cánh mũi phập phồng.
Nhịp thở tăng: Người lớn trên 21 lần/phút, trẻ em từ 1-5 tuổi: trên 40 lần/phút, trẻ từ 5-12 tuổi: nhiều hơn 30 lần/phút.
Độ bão hòa Oxy trong máu (SpO2) thấp hơn 95%
Mạch nhanh trên 120 lần/phút hoặc 50 lần/phút
Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Ý thức thay đổi: Lú lẫn, mệt lả, ngủ li bì, khó đánh thức.
Tím môi, tím đầu ngón tay, ngón chân, da xanh xao, nhợt nhạt.
Khi chỉ số SpO2 thấp dưới 95% bạn cần thông báo ngay với nhân viên y tế để có phương án xử trí kịp thời
Trên đây là tất cả những điều mà người mắc Covid-19 tự điều trị tại nhà cần phải lưu ý. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong gia đình.
Chung tay cùng cộng đồng người Việt đẩy lùi đại dịch Covid-19, https://www.bidipharshop.com/ gửi tới bạn các sản phẩm hỗ trợ điều trị triệu chứng Covid đồng thời giúp F0 tăng cường sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* BIFERON - Viên Sắt Bổ Máu
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
* Máy đo nồng độ oxy máu SP02- X09
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677