Giỏ hàng

5 Cách Xét Nghiệm Tiểu Đường Và 5 Đối Tượng Nên Thực Hiện

Bệnh tiểu đường thời gian đầu thường không xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương tim mạch. Vì vậy, việc xét nghiệm tiểu đường là việc làm vô cùng cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu 5 cách xét nghiệm tiểu đường trong bài viết dưới đây.

I. 5 cách xét nghiệm bệnh tiểu đường

1. Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm quan trọng nhất dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Kết quả đo được dùng để chẩn đoán như sau:

  • Kết quả bằng hoặc lớn hơn 126mg/dL (7,0 mmol/L): đái tháo đường.

  • Kết quả từ 100 - 125mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) cho biết bệnh nhân có nguy cơ mắc tiểu đường hay đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.

  • Kết quả dưới 100mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường. 

Để thực hiện cách xét nghiệm tiểu đường này, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Tức là bệnh nhân không được ăn uống bất kỳ thứ gì sau 10 giờ tối trước khi làm xét nghiệm vào buổi sáng. Thông thường, thử đường huyết lúc đói sẽ được làm 2 lần vào hai ngày khác nhau. Nếu cho kết quả gần nhau có thể khẳng định bệnh nhân mắc đái tháo đường. 

Xét nghiệm này có 2 cách thực hiện:

  • Cách 1: thực hiện tại cơ sở y tế. Bệnh nhân được lấy máu và phân tích kết quả bằng máu tự động hoặc bán tự động.

  • Cách 2: bệnh nhân dùng máy đo đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, cách này không đảm bảo chính xác như cách 1 vì bệnh nhân có thể mắc sai sót khi thực hiện lấy máu và kiểm tra. 

2. Xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ

Thông thường cách xét nghiệm tiểu đường này được thực hiện sau khi xét nghiệm đường huyết lúc đói. Bệnh nhân sau khi lấy máu làm xét nghiệm trên sẽ được cho uống nước đường. Sau đó, lượng đường trong máu được kiểm tra trong 2 giờ tiếp theo. 

Các kết quả dùng để chẩn đoán gồm có: 

  • Mức đường huyết từ 200mg/dL (11,1 mmol/L): đái tháo đường.

  • Mức đường huyết từ 140 - 199 mg/dL (7,8 - 11,0 mmol/L): tiền tiểu đường. 

  • Mức đường huyết dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L): bình thường. 

Bệnh nhân sẽ được uống 75g glucose hòa tan trong nước để làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Cách này hiệu quả hơn so với việc để bệnh nhân tự ăn uống vì khó kiểm soát lượng đường từ thức ăn.

3. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Đây là một trong những xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiểu đường. Người bị tiểu đường có kết quả xét nghiệm từ 200mg/dL trở lên (tương đương 11,1mmol/l).

Xét nghiệm này được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bệnh nhân cũng không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Trong trường hợp kết quả đường máu dưới 7,8 mmol/L thì cần phải làm thêm xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ để khẳng định. 

Để định lượng đường máu bất kỳ cũng tương tự như cách xét nghiệm đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn 2 giờ.

4. Xét nghiệm chỉ số HbA1C

Xét nghiệm Hba1C cho biết mức đường huyết trung bình của bệnh nhân. Nếu như các xét nghiệm ở trên chỉ xác định lượng glucose trong máu ở thời điểm lấy mẫu thì xét nghiệm HbA1C cho biết bức tranh toàn cảnh lượng đường thay đổi trong 2 - 3 tháng.

Cách xét nghiệm tiểu đường này thực hiện đo tỷ lệ % glucose gắn với hemoglobin trong máu. Khi nồng độ đường càng cao, lượng phức hợp glucose - hemoglobin càng lớn. Kết quả này phản ánh như sau:

  • Chỉ số HbA1C từ 6,5% trở lên: bệnh tiểu đường.

  • Từ 5,7 - 6,4%: tiền tiểu đường.

