Giỏ hàng

Người Bị Thiếu Máu, Thiếu Sắt Nên Uống Sắt Vào Lúc Nào?

Với những người bị thiếu máu, thiếu sắt thì nên uống sắt vào thời điểm nào để sắt được hấp thu tốt nhất? Theo các chuyên gia, sắt nên được uống trước hoặc sau ăn sáng 30 phút. Nguyên nhân là do khi no thì thức ăn sẽ là giảm sự hấp thụ vi chất sắt. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây! 

Sắt là một khoáng chất quan trọng cho hoạt động của cơ thể con người và não bộ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Sắt có nhiều nhiệm vụ như chủ yếu tham gia xây dựng tế bào hồng cầu khỏe mạnh, tổng hợp hemoglobin, vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu Sắt sẽ gây ảnh hưởng đến tổng hợp hemoglobin, gây thiếu máu thiếu sắt, do vậy bổ sung sắt rất quan trọng. 

1. Quá trình hấp thụ Sắt vào cơ thể

Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương, quá trình hấp thụ Sắt được bắt đầu tại dạ dày nhưng thực chất thì quá trình này diễn ra chủ yếu ở hành tá tràng và ít diễn ra tại đầu ruột non. 

Quy trình hấp thụ sắt như sau:

  1. Sắt trong thức ăn (hầu hết ở dạng Ferric (Fe3+)) được hấp thu vào cơ thể 

  2. Acid clohydric/vitamin C trong cơ thể khử Fe3+ thành Fe2+ (vì cơ thể chỉ hấp thụ được sắt ở dạng Ferrous ( Fe2+))

  3. Sắt được hấp thu tại niêm mạc ruột: Tùy thuộc vào tình trạng thiếu sắt hay quá tải Sắt mà khả năng hấp thu tại niêm mạc ruột sẽ thay đổi. 

  • Nếu cơ thể thiếu Sắt thì lượng lớn sắt sẽ được hấp thu tại niêm mạc ruột, vào máu và cuối cùng là về tĩnh mạch cửa. 

  • Ngược lại, khi có tình trạng thừa sắt thì sắt sẽ kết hợp với Apoferritin để tạo thành ferrin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Sau đó, ferrin sẽ được thải vào lòng ruột khi biểu mô ruột bong ra.

Sắt chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Sắt chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

2. Nhu cầu sắt hằng ngày như thế nào?

Ở mỗi giới, lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu sắt khác nhau. Lượng sắt mà cơ thể mất đi trung bình khoảng 1mg, tuy nhiên khẩu phần ăn hằng ngày của bạn có đủ khả năng để bù lại lượng sắt đã mất này. Với một số trường hợp, lượng sắt mất đi tăng lên đó là trong chấn thương gây chảy máu hay mất qua kinh nguyệt ở phụ nữ. 

Theo Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị (Recommend Dietary Allowance) đã cho thấy lượng sắt được khuyến cáo đó là:

  • Người trưởng thành: ở Nam giới cần lượng sắt vào khoảng 9mg/ ngày. Tuy nhiên lượng sắt này tăng lên ở Nữ giới có kinh nguyệt ở độ tuổi khoảng 18- 50 tuổi với nhu cầu vào khoảng 18mg/ngày.

  • Trẻ em: Trẻ em độ tuổi từ 1 - 10 tuổi cần lượng sắt khá cao phục vụ cho quá trình phát triển của trẻ, lượng sắt cần bổ sung vào khoảng 7- 10mg.

  • Phụ nữ mang thai cần lượng sắt lớn, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của mẹ và bé, lượng sắt cần cung cấp cho cơ thể là 27mg/ ngày.

  • Với phụ nữ đang cho con bú thì nhu cầu sắt cũng cao hơn so với bình thường do ở trẻ sơ sinh chưa có khả năng tổng hợp sắt từ thức ăn như người lớn mà chủ yếu hấp thụ sắt qua sữa mẹ. Do vậy, phụ nữ cho con bú cần khoảng 9- 10 mg Sắt/ ngày.

