Bệnh Tiểu Đường: Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Điều Trị Hiệu Quả?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, dẫn đến đường máu luôn cao hơn mức bình thường. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán & điều trị bệnh tiểu đường” của Bộ y tế (2020), mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát nồng độ đường trong máu và ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân. Trong đó, biện pháp được đưa lên hàng đầu để đạt được mục tiêu trên chính là thay đổi lối sống, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Vì vậy, bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là vấn đề người bệnh cần phải chú ý để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
I. Vai trò của chế độ ăn đối với bệnh tiểu đường
Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Thực đơn hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường máu và biến chứng tim mạch của bệnh nhân, mà nó còn góp phần ngăn ngừa mắc bệnh ở những người có nguy cơ cao. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một chế độ ăn lành mạnh có thể làm giảm tới 52% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ngăn ngừa tiến triển biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường có nhu cầu dinh dưỡng tương tự như người bình thường, vì vậy không có một chế độ ăn cụ thể nào được đặt ra đối với họ. Nguyên tắc cơ bản là bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và không làm hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Điều này có nghĩa là người bệnh tiểu đường vẫn cần được cung cấp các nguồn năng lượng khác nhau từ chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein), các vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Do đó, người bệnh cần nắm rõ những thực phẩm nào mình nên ăn và nên tránh để đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn:
II. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
1. Chất bột đường
Nhiều người cho rằng bị bệnh tiểu đường phải cắt giảm hoàn toàn chất bột đường (carbohydrate), quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Thay vì vậy, người bệnh nên ăn lượng vừa đủ (lượng cacbonhydrat nên chiếm 50 – 60% tổng số năng lượng) và chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, ngô, kê, yến mạch, lúa mạch…
- Khoai củ: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn,…
- Bánh mì nguyên hạt: Bánh mì lúa mạch đen,…
- Mì ống nguyên hạt
- Trái cây: Táo, lê, nho, mận,…
Các thực phẩm này chứa carbohydrate tiêu hóa chậm và giàu chất xơ, do đó giúp lượng đường trong máu người bệnh ổn định và được kiểm soát tốt hơn.
2. Chất béo
Người bệnh tiểu đường nên ăn các thực phẩm có ít chất béo bão hòa và cholesterol, giàu chất béo không bão hoà có lợi cho sức khoẻ như:
- Các loài cá giàu omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm,…
- Dầu thực vật: Dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
- Trái cây: Quả bơ và các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó,…)
- Đậu phụ
3. Chất đạm
Lượng protein cần cung cấp mỗi ngày chiếm 15 – 20% tổng nhu cầu năng lượng. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp cả protein động vật với protein thực vật trong khẩu phần ăn.
- Cá và thủy hải sản: Tôm, cua, ốc, hến
- Thịt nạc
- Sữa ít béo, sữa không đường
- Trứng: Cả lòng đỏ và lòng trắng
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu phộng, đậu cô ve, đậu Hà Lan,…
4. Chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa chất xơ, đặc biệt là chất xơ hoà tan để đáp ứng nhu cầu 20 - 30g chất xơ/ngày (trung bình 100g rau có khoảng 3g chất xơ). Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
- Rau củ: Cải bắp, cải xoăn, súp lơ, cà rốt, cà chua,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt,…
- Khoai củ: Khoai lang, khoai sọ, sắn,…
- Quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ,…
5. Vitamin và khoáng chất
Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, do đó người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý chọn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp như ổi, lê, bưởi, cam, táo, dâu tây,… và ăn vừa phải trái cây có đường huyết trung bình như chuối, đu đủ,…
III. Bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm làm tăng nhanh đường máu và gây hại cho sức khoẻ được nêu dưới đây:
1. Ngũ cốc tinh chế: Gạo trắng, bánh mì trắng, bột mì trắng…
Các thực phẩm này đã trải qua quá trình xay xát, loại bỏ lớp cám và mầm bên ngoài. Điều này có thể làm giảm lượng chất xơ và chủ yếu giữ lại cacbon hydrat. Do đó, chúng có chỉ số đường huyết cao và được hấp thu nhanh, làm cho đường huyết của người bệnh không ổn định: tăng cao khi ăn nhưng giảm nhanh sau một thời gian ngắn.
2. Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường tinh luyện, mật ong, bánh kẹo, mứt sấy khô, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài,…
3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol: Thịt mỡ, nội tạng động vật, da của gia cầm, đồ ăn chiên rán, dầu cọ, dầu dừa,…
4. Thực phẩm chứa nhiều muối, gia vị, chất phụ gia: Thức ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán, mì tôm, xúc xích,…), đồ uống có ga, dưa muối, cà muối,…
5. Rượu, bia, thuốc lá
Uống rượu, bia có nguy cơ làm hạ đường huyết. Không những vậy, sử dụng rượu, bia, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường.
IV. Biện pháp hỗ trợ điều trị đi kèm
Bên cạnh việc tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh theo sự hướng dẫn từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cần chú ý kết hợp các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khoẻ.
1. Lưu ý trong chế độ ăn
- Chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, rán.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa ngay cả khi ốm và mệt mỏi.
- Ăn theo thứ tự: Rau → thịt, cá --> cơm.
- Uống đủ nước 40ml/1kg cân nặng cơ thể.
2. Thể dục, giảm cân
- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày.
- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì, duy trì BMI từ 20 – 25.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Viên uống Dây thìa canh HEBAMIC - Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Với thành phần 100% là dây thìa canh đạt 3 chuẩn:
Chuẩn dược liệu GACP-WHO trong toàn bộ các khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái được Bộ Y tế công nhận.
Chuẩn hàm lượng 400mg, là hàm lượng có tác dụng hạ đường huyết trong các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới.
Chuẩn hoạt chất 25% acid gymnemic - Thành phần chính có tác dụng làm hạ đường huyết.
Kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại, sản phẩm Viên tiểu đường HEBAMIC là kết quả của quá trình nghiên cứu nhiều năm của đội ngũ Dược sĩ tâm huyết đến từ Dược phẩm Bidiphar.
Sản phẩm có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Uống Hebamic mỗi ngày giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Liều dùng và cách dùng: Uống 1 viên/lần x 1- 2 lần/ngày trước khi ăn.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Hy vọng lời khuyên được đưa ra trong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi “Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?”. Hãy áp dụng ngay từ bây giờ để xây dựng cho mình và người thân một chế độ ăn lành mạnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng bạn nhé!
Xem thêm:
5 BÀI TẬP YOGA CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĐƠN GIẢN - DỄ THỰC HIỆN
CÂY THÌA CANH – “THẦN DƯỢC” DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẠN CẦN BIẾT