Giỏ hàng

Cách Xử Trí Khi Uống Kháng Sinh Bị Tiêu Chảy

Uống kháng sinh bị tiêu chảy là tình trạng khá thường gặp do tác dụng phụ của thuốc. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp khi bị tiêu chảy do kháng sinh, bạn hãy tham khảo bài viết sau!

1. Tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh là gì ?

Tình trạng tiêu chảy do kháng sinh là sau khi uống kháng sinh 5 - 7 ngày hoặc sau khi kết thúc đợt điều trị kháng sinh. Biểu hiện tiêu chảy do kháng sinh là:

  • Phân sống hoặc lỏng, đi nhiều lần trong ngày hơn 3 lần trên ngày.

  • Phân có dịch hoặc máu

  • Đau bụng, kèm theo đi ngoài 

  • Buồn nôn và nôn

  • Chán ăn

  • Sốt

Sử dụng kháng sinh dài ngày gây tiêu chảy ở trẻ em và người lớn

Sử dụng kháng sinh dài ngày gây tiêu chảy ở trẻ em và người lớn

 

2. Cách xác định được bị tiêu chảy do uống kháng sinh

Tiêu chảy do kháng sinh đa phần không có sốt, biểu hiện tự hết khi hết dùng kháng sinh. Khác với tiêu chảy do vi khuẩn đều có sốt, phân có máu nếu nguyên nhân là lỵ, và sẽ khỏi khi sử dụng kháng sinh. Nếu tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm thì kèm theo nôn, buồn nôn dữ dội, bệnh tiêu chảy hết khi loại bỏ hết các độc tố ra ngoài.

 

3. Vì sao uống kháng sinh bị tiêu chảy

Kháng sinh gây tiêu chảy là do kháng sinh có tính diệt khuẩn, kìm khuẩn, và vô tình có tác dụng trên cả vi khuẩn có lợi. Lợi khuẩn có tác dụng tạo ra các vitamin, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng miễn dịch, hấp thu dưỡng chất,... Các lợi khuẩn phân bố chủ yếu ở hệ tiêu hóa, đặc biệt ở ruột non, ruột già, dạ dày. 

Khi vào cơ thể, đa số kháng sinh không phân biệt vi khuẩn có lợi hay có hại mà trực tiếp tiêu diệt chúng. Các lợi khuẩn vì thế mà bị tiêu diệt. Nếu mất nhiều lợi khuẩn sẽ mất cân bằng hệ tiêu hóa, gây tăng vi khuẩn có hại. Nhóm vi khuẩn này tiết ra độc tố, gây tổn thương niêm mạc ruột. Niêm mạc ruột bị tổn thương, tăng co bóp, tăng dịch gây tiêu chảy lỏng, đi nhiều lần.

Trong ruột có những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Trong ruột có những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hóa

 

4. Các biến chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh

Tiêu chảy do kháng sinh thường nhẹ không cần chữa trị, nhưng nếu dùng kháng sinh quá dài, tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn, cần điều trị hoặc ngừng sử dụng kháng sinh. 

Những biến chứng hay gặp của bệnh là: 

  • Mất nước do đi ngoài nhiều lần, đi dạng lỏng, nước thoát ra ngoài theo phân. Đi ngoài nhiều mất nước càng nghiệm trọng. Mất nước cũng là mất điện giải, như natri, kali. Natri, kali lại là những chất quan trọng trong điều hòa nhịp tim, thần kinh dẫn đến tim đập nhanh, sốc, co giật, ngất. Biểu hiện là khô da, khô miệng, khát nước,...

  • Phình to đại tràng, do đại tràng bị tổn thương, không trục xuất phân ra ngoài, gây tích tụ phân, đại tràng ngày càng to. Dấu hiệu nhận biết: sốt, đau bụng, chướng bụng, suy nhược cơ thể.

  • Thủng ruột là tổn thương niêm mạc ruột già, dẫn đến có những lỗ thủng trên thành ruột do sử dụng kháng sinh nhiều lần.

Mất nước là biến chứng hay gặp của tiêu chảy

Mất nước là biến chứng hay gặp của tiêu chảy

 

5. Giải pháp khi bị tiêu chảy do uống kháng sinh

Khi có tình trạng tiêu chảy nặng hoặc không dừng thì phải ngừng kháng sinh đang sử dụng cho tới khi tìm ra đúng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân kháng sinh không phù hợp, bạn cần thay thế kháng sinh theo chỉ dẫn bác sĩ. Cùng với đó là bổ sung một số thuốc hỗ trợ khác như men vi sinh, thuốc cầm tiêu chảy, oresol,...

  • Men vi sinh thịnh hành hiện nay như: Men vi sinh Bidisubtilis, Men vi sinh Bio-acimin Fiber, Men vi sinh Biovigor, men vi sinh BioGaia Protactis Baby,... Với tác dụng cung cấp vi sinh có lợi, men vi sinh cân bằng hệ tiêu hoá, từ đó, giảm tình trạng tiêu chảy.

  • Sản phẩm trị tiêu chảy dùng cho cả trẻ em như: Berberin bidiphar, Racecadotril, Smecta,... và Loperamid, Atropin với người lớn. Những thuốc này có tác dụng giảm số lượng đi ngoài và đau bụng.

  • Tình trạng mất nước là biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bù nước và điện giải là thiết yếu. Ngoài uống nhiều nước, Oresol là thuốc vừa bù nước và điện giải tốt hơn cả. Một số thuốc Oresol hay được biết đến hiện nay như: Oresol New, Oresol 245, Oresol 3B, Oresol OPC,...

  • Với trẻ em cần bổ sung thêm kẽm để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiêu chảy cho lần sau. Kẽm còn giảm tình trạng suy dinh dưỡng nếu tiêu chảy kéo dài. Một số sản phẩm chứa kẽm: Siro Tozinax, Thuốc bổ sung kẽm Acemin, Bio island Zinc, Zinc gluconate,...

Oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy

Oresol được dùng để bổ sung nước và điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy do kháng sinh, có thể phòng tránh được nếu tuân thủ thời gian điều trị của bác sĩ và không sử dụng kháng sinh tùy tiện. Khi bạn hoặc người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh lâu ngày, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, dược sĩ tư vấn giải pháp, sản phẩm phù hợp. Để biết thêm thông tin về một số sản phẩm điều trị tiêu chảy do kháng sinh hãy liên hệ tư vấn tổng đài Bidipharshop, với đội ngũ dược sĩ uy tín, nhiệt tình tư vấn.


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677

 

Sản phẩm đã xem

Zalo