Viên uống bổ sung sắt Bidiferon của Bidiphar

Nhu cầu sắt tăng 150% ở phụ nữ mang thai

3. Những lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Để bạn có thể bổ sung sắt đạt hiệu quả cao, bạn có thể uống sắt kết hợp với một vài Vitamin khác. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng đó là:

3.1. Tránh uống canxi cùng sắt

Theo các nhà dinh dưỡng, khi hàm lượng Canxi ở mức 300mg sẽ gây cản trở hấp thu sắt. Do vậy bạn không nên uống canxi cùng sắt mà nên chia ở 2 thời điểm khác nhau, tốt nhất là sau 2 giờ và cân đối liều lượng để sắt được hấp thụ tối đa. Ví dụ nếu sau bữa sáng bạn đã uống Canxi thì bạn nên uống sắt vào buổi trưa. Và bạn cũng nên hạn chế uống sắt, canxi trước khi đi ngủ vì có khả năng gây nóng do vậy ngủ không sâu giấc.

Sắt và canxi

Sắt và canxi nên uống vào thời điểm nào là hợp lý?

3.2. Chống chỉ định phối hợp sắt với kháng sinh

Bạn nên tránh sử dụng phối hợp sắt với các kháng sinh như Ofloxacin, Ciprofloxacin, Norfloxacin. Nếu uống đồng thời sắt với các thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng như Calci carbonat, natri carbonat có thể làm giảm hấp thu sắt. Bạn nên hỏi các bác sĩ điều trị trong quá trình sử dụng thuốc để có thể bổ sung sắt đúng cách.

3.3. Nên sử dụng sắt với Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả, ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng táo bón do uống sắt. Bạn nên uống sắt cùng với nước uống hoa quả giàu Vitamin C như nước cam, nước bưởi, xoài hoặc có thể với viên Vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt

Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể

3.4. Nên kết hợp sử dụng Sắt với acid Folic

Theo các bác sĩ, Acid folic cần được bổ sung cùng với Sắt để cải thiện sự tổng hợp hemoglobin, giúp bổ sung và hấp thụ sắt tốt hơn. Bạn nên uống  sắt và acid folic khi bụng đói, nhưng nếu bị bệnh về dạ dày thì bạn cũng có thể ăn nhẹ rồi uống và không nên đi nằm sau trong vòng 30 phút từ khi uống sắt, acid folic, tránh uống với trà, cà phê, rượu thì có khả năng làm giảm hấp thụ sắt.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung sắt và acid folic, trong đó không thể không kể tới viên uống kết hợp sắt và acid folic của Bidiphar. Mỗi viên uống Bidiferon cung cấp 50mg sắt nguyên tố và 350 mcg acid folic, đáp ứng 100% hàm lượng theo nhu cầu của Tổ chức y tế thế giới.

Bidiferon dùng để dự phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt và phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi, sản phẩm an toàn cho phụ nữ có thai.

Viên uống bổ sung sắt Bidiferon của Bidiphar

Viên uống bổ sung sắt Bidiferon của Bidiphar

3.5 Nên kết hợp sắt cùng thần dược phái đẹp Vitamin E

Bổ sung kết hợp sắt và vitamin E làm tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ chuẩn bị mang thai. Vitamin E làm tăng hormon ở nữ giới, do đó làm tăng chất nhầy ở tử cung, giúp cho tinh trùng có thể dễ dàng di chuyển tới trứng và thụ thai. 

Để tăng hiệu quả của sự kết hợp giữa sắt và vitamin E, bạn cần lưu ý thời gian sử dụng để đem lại tác dụng tốt nhất. Vitamin E nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút để chất béo của thức ăn hấp thu vitamin E tốt hơn. Sắt và Vitamin E nên uống cách nhau khoảng 2 - 3 tiếng. 

Qua bài viết này hy vọng bạn đọc chắc hẳn sẽ có câu trả lời nên uống sắt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất. Việc bổ sung sắt đúng cách, đúng thời điểm không những làm tăng hiệu quả điều trị mà còn giảm các tác dụng không mong muốn như nóng trong, táo bón. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Bidiphar shop để nhận ngay tư vấn MIỄN PHÍ từ các chuyên gia. 


Bidiphar: Chăm sóc sức khoẻ - Chia sẻ niềm vui

www.bidipharshop.com

Email: bidipharshop@bidiphar.com

Hotline: 1800.888.677


 

Sản phẩm đã xem

Zalo