  • Dưới 5,7% được coi là bình thường. 

Khi làm xét nghiệm này, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn vì thức ăn không làm ảnh hưởng tới kết quả. Người bệnh nên đi làm xét nghiệm định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi chỉ số này. Điều này sẽ giúp đánh giá kết quả điều trị cũng như phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

5. Xét nghiệm glucose trong nước tiểu

Glucose trong máu sẽ được tái hấp thu hoàn toàn tại ống thận. Do đó, gần như lượng đường trong nước tiểu còn lại không đáng kể và coi như “âm tính”.

Khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng tái hấp thu của thận (lớn hơn 1,6 - 1,8 mg/dL hay 8,9 - 10 mmol/L) thì glucose sẽ xuất hiện trong nước tiểu.

Tuy nhiên xét nghiệm nước tiểu không phải lúc nào cũng có thể dùng để chẩn đoán đái tháo đường vì:

  • Có một số người có ngưỡng glucose của thận thấp (dưới 170 mg/dL), lượng đường trong máu chưa cao nhưng vẫn có glucose trong nước tiểu. 

  • Nếu bạn mắc rối loạn enzym có thể sản sinh ra những loại đường khác như fructose, galactose. Khi đó, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể “dương tính”.

Khi cơ thể sử dụng mỡ để tạo ra năng lượng thay vì đường trong máu sẽ tạo ra thể ceton. Nếu nước tiểu chứa nhiều thể ceton có thể cho thấy rằng cơ thể không sản xuất đủ insulin.

Cách xét nghiệm:

  • Cách 1: Định tính với thuốc thử Fehling.

  • Cách 2: Định lượng bằng máy xét nghiệm nước tiểu.

Cách xét nghiệm tiểu đường này tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng hiện nay, bệnh nhân có thể kiểm tra trực tiếp lượng đường trong máu tại nhà thông qua máy đo đường huyết mà không cần phải đi xét nghiệm. 

II. 5 đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường

1. Người thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì (thường chỉ số BMI trên 23) là đối tượng đầu tiên nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường. Những người này có nguy cơ cao bị hội chứng rối loạn chuyển hóa. Do đó, lượng đường trong máu có thể tăng cao và các chỉ số khác cũng thay đổi bất thường.

Mặt khác, họ có chế độ ăn uống không khoa học, dùng nhiều đồ ăn dầu mỡ. Đồng thời, người béo phì có cơ thể nặng nề rất khó vận động nên họ cũng dễ mắc bệnh liên quan tới tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu.

Chính vì thể, nhóm đối tượng này nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường càng sớm càng tốt. 

2. Phụ nữ có thai

Trong thời gian mang thai, phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mặc dù các nhà khoa học chưa xác định chính xác nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ nhưng tình trạng này có thể liên quan tới sự thay đổi các hormon như Estrogen, Progestin, Prolactin,...

Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường thay đổi chế độ ăn uống, có thể ăn rất nhiều, ăn nhiều bữa trong ngày. Điều này cũng có thể dẫn tới tăng lượng đường trong máu.

Nếu bà bầu từng có tiền sử đái tháo đường thai kỳ thì phải đi xét nghiệm tiểu đường khi mang thai đứa con tiếp theo. 

3. Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu

Người mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao.

Do các bệnh lý tim mạch làm cản trở dòng máu đến thận có thể ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Hơn thế nữa, người dùng thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp thường có tác dụng phụ làm tăng glucose máu. 

Mặt khác, đái tháo đường cũng chính là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp và mỡ máu cao. Điều này là do lượng đường trong máu cao làm giảm chất NO, khiến mạch máu dễ bị tổn thương và hẹp lại. Bên cạnh đó tiểu đường gây biến chứng trên thận làm tăng tiết renin gây tăng huyết áp.

Vì vậy, người bị tăng huyết áp, mỡ máu nên đi xét nghiệm tiểu đường trong mỗi lần khám định kỳ. 

