Bệnh Gan Có Lây Không? Làm Gì Khi Gia Đình Có Người Bị Bệnh Gan?
Khi có người thân mắc bệnh lý liên quan đến gan, nhiều người sẽ có thắc mắc liệu bệnh gan có lây không?
1. Bệnh gan có lây không? Những bệnh gan nào có thể lây truyền?
Bởi vì gan là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định đến sức khỏe và sự sống của con người. Do vậy tâm lý e ngại trước những căn bệnh nguy hiểm mà gan có thể mắc phải khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh gan có lây không?
Trong các bệnh lý liên quan đến gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan, ung thư gan… thì bệnh viêm gan virus là bệnh gan có thể lây truyền từ người này sang người khác.
Vì thế câu hỏi bệnh gan có lây không đáp án chính là người mắc bệnh viêm gan virus hay bệnh viêm gan siêu vi có thể lây truyền, các bệnh lý gan mật khác hầu như không có khả năng lây nhiễm.
Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện ra 5 chủng virus gây bệnh viêm gan bao gồm virus viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó viêm gan A và viêm gan E có thể lây qua đường ăn uống hay nước bọt. Viêm gan B, C, D chủ yếu lây truyền khi tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể người nhiễm bệnh, ví dụ như truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính Việt Nam hiện nay có đến 8,7 triệu người mắc bệnh viêm gan B và 1 triệu người đang mang virus viêm gan C.
Trong đó, viêm gan B lây truyền qua 3 con đường chính là đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Tương tự như vậy viêm gan C cũng lây qua 3 con đường kể trên, tuy nhiên viêm gan C lây qua đường tình dục hiếm gặp hơn bệnh viêm gan B. Đồng thời hiện tượng lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con có tỷ lệ khá thấp. Bệnh viêm gan C chủ yếu lây qua đường máu khi người lành nhận máu hoặc các sản phẩm máu của người mang bệnh, do dùng chung bơm kim tiêm, châm cứu, xăm hình không đảm bảo vô trùng…
Ở Việt Nam các bệnh viêm gan A, D, E dù có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn viêm gan B, C nhưng cũng là những căn bệnh nguy hiểm cần phải phòng tránh. Trong đó viêm gan D có con đường lây nhiễm tương tự như viêm gan B, C. Còn virus viêm gan A. E chủ yếu lây qua đường tiêu hóa như ăn uống cùng người mắc bệnh, uống phải nguồn nước có chứa virus…
Trong số các bệnh về gan thì chỉ có bệnh viêm gan virus là có khả năng lây truyền cho người khác
2. Bệnh gan không lây nhưng dễ mắc
Câu hỏi bệnh gan có lây không đã có đáp án, nhưng nhiều người vẫn còn lo lắng về nguy cơ mắc các bệnh gan nguy hiểm. Trong đó các câu hỏi như ung thư gan có lây không, bệnh xơ gan có lây không… là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhiều nhất.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm danh một số bệnh gan không lây truyền nhưng nhiều người dễ mắc phải nhé.
Ngoài bệnh viêm gan siêu vi kể trên, các bệnh lý gan khác như viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… đều không lây qua bất kỳ con đường nào khác.
Tuy nhiên những căn bệnh này lại dễ dàng tấn công vào cơ thể ngay khi có cơ hội. Ví dụ như trong lối sống sinh hoạt gia đình sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo, ăn nhiều món ăn dầu mỡ, nội tạng độc vật… về lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng gan, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm nêu trên cho bạn và người thân trong gia đình.
Vì thế những yếu tố như lối sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh gan cho bạn và cả gia đình.
Chưa kể một số bệnh gan có thể di truyền cho người thân trong gia đình, theo đó những người trong gia đình có người mắc bệnh gan sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về gan do các rối loạn xảy ra khi gan bị suy yếu.
Do vậy, các bệnh gan dù ít lây truyền nhưng bạn cũng không nên chủ quan, coi nhẹ sức khỏe lá gan vì hầu hết các bệnh lý về gan đều dễ mắc nhưng khó chữa.
Quá trình diễn tiến của bệnh gan
3. Chủ động phòng ngừa bệnh gan
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm và mắc phải một số bệnh lý về gan, chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường chức năng gan, tránh xa các yếu tố gây hại cho gan.
Bởi vì hầu hết chúng ta đều biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chưa kể có một số bệnh lý về gan có khả năng chữa khỏi rất thấp, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ gan, phòng tránh bệnh gan nguy hiểm:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau củ, trái cây, bổ sung các thực phẩm tốt cho gan.
Từ bỏ các thói quen gây hại cho gan như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá…
Chủ động tiêm phòng vaccine ngừa viêm gan.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhất là kiểm tra xét nghiệm chức năng gan.
Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên từ những loại thảo dược có khả năng hỗ trợ bảo vệ và tăng cường chức năng gan như cà gai leo, mật nhân, atiso…
DƯỠNG CAN BIDIPHAR hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh gan nhờ có khả năng tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân có hại
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gan có lây không. Mong rằng qua bài viết bạn có thể thu thập được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân hoặc người trong gia đình đang mắc bệnh gan.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh lý về gan, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể:
* DƯỠNG CAN BIDIPHAR - Giải Độc, Tăng Chức Năng Gan
* ALTAMIN - Thuốc Bổ, Giải Độc Gan
* Bidiplex - Multi Vitamin Tăng Cường Sức Khỏe
* HOKMINSENG - Viên Nhân Sâm, Lộc Nhung
* KINGDOMIN Multi - Viên Sủi Vitamin, Tăng Đề Kháng
* BIDIVIT AD - Bổ Sung Vitamin A, D
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Website TMDT: www.bidipharshop.com
Shopee: https://shopee.vn/bidiphar
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677