Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Uống Sữa Bầu Không?
Sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng không thể thiếu trong giai đoạn mang bầu. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa sẽ là trở ngại nếu mẹ bầu chẳng may mắc phải căn bệnh “tiểu đường thai kỳ”. Nhiều người đều có chung một câu hỏi rằng liệu tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
I. Vai trò của sữa đối với mẹ bầu và em bé
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên do cơ thể cần nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển của cả mẹ và bé. Ngoài tăng khẩu phần ăn hàng ngày, sữa bầu là thực phẩm bổ sung không thể thiếu khi bắt đầu thai kỳ.
Sữa bầu được thiết kế riêng dành cho phụ nữ có thai để cung cấp cho mẹ và bé những chất thiết yếu như:
Carbohydrate: Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Canxi: Hỗ trợ giảm nguy cơ đau lưng, chuột rút, loãng xương cho mẹ bầu. Giúp hệ xương và răng của bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh.
Acid folic: Tránh nguy cơ bé bị dị tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Iod: Hỗ trợ hình thành các tế bào thần kinh.
Vitamin D: Giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho bé.
Omega 3: Giúp hình thành, phát triển và kích thích hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp bé thông minh hơn.
Ngoài ra, trong sữa bầu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác như: sắt, selen, kali, vitamin D, vitamin B, vitamin E… Không một loại thực phẩm nào chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng này. Vì vậy, việc bổ sung sữa bầu là cần thiết để bổ trợ cho cả mẹ và bé.
II. Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng đường huyết trong máu cao, xuất hiện trong thời kỳ mang thai và thường biến mất trong vòng 6 tuần sau khi sinh em bé. Tiểu đường thai kỳ có thể khởi phát bất kỳ lúc nào, nhưng dễ phát hiện nhất ở giữa tuần mang thai thứ 24 đến 28. Đây là thời điểm nhau thai sản xuất ngày càng nhiều hormon gây ảnh hưởng trực tiếp tới insulin - yếu tố điều hòa đường huyết trong cơ thể. Hoạt động của insulin bị rối loạn khiến glucose trong máu không thể được hấp thu vào tế bào. Kết quả là chỉ số đường huyết tăng đến mức bất thường và có thể gây ra những rối loạn:
Em bé phát triển quá lớn, gây khó khăn trong quá trình sinh nở.
Đa ối: Lượng nước ối quá nhiều dễ gây chuyển dạ sớm, bé sinh non (trước tuần 37 của thai kỳ)
Tiền sản giật: Mẹ bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ và dễ gặp nhiều tai biến nguy hiểm.
Bé bị vàng da sau sinh
Thai lưu (rất hiếm gặp)
Để ngăn ngừa những biến chứng trên, người bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải tuân thủ điều trị rất gắt gao. Trong đó, một chế độ ăn lành mạnh và nghiêm ngặt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần kiểm soát được lượng carbohydrate có trong khẩu phần ăn mỗi ngày để không làm đường huyết tăng vọt.
Sữa bầu cung cấp carbohydrate, acid béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất để bổ sung năng lượng cho mẹ và thúc đẩy sự phát triển của bé. Trong đó, nhiều thành phần dinh dưỡng không thể bổ sung được thông qua ăn uống hàng ngày. Vì vậy, ngay cả khi bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu vẫn nên duy trì việc uống sữa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng carbohydrate mà cơ thể cần tiêu thụ khi bị tiểu đường thai kỳ là 30 - 45g với bữa chính và 15 - 30g với bữa phụ. Một ly sữa thường cung cấp khoảng 15g carbohydrate. Vì vậy mẹ bầu chỉ nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung carbohydrate thông qua các nguồn thực phẩm khác.
Như vậy, có thể kết luận rằng người bị tiểu đường thai kỳ vẫn được uống sữa bầu, nhưng cần kiểm soát lượng carbohydrate đưa vào cơ thể.
III. Tiêu chí lựa chọn sữa bầu cho người tiểu đường thai kỳ
1. Sữa không đường
Sữa không đường giúp cắt giảm tối đa lượng đường tiêu thụ hàng ngày, nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mẹ và bé.
Nếu vẫn muốn dùng sữa có đường, mẹ bầu nên lựa chọn những loại sữa ít ngọt, chứa chất tạo ngọt tự nhiên như palatinose.
2. Cung cấp carbohydrate “tốt”
Carbohydrate “tốt” là những carbohydrate có cấu trúc phân tử lớn. Vì vậy, chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn. Nhóm chất này có lợi với người bệnh tiểu đường vì không khiến đường huyết tăng lên hay giảm đi đột ngột.
3. Ít béo
Sữa ít béo sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch, huyết áp khi bị tiểu đường thai kỳ. Để giảm lượng chất béo không có lợi, có thể cân nhắc thay sữa nguyên kem bằng sữa đậu nành hoặc sữa tách kem.
4. Chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất
Đây là những thành phần thiết yếu giúp tăng đề kháng cho mẹ và có lợi cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu nên lựa chọn sữa có đầy đủ các chất cần thiết như: vitamin B, vitamin E, các khoáng chất Magie, Phospho, Beta Glucan, IgG, Thymomodulin...
5. Giàu chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, chất xơ cũng có vai trò cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu và hạn chế hấp thu cholesterol có hại cho sức khỏe.
IV. 3 gợi ý sữa bầu cho người bị tiểu đường thai kỳ
1. Vitadairy Gluvita gold
Thành phần chính: Phức hợp đạm sữa/ đạm đậu nành, đường hấp thu chậm, chất xơ hòa tan, các vitamin và khoáng chất thiết yếu…
Ưu điểm:
Thành phần chất đạm dễ hấp thu, cung cấp nguồn acid amin đa dạng.
Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, tăng sinh hệ vi khuẩn ruột, tăng miễn dịch và giảm táo bón.
Đường hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Không chứa chất béo có hại như cholesterol
Nhược điểm: Là sản phẩm chung cho người tiểu đường, không phải tiểu đường thai kỳ nên còn thiếu nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ và bé.
Giá tham khảo: 230.000đ/ hộp 400g
2. Sure Diecerna Vinamilk
Thành phần chính: Đường hấp thu chậm palatinose, chất đạm, chất xơ hòa tan, các acid béo không no, khoảng 29 vitamin và khoáng chất thiết yếu…
Ưu điểm:
Được kiểm nghiệm lâm sàng tại Viện Dinh dưỡng Quốc Gia là sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Chứa chất xơ hòa tan và acid béo không no nên tốt cho tiêu hóa, tim mạch.
Giá thành rẻ, dễ mua.
Nhược điểm:
Không chứa một số chất cần thiết cho thai kỳ như DHA, cholin…
Không có dạng pha sẵn
Giá tham khảo: 260.000đ/ hộp 400g
3. Nutren Diabetes
Thành phần chính: Đường đa (polysaccharide), chất đạm whey, chất xơ hòa tan, chất béo không bão hòa, 31 vitamin và khoáng chất
Ưu điểm:
Chất đạm whey dễ hấp thu và chuyển hóa nhanh.
Sử dụng 100% đường đa mà không phải đường đơn, giúp kéo dài quá trình hấp thu và giải phóng năng lượng, giảm nguy cơ đường huyết tăng vọt.
80% chất béo ở dạng không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Chất xơ hòa tan tốt cho tiêu hóa, giảm táo bón
Nhược điểm:
Không chứa đầy đủ các chất thiết yếu cho bà bầu
Giá thành đắt
Giá tham khảo: 350.000đ/ hộp 400g
V. Hỗ trợ ổn định đường huyết cho mẹ bầu với viên tiểu đường Hebamic
Với mẹ bầu, không gì tốt hơn một giải pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả, ổn định, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, phần lớn các thuốc hạ đường huyết đều sẽ có những tác dụng phụ nhất định, đặc biệt nếu bệnh trở nặng khiến người bệnh phải phối hợp dùng từ 2 thuốc trở lên.
Để giảm thiểu nguy cơ này, người bệnh tiểu đường thai kỳ nên bổ sung từ sớm những sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết. Một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Hebamic sẽ là lựa chọn phù hợp vì nhiều ưu điểm:
Hiệu quả hạ đường huyết ổn định, hàm lượng như nghiên cứu lâm sàng trên thế giới.
Nguồn gốc tự nhiên nên an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ
Quy trình thu hái dược liệu hay bào chế sản phẩm đều được kiểm định gắt gao theo tiêu chuẩn quốc tế
Được các chuyên gia y tế khuyên dùng
Giúp mẹ bầu giảm bớt sự phụ thuộc thuốc và hóa chất
Giúp giảm tác dụng không mong muốn do thuốc
Nếu phát hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung ngay viên tiểu đường Hebamic để kiểm soát đường huyết từ sớm nhất; hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe em bé. Chỉ 2 viên tiểu đường Hebamic mỗi ngày sẽ là giải pháp bảo vệ hiệu quả cho cả bé yêu và mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ.
Kết luận: Người bệnh tiểu đường thai kỳ nên bổ sung sữa bầu để cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn lựa loại sữa phù hợp nhất để vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mà không khiến chỉ số đường huyết bị rối loạn. Nếu còn băn khoăn chưa biết chọn sản phẩm phù hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Xem thêm:
[CẬP NHẬT 2021] SO SÁNH 9 LOẠI SỮA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY
SỮA TIỂU ĐƯỜNG CỦA VINAMILK BỔ SUNG DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO? CÓ NÊN DÙNG HAY KHÔNG?