Giỏ hàng

Cẩm Nang Điều Trị Dành Cho Người Bệnh Tiểu Đường Giai Đoạn Đầu

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và có cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ không những làm giảm triệu chứng mà còn có khả năng đẩy lùi bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn “cuốn cẩm nang” điều trị dành cho người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hiệu quả và bổ ích nhất.

I. Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền tiểu đường là khi xét nghiệm nồng độ đường trong máu cao hơn ngưỡng bình thường (HbA1C khoảng 5,7%, đây là chỉ số thể hiện khả năng gắn của haemoglobin với glucose). Bình thường, các dấu hiệu để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tương đối mơ hồ, không rõ ràng. Khi người bệnh đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, mọi người cần “lắng nghe” cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường đó là:

1. Đi tiểu thường xuyên

Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ không được hấp thu vào tế bào, bị thải trừ qua nước tiểu nên khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.

2. Khát nước

Do đi tiểu nhiều lần dẫn đến bệnh nhân bị mất nước. Vì vậy, người bệnh uống nhiều nước hơn bình thường. Hai triệu chứng này bệnh nhân có thể nhầm lẫn: uống nước nhiều nên đi tiểu nhiều, rất khó phát hiện đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một điều cần để ý đó là: khi vừa uống nước xong, bệnh nhân đã cảm thấy khát ngay lập tức, đây là triệu chứng kinh điển của người bị tiểu đường.

3. Ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân 

Khi ăn xong, lượng đường trong máu tăng cao nhưng:

  • Chúng không chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các tế bào gây ra cảm giác đói liên tục.

  • Khi đó, cơ thể buộc phải thủy phân các protein tại cơ bắp, đốt mỡ để cung cấp năng lượng hoạt động, dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột, mất kiểm soát.

4. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Do tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng nên người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi không hoạt động nặng nhọc.

II. Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Thuốc không phải là phương pháp ưu tiên sử dụng khi bạn mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Lúc này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen tập thể dục hằng ngày sẽ giúp đẩy lùi được bệnh, hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.

III. Cách xây dựng chế độ ăn uống

1. Các thực phẩm nên ăn

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và các chất xơ qua việc ăn hoa quả, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch.

  • Sử dụng dầu thực vật chứa acid béo không bão hòa như: dầu hướng dương, dầu vừng,….

  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.

  • Bổ sung các chất đạm cần thiết như: cá, hải sản, thịt nạc,….

2. Các thực phẩm tránh ăn

  • Không ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm chứa đường.

  • Không sử dụng mỡ động vật chứa acid béo bão hòa.

  • Không uống nước chè, đồ uống có cồn, các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,….

Người bệnh có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, chú trọng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa sáng để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài. Không nên ăn quá muộn, tránh tích trữ năng lượng, nên ăn vào trước 18 giờ.

IV. Cách lên kế hoạch luyện tập

Luyện tập thể dục sẽ giúp tăng sức chịu đựng của cơ tim, cơ vân được tiêu thụ đường giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Đối với từng lứa tuổi mà mỗi người sẽ lựa chọn các bài tập khác nhau như: đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh,…. Mọi người cần duy trì hoạt động đều đặn 30-45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. 

Lưu ý: không luyện tập quá sức, có thể chia nhỏ thời gian luyện tập trong ngày, nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối. Mọi người cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập luyện để có thể điều chỉnh chế độ luyện tập cho phù hợp.

V. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị không phải là phương pháp ưu tiên được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, khi bác sĩ đưa ra chỉ định dùng thuốc, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay thế các thuốc khác.

  • Thăm khám định kỳ (1 tháng/lần) để các bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ theo từng mức độ đáp ứng của bệnh nhân.

VI. Cách lựa chọn sản phẩm bổ trợ

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh tiểu đường, ngoài những biện pháp kể trên thì việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ là điều cần thiết. Đa phần, mọi người ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn vừa giúp kiểm soát đường huyết đồng thời hạn chế tác dụng không mong muốn của các thuốc tây y.

Viên tiểu đường Hebamic – 100% tự nhiên từ cây thìa canh có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả. Quá trình trồng hái, thu hoạch đến sản xuất, phân phối được diễn ra trong một quy trình khắt khe. Thành phần có trong Hebamic đạt 3 chuẩn:

  • Chuẩn dược liệu: vùng trồng trọt đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

  • Chuẩn hàm lượng theo đúng các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới, chứa 400 mg cao khô cành và lá thìa canh.

  • Chuẩn hoạt chất: gồm 25% tổ hợp acid gymnemic – hoạt chất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Liều dùng: 1-2 viên mỗi ngày, sử dụng trước khi ăn.

VII. Kết luận

Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta cần chăm sóc cho bản thân nhiều hơn, khi phát hiện được những triệu chứng bất thường dù là nhỏ nhất cần đi thăm khám ngay hoặc có thể liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1800 888 677 để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

9 CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO MẸO DÂN GIAN CỰC KỲ HIỆU QUẢ

CHỮA TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC: 7 BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN, DỄ DÀNG ÁP DỤNG TẠI NHÀ

 

 

Sản phẩm đã xem

Zalo