4. Người bị gout, dùng corticoid thời gian dài

Người bị bệnh gout thường phải dùng các thuốc chống viêm giảm đau trong thời gian dài để kiểm soát các cơn gout cấp. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu dùng lâu có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng đường huyết.

Chính vì vậy, bệnh nhân gout cũng là đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường cao. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị gout cần phải thực hiện xét nghiệm tiểu đường định kỳ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ngoài bệnh gout thì những đối tượng đang sử dụng thuốc corticoid điều trị bệnh mạn tính cũng nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường trong thời gian sớm nhất. 

5. Phụ nữ bị u nang buồng trứng

Phụ nữ bị u nang buồng trứng hay hội chứng buồng trứng đa nang thường gặp hiện tượng kháng insulin. Chính vì lý do đó, đối tượng này có nguy cơ cao mắc tiểu đường do không thể kiểm soát được lượng đường trong máu. 

Nếu người bệnh thừa cân hay béo phì thì nguy cơ mắc tiểu đường cũng cao hơn. Tuy nhiên, người bình thường khi gặp phải hội chứng này cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường để phòng ngừa sớm nhất.

Bên cạnh những đối tượng trên, bất kỳ ai trên 45 tuổi đều được khuyên nên đi kiểm tra đường huyết. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc tiểu đường hoặc có hội chứng kháng insulin hay rối loạn dung nạp glucose đều cần thực hiện xét nghiệm. 

III. 3 điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm tiểu đường

Trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý 4 điều sau đây để đảm bảo kết quả được chính xác:

  • Người xét nghiệm nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi tiến hành định lượng glucose trong máu. Thông thường, bệnh nhân sẽ được khuyên không nên ăn uống gì sau 10 giờ tối để có thể làm xét nghiệm vào buổi sáng.

  • Ngừng sử dụng các thuốc hạ lipid máu và những thuốc liên quan đến biến chứng của mắt.

  • Trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, bạn cần tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào gây hạ đường huyết. 

  • Bạn cần ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thật thoải mái, tránh để cơ thể mệt mỏi căng thẳng. Đồng thời, người đi làm xét nghiệm tiểu đường nên tránh dùng bia rượu, nước ngọt, chất kích thích, thuốc lá,... để không làm ảnh hưởng tới kết quả. 

Sau khi biết chính xác mình mắc tiểu đường, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống ít đường và tăng cường tập luyện thể thao. Bên cạnh đó, người tiểu đường cũng có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ ổn định đường huyết. Viên thìa canh Hebamic là một trong những sự lựa chọn cho bệnh nhân đái tháo đường nhờ những ưu điểm sau:

  • Dược liệu chuẩn: dây thìa canh được trồng, thu hái tại vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP - WHO đảm bảo không chứa tạp chất, không sử dụng thuốc trừ sâu.

  • Hàm lượng chuẩn: Mỗi viên thìa canh chứa 400 mg cao khô cành và lá dược liệu, đảm bảo đúng hàm lượng dựa trên các nghiên cứu lâm sàng và cao gấp 3 lần các sản phẩm khác.

  • Sử dụng hoạt chất chuẩn: acid gymnemic đạt tới 25% cam kết ổn định chất lượng trên từng lô sản phẩm. 

Người bệnh có thể dùng 2 viên mỗi ngày để ổn định đường huyết. Trong thời gian sử dụng, bệnh nhân nên đo chỉ số đường huyết thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các phương pháp điều trị cho phù hợp. 

IV. Kết luận

Cách xét nghiệm tiểu đường là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán đái tháo đường. Người bệnh nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt. Nếu cần tư vấn cách xét nghiệm tiểu đường, bạn có thể gọi tới Hotline: 1800 888 677 để được tư vấn sớm nhất.

Tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/diagnosis-treatment/drc-20371451

https://www.healthline.com/health/diabetes-tests

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/tests-diagnosis

Có thể bạn quan tâm:

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo