Ưu - Nhược Điểm Các Nhóm Thuốc Điều Trị Tiêu Chảy - Rối Loạn Tiêu Hoá
Tiêu chảy là nguyên nhân tử vong quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Với sự tiến bộ của y học, hiện nay, các thuốc điều trị bệnh tiêu chảy cũng được nghiên cứu, phát triển thành những nhóm thuốc khác nhau. Mỗi nhóm thuốc điều trị tiêu chảy có những đặc điểm riêng và ưu nhược điểm không giống nhau.
Tiêu chảy có những nhóm thuốc nào?
1. Có mấy nhóm thuốc trị tiêu chảy?
Hiện nay, có bốn nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị tiêu chảy,
1.1 Nhóm thuốc bù nước và điện giải
Nhóm bù nước và điện giải là nhóm thuốc phổ biến nhất trong các thuốc điều trị tiêu chảy. Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, điện giải làm mất cân bằng chất lỏng và khoáng trong cơ thể, dẫn tới yếu cơ, mệt mỏi, nhức đầu, co giật, mất ý thức… Do đó việc bù nước và điện giải cho những người bị tiêu chảy là rất cần thiết.
Oresol và Hydrite là hai sản phẩm dạng bột chủ yếu được phối hợp sử dụng trong bệnh lý tiêu chảy. Sản phẩm sử dụng để cung cấp các thành phần natri, kali, glucose,... là những khoáng chất cơ bản và cần thiết cho cơ thể.
Ưu nhược điểm của nhóm thuốc này có thể kể đến như:
Ưu điểm: An toàn, dễ sử dụng, dễ dàng phối hợp với các thuốc khác.
Nhược điểm: Chống chỉ định với những người tiêu chảy quá nặng dẫn đến vô niệu, người tắc ruột, liệt ruột hay những người có chức năng thận suy giảm. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chính xác liều lượng nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Oresol new bù nước và điện giải cho người tiêu chảy
1.2 Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột
Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột là những chất dẻo dai, có tính chất phiến mỏng. Do đó, các chất này vào cơ thể sẽ gắn với protein tại niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành lớp màng mỏng, bảo vệ đường tiêu hóa của bạn
Nhóm thuốc này bao gồm 2 loại chính là Attapulgite và Smecta.
Smecta: là nhóm thuốc an toàn, có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, người bị suy gan, suy thận. Ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, Các Smecta còn có tác dụng cầm máu và hấp phụ độc tố vi khuẩn, hơi khí trong niêm mạc ruột, tăng cải thiện các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Atapulgit: Được sử dụng với mục đích bảo vệ niêm mạc ruột.
Ưu nhược điểm của nhóm thuốc này có thể kể đến như:
Ưu điểm: Ít độc, an toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Nhược điểm:
Có thể gây táo bón cho người sử dụng, làm giảm hấp thu các thuốc khác dùng kèm.
Cần phải phối hợp với thuốc điều trị tiêu chảy khác do không có tác dụng điều trị triệt để bệnh tiêu chảy mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng.
1.3 Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột.
Nhóm thuốc giảm tiết dịch, nhu động ruột là nhóm thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy nặng, cấp tính Đại diện cho các chất làm giảm tiết dịch và giảm nhu động ruột là thuốc Loperamid.
Ưu nhược điểm của nhóm thuốc này có thể kể đến như:
Ưu điểm: Tác dụng trực tiếp lên thành ruột, giảm nhu động ruột, làm chậm sự vận chuyển của đại tràng, từ đó giảm nhanh tình trạng đi ngoài nhiều lần. Cùng với đó là kích thích niêm mạc ruột tăng tái hấp thu nước nên làm giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm mất nước và các chất điện giải.
Nhược điểm:
Chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi do có thể gây ra các triệu chứng thần kinh trên trẻ nhỏ
Hạn chế, thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, người có chức năng gan, thận suy giảm.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp là: táo bón, khô miệng, buồn nôn, tắc ruột, liệt ruột….
Người sử dụng có thể bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là do Loperamid tăng thời gian giữ phân lại trong lòng ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
1.4. Men vi sinh.
Bình thường trong lòng ruột tồn tại hai loại vi khuẩn: Lợi khuẩn và các vi khuẩn có hại. Sự mất cân bằng hệ khuẩn trong lòng ruột là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy.
Men vi sinh có tác dụng cung cấp, kích thích sự phát triển lợi khuẩn trong lòng ruột, cân bằng lại sự rối loạn vi khuẩn trong lòng ruột. Ngoài ra, men vi sinh có tác dụng diệt khuẩn có hại và kích thích miễn dịch của lòng ruột.
Ưu nhược điểm của nhóm thuốc này có thể kể đến như:
Ưu điểm: Giải pháp an toàn, tự nhiên, đa phần không có tác dụng phụ do men vi sinh bản chất không phải là thuốc mà là các vi khuẩn, vi nấm có lợi.
Nhược điểm: Sản phẩm không phải là thuốc nên không thể thay thế thuốc chữa bệnh, không phù hợp cho những trường hợp cấp tính và nên sử dụng phối hợp với các thuốc tiêu chảy khác.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy
Khi sử dụng thuốc tiêu chảy, cần lưu ý những điều sau đây:
Tìm hiểu nguyên nhân: Mỗi thuốc khác nhau lại có những cơ chế tác động khác nhau và sẽ phù hợp với từng nhóm thuốc khác nhau. Tất cả các thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định sử dụng của bác sĩ, dược sĩ, tránh trường hợp sử dụng sai thuốc sai bệnh.
Tuân thủ chế độ ăn đặc biệt dành cho người tiêu chảy: Chế độ ăn tác động trực tiếp lên đường tiêu hóa. Người bệnh tiêu chảy nên bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể hồi phục.
Thực phẩm nên ăn: Trái cây, rau xanh, sữa chua, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể.
Thực phẩm không nên ăn: Đồ ăn sống như tiết canh, nem chua, gỏi cá, rau sống, rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga…
Phối hợp sử dụng men vi sinh với các thuốc khác: Men vi sinh được sử dụng kết hợp giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Nổi bật nhất có thể kể đến men vi sinh Bidisubtilis, với thành phần là 100 triệu tế bào Bacillus subtilis trong một gói sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, hỗ trợ điều trị loạn khuẩn khi dùng kháng sinh
Men vi sinh BidiSubtilis- giải pháp an toàn cho người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh lý có nhiều loại thuốc khác nhau, tùy vào tình trạng của bệnh mà các thuốc được chỉ định cho phù hợp. Vậy, với những trường hợp cấp tính, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được lựa chọn thuốc tốt nhất. Nếu có góp ý hay thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài miễn cước BidipharShop để được tư vấn miễn phí.
Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui
Email: bidipharshop@bidiphar.com
Hotline: 1800.888.677