Đau Nhức Xương Khớp Hậu Covid: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Đau nhức xương khớp hậu Covid khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
1. Các di chứng trên xương khớp hậu Covid
Đau nhức xương khớp là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm virus Sars-CoV-2 và cả những người đã điều trị khỏi bệnh. Theo báo cáo từ các nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Nature Medicine, có khoảng 27% người nhiễm Covid đã khỏi bệnh gặp các triệu chứng đau nhức xương khớp hậu Covid-19.
Các di chứng Covid để lại trên xương khớp bao gồm:
1.1. Đau lưng hậu Covid
Đau lưng kéo dài hậu Covid là tình trạng được thống kê ở 63% bệnh nhân viêm phổi do biến thế Delta của virus Corona và 42% ở biến thể Omicron.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau lưng hậu Covid:
Khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus đã sản sinh ra Cytokine, một chất trung gian hóa học gây viêm, dẫn đến sự hình thành Pyrogens và Prostaglandin E2.
Pyrogens thường bám vào các dây thần kinh gây đau
Prostaglandin E2 là chất đặc hiệu kích hoạt các phản ứng gây đau.
Hai chất này thường tập trung nhiều ở vùng lưng và vai gáy, vì thế chúng gây ra những cơn đau lưng hoặc đau vai gáy sau nhiễm Covid.
Đa số các trường hợp đau lưng hoặc đau vai gáy hậu Covid chỉ kéo dài trong vài ngày hậu Covid sau đó sẽ tự hết mà không để lại di chứng. Vì Pyrogens và Prostaglandin E2 chỉ duy trì nồng độ cao trong khoảng 4-5 ngày.
Nếu tình trạng đau lưng hậu Covid kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân và cách chữa trị.
1.2. Khô khớp, cứng khớp hậu Covid
Khô khớp là hiện tượng lượng dịch bôi trơn khớp tiết ra quá ít khiến khớp phát ra tiếng lạo xạo khi cử động. Đây là triệu chứng hay gặp ở khớp gối.
Cứng khớp là tình trạng khó cử động khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay, ngón chân, cổ tay, khuỷu tay, khớp gối…
Khô khớp, cứng khớp sau khi nhiễm Covid khiến người bệnh vận động khó khăn, dễ đau mỏi khi vận động hoặc giữ một tư thế quá lâu.
Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị có thể khiến khớp biến dạng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Để khắc phục tình trạng này người bệnh cần bổ sung các hoạt chất giúp bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru như Glucosamin, Chondroitin, MSM…
1.3 Viêm khớp thứ phát
Nguyên nhân của viêm khớp hậu Covid:
Tình trạng viêm khớp xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với virus Sars-CoV-2, gây nhiễm trùng và tấn công nhầm vào các mô khớp khỏe mạnh.
Các triệu chứng viêm khớp có thể bắt đầu sau khi nhiễm Covid-19 khoảng 1 tuần, tỷ lệ nam giới bị viêm khớp hậu Covid nhiều hơn nữ giới.
Các triệu chứng viêm khớp sau nhiễm Covid bao gồm: Thường đau, nhức ở các khớp đầu gối, mắt cá chân, đôi khi có thể đau ở vai hoặc khớp cổ tay.
Để điều trị viêm khớp hậu Covid-19, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc vật lý trị liệu để hỗ trợ giảm đau xương khớp do Covid-19.
Sự khác biệt giữa khớp khỏe mạnh và khớp bị viêm
1.4. Hậu Covid khiến bệnh xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn
Hậu Covid-19 không chỉ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đau nhức xương khớp mà nó còn làm triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn đối với những người đã mắc bệnh xương khớp trước đó như: viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp…
Vì Covid-19 gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch trong cơ thể, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp.
Theo thống kê trên lâm sàng, những người mắc Covid có bệnh nền xương khớp mạn tính thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau do các di chứng hậu Covid để lại.
2. Nguyên nhân gây các vấn đề xương khớp hậu nhiễm Covid
Bên cạnh các nguyên nhân cụ thể gây ra từng di chứng xương khớp sau nhiễm Covid thì còn một số nguyên nhân sau khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức xương khớp hậu Covid:
Thông thường các cơ bắp, xương khớp chỉ hoạt động tốt khi cơ thể vận động. Khi bị Covid khiến cơ thể mệt mỏi, người bệnh hạn chế vận động là nguyên nhân làm tăng trọng lượng cơ thể dồn nén lên hệ xương khớp, gây ra đau nhức xương khớp kéo dài hậu Covid.
Tình trạng căng thẳng, lo âu trong quá trình mắc Covid-19 có thể gây căng cơ và căng cứng một số khớp, làm gia tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hậu Covid còn có thể là do tác dụng phụ của thuốc Corticoid hoặc thuốc kháng virus trong quá trình điều trị bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm teo cơ, loãng xương…
Sử dụng corticoid bừa bãi gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến xương khớp
3. Ai dễ bị đau xương khớp hậu Covid?
Bất kì ai cũng có thể gặp tình trạng đau lưng, nhức mỏi vai gáy, vận động khó khăn sau khi nhiễm virus. Trong đó có một số nhóm đối tượng dễ bị đau xương khớp hậu Covid:
Người cao tuổi: Khi tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa, gây tình trạng đau nhức xương khớp.
Người mắc bệnh xương khớp mạn tính: Những người bị bệnh xương khớp trước khi mắc Covid có nguy cơ làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Khi mang thai, người mẹ cần cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai dễ bị đau lưng, nhức mỏi chân tay hậu Covid.
Người đang phải điều trị Corticoid: Như đã nói ở trên Corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ trên xương khớp khi phải dùng kéo dài hoặc sử dụng bừa bãi
4. Cách giảm đau xương khớp sau nhiễm Covid
Để giảm đau nhức xương khớp hậu Covid, bạn có thể tham khảo các cách sau:
4.1. Dùng thuốc giảm đau
Tùy vào tình trạng đau nhức xương khớp mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong đau nhức xương khớp:
Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất, thường được chỉ định trong các trường hợp đau nhẹ có thể kèm sốt.
Thuốc giảm đau chống viêm, giảm đau tại chỗ: Đây là thuốc có độ an toàn cao, giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp bao gồm: lidocain, methyl salicylat, capsaicin…
Thuốc giãn cơ: Sử dụng cho các trường hợp đau nhức xương khớp kèm theo căng cơ với tác dụng giảm co thắt cơ, giảm đau hiệu quả. Các thuốc nhóm này bao gồm: metaxalone, cyclobenzaprine.
Glucosamine: Đây là hoạt chất quen thuộc giúp tăng tái tạo sụn khớp, kích thích sản sinh dịch khớp nên thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau xương khớp, phòng chống các bệnh xương khớp.
Chondroitin: Có tác dụng ức chế quá trình thoái hóa khớp, tăng tổng hợp dịch nhầy trong khớp và giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả.
Methyl Sulfonyl Methane (MSM): Hoạt chất thường được kết hợp với Glucosamin và Chondroitin để tăng tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
4.2. Bài tập giảm đau nhức xương khớp hậu Covid
Sau khi điều trị khỏi Covid-19, bạn nên cố gắng cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục. Lúc đầu bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, sau đó tăng dần thời gian hoạt động và tập thể dục trong ngày.
Chế độ tập luyện cho người khỏi Covid bạn có thể tham khảo như sau:
2-3 ngày đầu sau khi khỏi Covid bạn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như giặt giũ, phơi đồ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa hoặc làm các công việc bạn yêu thích.
Những ngày sau đó bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp các khớp và cơ bắp vận động linh hoạt như: giãn cơ, yoga hoặc tập thiền.
Tăng dần cường độ và thời gian luyện tập khi thấy cơ thể có thể thích ứng được bằng các bài tập như leo cầu thang, nâng tạ, đạp xe, chạy bộ…
Yoga không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho xương khớp, mà còn nhiều công dụng khác cho sức khỏe
Lưu ý khi thực hiện các bài tập giảm đau xương khớp hậu Covid
Tạo thành thói quen luyện tập hàng ngày để duy trì sự dẻo dai của xương khớp
Điều quan trọng trong giảm đau xương khớp đó là bạn phải thường xuyên thay đổi tư thế, không nên ngồi hoặc nằm quá lâu.
4.3. Chế độ ăn cho người đau nhức xương khớp hậu Covid
Khi bị đau nhức xương khớp, một số món ăn có thể giúp cải thiện triệu chứng đau nhức của bạn, nhưng cũng có nhiều món ăn làm bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bị đau nhức hậu xương khớp cần lưu ý một số điểm sau trong chế độ ăn:
Cần bổ sung các món ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, omega-3 như: sữa, ngũ cốc, nước hầm xương, rau củ quả, trái cây tươi…
Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều photpho, thịt đỏ, chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều đường… Ví dụ như: nội tạng động vật, thịt trâu, thịt bò, xúc xích, khoai tây chiên…
5. Biện pháp phòng tránh biến chứng xương khớp hậu Covid
Để không gây ra các biến chứng xương khớp hậu Covid-19, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin trong thời gian điều trị Covid
Thực hiện các biện pháp điều trị Covid tại nhà hoặc uống thuốc dành cho F0 khi cần thiết, không để các triệu chứng diễn tiến nặng.
Đối với người có bệnh nền xương khớp cần tiếp tục uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cân nhắc bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ xương khớp như sụn vi cá mập, glucosamine, chondroitin…
Calonate có thành phần 100% thiên nhiên chiết xuất từ Sụn cá mập , giúp tái tạo sụn khớp, tạo chất nhờn cho khớp, giảm nguy cơ thoái hoá khớp, hỗ trợ giảm đau do viêm khớp; tăng sự dẻo dai cho khớp, giúp sụn khớp chắc khoẻ.
6. Khi nào cần đi khám hậu Covid
Mặc dù các di chứng hậu Covid trên xương khớp thường không kéo dài quá lâu, chúng sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên bạn không nên chủ quan nếu phát hiện các dấu hiệu sau:
Cơn đau khớp dữ dội, kèm cảm giác nóng, đỏ và sưng khớp
Cử động khớp trở nên khó khăn, không thể bê vác hay vận động mạnh như trước.
Có cảm giác như kim châm bàn tay, bàn chân, đồng thời không có sức cầm nắm
Các triệu chứng đau nhức xương khớp không được cải thiện sau 3 tháng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên bạn cần đến bệnh viện để thực hiện thăm khám hậu Covid nhằm xác định rõ tình trạng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất.
Trên đây là tất cả các thông tin về di chứng đau nhức xương khớp hậu Covid. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ xương khớp tại đây:
* BIDISAMIN® EXTRA - Bổ Xương Khớp
* CALONATE® - Sụn Cá Mập 500mg
* CALONATE®S PLUS - Sụn Cá Mập 750mg
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677